Nền nghệ thuật Việt Nam từ biệt nghệ sĩ vào vai Bác Hồ thành công nhất

© Sputnik / Vitaly Ankov / Chuyển đến kho ảnhKhánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - NSƯT Tiến Hợi, người có hơn 34 năm hoá thân vào các vai diễn Bác Hồ đã từ trần vào 4h ngày 10/2, hưởng thọ 63 tuổi. Ông qua đời sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Vinh dự và áp lực khi được vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh

NSƯT Tiến Hợi tên thật là Nguyễn Văn Hợi, sinh ngày 8/8/1959. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã có hơn 40 lần vào vai Bác Hồ trong các vở kịch và phim điện ảnh hay phim truyền hình và hàng trăm lần vào vai Bác trong những sự kiện chương trình lễ hội, lễ kỷ niệm.
Đặc biệt, năm 1987, khi mới 28 tuổi ông đã vinh dự được thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở kịch “Đêm trắng” của Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn Quân khu 2 (tác giả Lưu Quang Hà; đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang).
Vở kịch “Đêm trắng” đã diễn hơn 300 buổi và đi đến đâu cũng được khán giả đánh giá rất cao. Đây cũng là điểm sáng đi vào lịch sử nền sân khấu Việt Nam trong giai đoạn đó.
Chủ tịch nước Việt Nam DCCH đang làm việc, năm 1958 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2021
Cuốn sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến
Vào vai vị Cha già dân tộc không phải ai cũng làm được. Theo chia sẻ của cố NSƯT Tiến Hợi, ông phải nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ khi được nhận vai. Đặc biệt là trong các tác phẩm nghệ thuật lớn như “Hẹn gặp lại Sài Gòn” và “Hà Nội - Mùa Đông 46.”
"Tôi đã rất nhanh hình dung ra hình ảnh của Bác. Chỉ cần nghĩ về Bác thì hình ảnh của Bác đã hiện ra trong đầu tôi như một cuốn phim liên tục. Khi nghe giọng nói của Bác, tôi luyện để có một chất giọng tương đối giống Bác, tôi nghiên cứu rất kỹ để tông giọng tôi hòa vào tông giọng nói của Bác, độ nhấn nhá, dứt khoát, cách nhả âm, cách nói, chất xứ Nghệ sẽ như thế nào? Với mỗi lần nhận vai diễn tôi lại luyện bằng chất giọng đó chính vì thế nó ngấm trong tôi rất nhiều và kỹ cho nên tôi thấy thuận lợi" - Cố NSƯT Tiến Hợi chia sẻ với báo chí trước đó.
Gần đây, nghệ sĩ Tiến Hợi trăn trở về việc đi tìm "truyền nhân" để đóng vai Bác Hồ. Bởi theo ông, lớp trẻ bây giờ rất ngại vào những vai nhân vật lịch sử. Ông luôn mong mỏi có những nghệ sĩ trẻ có thể tiếp bước, thể hiện hình tượng Bác Hồ thật cảm xúc, được người xem ghi nhận.
Lê Đại Phát và bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiền polymer - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2021
Họa sĩ 9x bật mí về tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiền polymer

Tiểu sử NSƯT Tiến Hợi

Một điều thú vị về cuộc đời nghệ sĩ Tiến Hợi mà ít ai biết, người thường hóa trang cho ông trong các vai Bác Hồ chính là vợ ông, nghệ sĩ Vương Đạm Thủy. Bà Đạm Thuỷ vốn cũng là diễn viên Đoàn nghệ thuật Trường Sơn Quân khu 2. Bà được cử đi học hóa trang và sau đó luôn song hành cùng chồng.
Cũng trong sự nghiệp diễn xuất của mình, NSƯT Tiến Hợi cũng đã từng tham gia các vở kịch như “Xin lĩnh án tử hình”, “Vùng lạnh”, Chùm hài “Oái oăm Đời!”, “Sám hối”, “Vòng đời”, “Vị thánh trong mơ”, “Những người con Hà Nội” v.v.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Chủ tịch Hồ Chí Minh - từ người cộng sản đầu tiên đến lãnh tụ thiên tài của dân tộc
Các tác phẩm truyền hình, điện ảnh ông đã tham gia gồm “Hoa ban trắng”, “Hoa ban đỏ”, “Dãy bàn 4 người”, “Cảnh sát hình sự”, “Người phán xử”, “Bi kịch chưa đặt tên”…
Với những đóng góp cho sân khấu, NSƯT Tiến Hợi đã được trao các giải thưởng như HCV Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1992 vở “Xin lĩnh án tử hình” vai Chủ tịch Hồ Chí Minh; HCB vở “Vùng lạnh” Liên hoan Sân khấu Toàn quốc năm 2018 vai ông Sinh.
NSƯT Tiến hợi từng được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là "Nghệ sĩ thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ ở nhiều thể loại nhất.Sự ra đi của NSƯT Tiến Hợi là sự mất mát lớn của nền nghệ thuật Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала