"Mục tiêu là biên giới Nga". Các nước phương Tây cãi nhau về Nga và Ukraina

© Ảnh : Facebook / Jaro Naď - minister obrany SR, OĽANOAndriy Medvecki, thành viên của Đảng Nhân dân cực hữu Slovakia của chúng ta, đã đổ nước lên lá cờ của Ukraine tại Quốc hội Slovakia
Andriy Medvecki, thành viên của Đảng Nhân dân cực hữu Slovakia của chúng ta, đã đổ nước lên lá cờ của Ukraine tại Quốc hội Slovakia - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Đăng ký
Tại Quốc hội Slovakia đã ghi nhận một cuộc tranh luận nẩy lửa giữa phe đối lập và phe cấp tiến . Các nghị sĩ phản đối thỏa thuận quân sự với Washington và đổ lỗi cho Mỹ đã làm trầm trọng thêm tình hình xung quanh Ukraina.
Tuy nhiên, những ý kiến đối lập không được ưa chuộng ở châu Âu. Các chính trị gia có thể bị mất chức vụ vì những lời chỉ trích Hoa Kỳ và Kiev.

“Bật não một chút”

Các nghị sĩ thuộc Đảng Nhân dân cực hữu “Slovakia của chúng ta” Andrej Medvecký và Peter Krupa tiến đến bục phát biểu và kéo cờ Slovakia. Đối thủ của họ là hai nghị sĩ thuộc đảng “Tự do và Đoàn kết” Janka Bittó Cigániková và Miroslav Žiak, vốn ủng hộ thỏa thuận với Mỹ, đáp trả bằng cách mang một lá quốc kỳ của Ukraina lên bục.
Như vậy, cuộc thảo luận về thỏa thuận gây tranh cãi với Hoa Kỳ, được Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad ký ngày 3/2 tại Washington, đã kết thúc tại quốc hội Slovakia. Theo văn kiện có thời hạn trong 10 năm này và sau đó có thể gia hạn, quân đội Mỹ được phép sử dụng các cơ sở quân sự quan trọng của đất nước, kể cả sân bay quân sự Malacky-Kuchyna ở miền Đông và Sliac ở miền Trung Slovakia.
Đổi lại, Mỹ sẽ cấp 100 triệu USD cho Slovakia để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng quốc phòng. Văn kiện này không nói gì về sự hiện diện thường xuyên của quân đội Mỹ, mặc dù nói chung thỏa thuận xem xét khả năng như vậy.
Phe đối lập cố gắng can thiệp, năm nghìn người đã tổ chức cuộc biểu tình ồn ào gần tòa nhà quốc hội. Tuy nhiên, với 79 phiếu thuận, 60 phiếu chống, Quốc hội Slovakia đã nhất trí ủng hộ thỏa thuận quốc phòng trên.
Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Ivan Korchok phải xin lỗi về sự cố với quốc kỳ Ukraina.
"Tôi rất xin lỗi và thậm chí còn xấu hổ hơn", - ông viết trên Facebook.
Đại sứ quán Ukraina tại Slovakia đả kích Bratislava.
"Nếu nước láng giềng không thể cung cấp sự hỗ trợ và không có đạo đức cơ bản, thì ít nhất phải có bản năng tự bảo toàn, họ nên bật não một chút", - phái đoàn ngoại giao Ukraina tuyên bố.
NATO tập trận - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
NATO quyết định triển khai lực lượng đa quốc gia ở Đông Âu

"Phản bội Cộng hòa Slovakia"

Slovakia là một trong số ít quốc gia EU vẫn duy trì tiếp xúc tích cực với Matxcơva sau năm 2014. Bộ trưởng Kinh tế Richard Sulik ủng hộ mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Ông kiên quyết chống lại các lệnh trừng phạt. Những người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ cánh hữu của đảng "Nhân dân Slovakia của Chúng ta" và những người theo chủ nghĩa dân túy của cựu Thủ tướng Robert Fico thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SMER-SD) cũng ủng hộ ông Sulik.
Robert Fico chắc chắn rằng, Nga không gây ra mối đe dọa cho châu Âu. Theo ông, Washington tìm cách giành quyền kiểm soát không phận của đất nước, và thỏa thuận quân sự này là bất lợi cho Bratislava, bao gồm cả vấn đề tăng cường quốc phòng.
Ông Fico lưu ý: "Thỏa thuận với Hoa Kỳ không liên quan gì đến việc Slovakia là một thành viên NATO, nó chỉ phục vụ lợi ích của Mỹ".
Trước đó, chính trị gia này đã tuyên bố rằng, mục đích duy nhất của tài liệu này là đưa Lực lượng vũ trang Mỹ đến gần biên giới Nga hơn.
Lãnh đạo đảng "Nhân dân Slovakia của Chúng ta" Marian Kotleba thậm chí còn gọi việc ủng hộ thỏa thuận với Mỹ là "sự phản bội Cộng hòa Slovakia mà Quốc hội đã ủng hộ".
Tổng công tố viên Maroš Žilinka, người nổi tiếng với quan điểm thân Nga, cũng lên tiếng phản đối. Theo ông, thỏa thuận này cho phép Washington triển khai quân đội trên lãnh thổ Slovakia, và điều đó trái pháp luật quốc gia. Nhưng điều này không ngăn cản việc thông qua thỏa thuận với Mỹ. Văn kiện này sẽ có hiệu lực sau khi Tổng thống Zuzana Čaputová ký vào tài liệu. Và bà ấy đã tuyên bố hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận này.
Quang cảnh các tòa tháp của Điện Kremlin ở Matxcơva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Ở Nga gọi cuộc đàm phán của "Bộ tứ Normandy" là không có kết quả
Công luận Slovakia đứng về phía đối lập. Theo cuộc thăm dò ý kiến trên MEDIA, 64% người dân Slovakia phản đối việc triển khai các binh sĩ Mỹ. Họ lo sợ rằng Washington sử dụng lãnh thổ Slovakia để huấn luyện quân đội Ukraina trong bối cảnh mối đe dọa về cuộc "xâm lược" của Nga, điều mà Mỹ nói đến từ mùa thu.
Một phần ba số người được hỏi ủng hộ hành động của các nhà chức trách. Đồng thời, 44% số người được hỏi cho rằng, Liên minh Bắc Đại Tây Dương và Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng Ukraina. 34% số người được hỏi cho rằng, Matxcơva phải chịu trách nhiệm.

“Bước đi này không chỉ có thể được coi là sự sẵn sàng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột Ukraina mà còn là sự sẵn sàng tham gia vào cuộc xung đột. Điều này làm gia tăng rủi ro an ninh cho khu vực, đồng thời gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với tất cả các quốc gia tuân thủ các thỏa thuận với Hoa Kỳ. Người dân Slovakia không hiểu tại sao nước này phải hy sinh an ninh của chính mình vì lợi ích của Washington trong cuộc xung đột Ukraina. Người dân Slovakia phản đối việc làm trầm trọng thêm cuộc xung đột và không muốn dính líu đến nó", - Tiến sĩ Khoa học Chính trị Natalya Eremina, giáo sư tại Đại học Quốc gia Saint-Petersburg ghi nhận.

Thiếu thống nhất

Một số quốc gia khác trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương cũng không có kế hoạch tham gia vào cuộc đối đầu có thể xảy ra trên lãnh thổ Ukraina. Ví dụ, Tổng thống Croatia Zoran Milanović tuyên bố, Croatia sẽ rút quân khỏi lực lượng của NATO đóng ở khu vực nếu tình hình leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện giữa Matxcơva và Kiev.
"Tôi là Tổng tư lệnh quân đội Croatia, tôi xem tin tức thấy NATO – không phải là một quốc gia riêng biệt, cũng không phải Mỹ - đang tăng cường sự hiện diện và điều các tàu do thám. Tôi đảm bảo Croatia sẽ đứng ngoài cuộc nếu xảy ra xung đột”, - ông hứa. Zoran Milanović đổ lỗi cho Hoa Kỳ về cuộc khủng hoảng ở Đông Âu, và chỉ ra rằng Washington đang hành xử "thiếu nhất quán và nguy hiểm".
Đúng như dự đoán, Kiev đã phẫn nộ, và ông Milanović cuối cùng bị liệt vào danh sách "các nhà tuyên truyền chống Ukraina" trên trang Mirotvorets. Còn Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic thì gọi những lời nói của Milanović là "vô nghĩa" và xin lỗi Ukraina.
Pháp tuyên bố rằng "bất kỳ sự hiện diện quân sự nào ở hướng đông, kể cả do NATO khởi xướng, sẽ không được chấp nhận ngay lập tức". Đức đã nhiều lần giải thích rằng, họ không muốn nghe về bất kỳ hoạt động quân sự nào, không chỉ ở Ukraina, mà còn ở bất kỳ quốc gia Đông Âu nào khác.
"Chúng tôi sẽ không gửi vũ khí sát thương hoặc đảm bảo cung cấp vũ khí sát thương cho các khu vực khủng hoảng. Bởi vì chúng tôi không muốn tiếp tục thúc đẩy xung đột", - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
Bà Zakharova nói phương Tây không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina
Người đồng cấp của bà, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Stefan Yanev cho biết rằng, "không một binh sĩ Bulgaria nào sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột hoặc chiến dịch nào ở Ukraina hoặc ở một quốc gia khác mà không có quyết định của Quốc hội hoặc Chính phủ".
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Âu và quốc tế của trường Kinh tế cao cấp (HSE) Timofei Bordachev giải thích rằng, mọi người đều chơi trò chơi của riêng họ:
"Các chính trị gia của EU nhận thức rõ rằng, Washington muốn kéo châu Âu vào cuộc xung đột. Đức và Pháp đang cố gắng tránh xa, và Tổng thống Croatia nói công khai ý nghĩ của nhiều người khác".
Theo nhà khoa học chính trị, Kiev hiểu rõ rằng, trong trường hợp có các hành động chống lại Nga, "các nước châu Âu sẽ cố gắng tránh xa đối đầu theo gương Croatia".
Tuy nhiên, quan điểm này không được ưa chuộng ở phương Tây. Người đứng đầu ủy ban đối ngoại của Quốc hội Phần Lan đã phải từ chức sau một dòng tweet về Ukraina. Ông đã viết trên blog của mình:

"Bây giờ Emmanuel Macron (Tổng thống Pháp đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Matxcơva) hoặc một người nào khác, nên tuyên bố công khai rằng, Ukraina sẽ không gia nhập NATO. Nếu không, theo quan điểm của Nga, các cuộc đàm phán sẽ không thành công. Lẽ nào ở phương Tây không có một nhà lãnh đạo khôn ngoan nào hiểu biết về nước Nga?"

Vì dòng tweet này, chính trị gia Phần Lan đã bị chỉ trích nặng nề, kể cả trong Đảng Người Phần Lan chân chính (TFP) của ông ta. Ông phải trả cái giá quá đắt chỉ vì một suy nghĩ đơn giản mà ông nói trước công chúng.
Quân đội Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Truyền thông Nhật Bản nhận định về "chiến lược Ukraina" của ông Putin
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала