Việt Nam thuộc top những nước bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới

© Depositphotos.com / GorodenkoffTin tặc
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Đăng ký
Trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, đã có hàng trăm cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin tại Việt Nam, mà phần lớn trong số đó là tấn công lừa đảo.
Theo khảo sát của Bkav, dù tình hình an ninh mạng vẫn còn phức tạp, người dùng internet tại Việt Nam hiện đã có ý thức hơn về việc thích ứng an toàn trên internet. Các chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên để việc mua sắm qua mạng trở nên an toàn hơn.

74% sự cố an ninh mạng là tấn công lừa đảo

Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua (từ ngày 29/1 đến 5/2), đã có hơn 240 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được ghi nhận và khắc phục. Đây là số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Trong số hơn 240 vụ tấn công đó, có khoảng 180 vụ là tấn công lừa đảo (phishing) chiếm gần 74% tổng số sự cố. Có hơn 60 cuộc tấn công cài mã độc (malware) và 1 cuộc tấn công thay đổi giao diện (deface).
Việt Nam hiện là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm mã độc và chịu nhiều cuộc tấn công mạng nhất thế giới.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
An ninh năng lượng: Việt Nam có thật sự cạn kiệt xăng dầu?
Ngoài ra, có hơn 500 phản ánh về tin nhắn rác qua đầu số 5656 được người dân gửi đến Cục An toàn thông tin. Cơ quan này cũng yêu cầu nhà mạng chặn hơn 9.679.600 tin nhắn rác.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề an ninh mạng, Thiếu tá Trần Anh Tuấn, Trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, những tội phạm mà ông tiếp xúc trong lĩnh vực này đa phần là những người trẻ, có người được học bài bản, có người không nhưng đều thông minh hơn người.

“Đáng tiếc, họ không làm ở những đơn vị phát triển công nghệ cho đất nước. Tôi nuối tiếc mỗi khi phá một chuyên án. Với trí thông minh và kỹ năng đó, họ có thể giúp ích được rất nhiều cho quê hương, Tổ quốc”, Thiếu tá Tuấn nói.

Đối với loại tội phạm này, điều Thiếu tá Tuấn luôn trăn trở là làm thế nào để bảo vệ được an ninh và nền kinh tế quốc gia.
Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm từng nhấn mạnh, bảo vệ hệ thống an ninh mạng là vấn đề quan trọng nhất. Hệ thống an ninh mạng là tương lai sống còn bởi mọi dữ liệu đều đặt trên internet, chỉ cần mất một dữ liệu cũng có thể ảnh hưởng tới chiến lược an ninh mạng quốc gia.
Cờ Trung Quốc trên nền mặt trăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2022
Tại sao Trung Quốc can dự vào đối thoại an ninh giữa Nga và phương Tây?

Người dân đã có ý thức hơn về an ninh mạng

Trong khi đó, tại báo cáo Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân của tập đoàn Bkav, trong năm 2021, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam lên đến 24.400 tỷ đồng (tương đương 1,06 tỷ USD).
Năm qua, có khoảng 70,7 triệu lượt máy tính bị tấn công bởi virus. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là chỉ khoảng 10% máy tính đang sử dụng tại Việt Nam có cài đặt phần mềm diệt virus tự động cập nhật và được nhà sản xuất hỗ trợ.
Năm 2021 cũng ghi nhận sự gia tăng của mã độc mã hóa dữ liệu (ransomware), xuất phát từ các loại hình kinh doanh liên quan tiền số (coin). Cùng với đó là hàng loạt các cuộc tấn công mã hóa dữ liệu đòi trả tiền chuộc bằng coin. Việt Nam đã ghi nhận hơn 2,5 triệu lượt máy tính bị ransomware tấn công, nhiều gấp 4,5 lần so với năm 2020.
Dù vậy, Bkav cho rằng người dùng Việt Nam đã phần nào ý thức hơn về việc thích ứng an toàn trên internet.
Theo đó, họ đã cẩn trọng hơn trước vấn nạn lừa đảo qua hình thức tặng quà hấp dẫn. Hơn 98% người được khảo sát cho biết họ cẩn trọng trước các lời mời chào tặng quà. Nhiều người còn liên hệ trực tiếp với đơn vị tổ chức để xác minh thông tin về chương trình.
Chỉ có 1% người tham gia khảo sát cho biết vẫn mua sản phẩm giá rẻ từ các website bất kỳ. Còn lại, hầu hết đều chỉ mua hàng từ các sàn thương mại điện tử uy tín, có giấy phép của cơ quan chức năng.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) trình bày tham luận - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
An ninh mạng 2021: 8 triệu cảnh báo tấn công mạng, 30 vụ lộ bí mật Nhà nước
Các chuyên gia an ninh mạng cũng lưu ý người dùng mạng nên quan tâm kiểm tra đường link của website có phải bắt đầu bằng HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure - phiên bản bảo mật của giao thức HTTP) hay không trước khi tiến hành các giao dịch.
HTTPS là một dấu hiệu cho thấy website là an toàn, đã được đăng ký chính chủ. Hiện đã có nhiều website được trang bị giao thức https và đây là tiêu chuẩn gần như bắt buộc cho tất cả website có thực hiện giao dịch ngân hàng, mua sắm.
Dù vậy, hiện chỉ có khoảng 30% người dùng internet biết về giao thức HTTPS. Còn lại phần đông vẫn chấp nhận HTTP mà không hiểu rõ về nguy cơ ẩn sau nó. Các chuyên gia khuyến cáo, người dùng tuyệt đối không thực hiện các giao dịch quan trọng trên những trang web bắt đầu bằng HTTP.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала