Hàng Việt tìm đường sang Mỹ

© Depositphotos.com / XuanhuonghoСảng Cát Lái
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Đăng ký
Với quy mô dân số đông và nhu cầu tiêu dùng đa dạng, châu Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với tiềm năng khai thác còn rất lớn.
Hoa Kỳ và Canada là hai thị trường trọng điểm của Việt Nam tại châu Mỹ. Đây là hai quốc gia có tốc độ hồi phục nhanh sau đại dịch, với cộng đồng người Việt sinh sống đông đảo, tạo nhiều thuận lợi cho việc trao đổi thương mại hàng hóa.

Thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam

Trong năm qua, châu Mỹ vẫn là thị trường được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác tốt, bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại, cũng như tốc độ tăng phi mã của chi phí logistic.
Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ vượt mức 114 tỷ USD trong năm 2021, tăng 27% so với năm trước đó.
Nhập khẩu từ châu Mỹ vào Việt Nam đạt 25 tỷ USD, tăng 14% so với 2020. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu gần 89 tỷ USD (so với 68,1 tỷ USD năm 2020) sang thị trường này.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ tại Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Hoa Kỳ áp đặt hạn chế xuất khẩu với 33 công ty Trung Quốc
Bên cạnh Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam tại châu Mỹ là Canada. Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này đạt 5,3 tỷ USD, tăng gần 21%. Đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất khẩu sang Canada tăng trưởng dương sau khi CPTPP có hiệu lực.
Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Đỗ Thị Thu Hương nhận định, Canada là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng của Việt Nam như thủy hải sản, nông sản, hàng dệt may, giày dép, gỗ và các chế phẩm từ gỗ…
Là khu vực rộng lớn với hơn 1 tỷ dân, châu Mỹ là điểm đến tiềm năng cho nhiều chủng loại hàng của Việt Nam bởi đây là nơi có nhu cầu tiêu dùng lớn.
Chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Mỹ là hàng dệt may, khi xuất khẩu của ngành sang khu vực này đạt đến hơn 17 tỷ USD. Xếp tiếp theo là các loại máy vi tính, điện tử và linh kiện, với tổng kim ngạch đạt gần 14 tỷ USD.
Trong năm qua, dù đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và chuỗi cung ứng, Việt Nam vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong trao đổi thương mại với các thị trường quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bức tranh kinh tế Việt Nam bắt đầu sáng sủa hơn
Trong đó, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với châu Á đạt 433,39 tỷ USD, tăng 22,8% so với 2020; với châu Mỹ đạt 139,21 tỷ USD, tăng 24,3%; với châu Âu đạt 73,4 tỷ USD, tăng 15%; với châu Đại Dương đạt 14,21 tỷ USD, tăng 45,2%; với châu Phi đạt 8,32 tỷ USD, tăng 23,8%.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 336 tỷ USD, châu Mỹ là thị trường lớn thứ 2, chỉ sau châu Á (gần 162 tỷ USD).

Thuận lợi và khó khăn cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Trong năm nay, mục tiêu của ngành công thương là kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6 - 8% so với năm 2021, đồng thời duy trì thặng dư cán cân thương mại.
Để làm được điều đó, các doanh nghiệp đang duy trì các thị trường trọng điểm và tăng cường tìm kiếm các đối tác khách hàng mới.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cho biết Hoa Kỳ là thị trường chủ lực với hơn 333 triệu dân, sức mua lớn, nhu cầu tiêu dùng đa dạng.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Doanh thu Samsung tương đương 20% GDP Việt Nam, PVN lãi vượt Viettel
Bên cạnh đó, Mỹ cũng là nơi có cộng đồng người Việt sinh sống với quy mô đông đảo, là cầu nối và là nhóm tiêu dùng quan trọng cho các sản phẩm của Việt Nam.
Theo ông Sơn, nếu chú ý quan sát, có thể thấy hàng hóa xuất - nhập khẩu giữa hai bên có tính bổ trợ rất cao. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là linh kiện, máy móc điện tử, hàng dệt may, giày dép, nông thủy sản.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, ví dụ như bông cho ngành dệt may, nguyên vật liệu gỗ cho ngành xuất khẩu gỗ và nội thất, cũng như các loại mặt hàng khác như dược phẩm và hoa quả ôn đới không thể sản xuất ở trong nước.
Trong năm 2022, hai bên có nhiều điểm thuận lợi để phát triển kinh tế, thương mại như mong muốn, thiện chí hợp tác, môi trường chính sách thuận lợi và sự phục hồi của cả hai nền kinh tế.
“Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn thấy những điểm không thuận và nhiều yếu tố khó lường, như tình hình dịch bệnh, tình hình kinh tế với giá cả tăng cao ở Mỹ. Đặc biệt là khả năng phục hồi của các nền kinh tế khác cùng tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Bùi Huy Sơn nói với VOV.
Tòa nhà Landmark 81, Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2022
Doanh nghiệp 500.000 tỷ với nhân sự “toàn siêu nhân” chính thức giải thể
Vì vậy, cả hai bên cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, duy trì kênh đối thoại, chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau để kịp thời phát hiện và phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt các cơ hội khi các dự báo đều nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh trong năm 2022. Cần theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hợp pháp, lưu trữ các chứng từ, hóa đơn đối với nguồn gốc hàng hóa, từ đó kịp thời phối hợp và cung cấp thông tin khi các cơ quan chứng năng Mỹ yêu cầu.
“Cùng với đó, nhu cầu về quảng bá, xúc tiến thương mại trong bối cảnh hiện nay qua các kênh thương mại điện tử, tiếp cận thị trường mới là hết sức cần thiết để các doanh nghiệp có thể thâm nhập và đứng vững tại thị trường Mỹ trong thời gian tiếp theo”, Tham tán công sứ Việt Nam tại Mỹ nhấn mạnh.
Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Mỹ muốn thân Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала