Ý kiến chuyên gia: Toàn cầu nóng lên «đánh thức» loại khí gas nguy hiểm

© Depositphotos.com / BoscorelliMột người đàn ông nhìn vào bản đồ nóng lên toàn cầu của Trái đất
Một người đàn ông nhìn vào bản đồ nóng lên toàn cầu của Trái đất - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) –Kết quả nghiên cứu kế tiếp về các quá trình khí hậu trên thế giới đã chỉ ra rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể khiến cư dân Trái đất bị nhiễm độc radon. Đó là thông báo trên cổng thông tin khoa học và kỹ thuật Phys.org, dẫn nguồn từ các nhà nghiên cứu từ ĐHTH Leeds ở Vương quốc Anh.
Giáo sư Paul Glover và các đồng sự đã tiến hành công trình nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu sẽ tạo điều kiện để một loại khí độc là radon xuất hiện trên bề mặt địa cầu. Bị ảnh hưởng trước hết bởi thứ khí gas nguy hiểm này sẽ là cư dân các vùng lãnh thổ Bắc Cực.

Radon nguy hiểm như thế nào?

Radon là loại khí gas tự nhiên, mà theo phân loại nó là chất phóng xạ.
Theo các nhà nghiên cứu, radon có khả năng kích thích đà phát triển bệnh ung thư phổi. Phát hiện loại khí gas này là vô cùng khó vì nó không có mùi. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình cho thấy cách khí gas radon thẩm thấu qua lớp băng vĩnh cửu và lan toả khắp nơi. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là những người sống trong các tòa nhà với tầng hầm: nồng độ radon ở đó có thể tăng khoảng 100 lần. Khí gas độc này bay lên những tầng cao khó hơn và muộn hơn, nhưng đây cũng chỉ là vấn đề thời gian.
Các nhà khoa học cho rằng radon sẽ không phải là nguyên nhân đáng lo ngại nếu như lớp băng vĩnh cửu ổn định. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế là trong những năm gần đây đã ghi nhận tốc độ tan chảy quá nhanh của lớp băng dày.
Sông Amazon, chụp từ vũ trụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Phát hiện nồng độ nguy hiểm của ma túy trên các con sông ở khắp thế giới
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала