Nga-phương Tây ‘đối đầu’: Cộng đồng doanh nghiệp Việt tại Nga bị ảnh hưởng ra sao?

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhHọc viên Trường chỉ huy không quân đổ bộ Ryazan trong buổi diễn tập chuẩn bị cho Cuộc diễu hành Chiến thắng tại thao trường "Alabino"
Học viên Trường chỉ huy không quân đổ bộ Ryazan trong buổi diễn tập chuẩn bị cho Cuộc diễu hành Chiến thắng tại thao trường Alabino - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Căng thẳng hiện nay giữa Nga và phương Tây liên quan đến Ukraina tác động đến nền kinh tế của Nga nói chung và bản thân cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại đất nước này, nói riêng.
Đây là đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Hùng, nghiên cứu viên cấp cao Trung tâm chiến lược Nga tại châu Á, Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga, chia sẻ với TTXVN mới đây.

Nguồn gốc căng thẳng bắt nguồn từ đâu?

Theo phân tích của TS. Nguyễn Quốc Hùng, nguyên nhân cốt yếu “châm ngòi” cho căng thẳng giữa Nga và phương Tây xuất phát từ sau Chiến tranh lạnh.
Đặc biệt, sự kiện Liên Xô tan rã đã đánh dấu việc “chia lại” các cực trên bản đồ chính trị thế giới. Theo đó, Mỹ và các đồng minh thành lập ra thiết lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại châu Âu. Trong đó, Mỹ đóng vai trò dẫn dắt NATO, tổ chức an ninh đóng vai trò trọng tâm như một công cụ điều tiết chính trị-quân sự trong cấu trúc an ninh châu Âu được thiết lập theo các quy tắc của họ.
© Sputnik / Sergey Pivovarov / Chuyển đến kho ảnhKiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại Quân khu phía Nam
Kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại Quân khu phía Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại Quân khu phía Nam
Dù không muốn nhưng Nga cũng phải chấp nhận thực tế lúc đó. Khi thời cuộc thay đổi, sức mạnh và vị trí địa chính trị của Nga ngày càng gia tăng. Lẽ tất nhiên, để tăng cường an ninh của mình, Nga muốn cân bằng ảnh hưởng và muốn có vị trí xứng đáng trong hệ thống an ninh châu Âu.
Với căng thẳng địa chính trị kéo dài giữa Nga và phương Tây, khủng hoảng niềm tin trầm trọng giữa hai bên là không thể tránh khỏi bất chấp những nỗ lực “hâm nóng” quan hệ trong khoảng chục năm trở lại đây. Tuy nhiên, các nỗ lực này thường bị gián đoạn bởi phương Tây.
Khai thác dầu mỏ tại Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Các nhà kinh doanh dầu mỏ bắt đầu chuẩn bị cho khả năng Nga bị áp đặt lệnh trừng phạt
Tất nhiên, căng thẳng chính trị giữa hai bên dẫn tới các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga trong suốt thời gian qua. Về vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh:
“Các lệnh trừng phạt của phương Tây có tác động lớn đến kinh tế và môi trường đầu tư của Nga. Trong đó, tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đến hệ thống tài chính sẽ nặng nề hơn như có thể tạo ra các vấn đề đối với việc tiếp cận thị trường thế giới của các ngân hàng Nga, ngắt kết nối Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT, đưa ra lệnh cấm giao dịch với chứng khoán nợ của Nga và cấm các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào các dự án năng lượng của Nga”.
Tàu khu trục Đô đốc Grigorovich tiến ra biển Địa Trung Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Tàu chiến NATO cố gắng do thám các tàu của Nga tham gia tập trận
Để đối phó với các lệnh trừng phạt, Nga đã và đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế và tài chính của mình.

“Nga đã và đang hoàn chỉnh hệ thống thanh toán quốc gia, tạo ra giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán được gọi là Hệ thống chuyển thông điệp tài chính đề phòng trường hợp bị ngắt kết nối với SWIFT, phát triển đồng ruble kỹ thuật số, giảm tỷ lệ USD nền kinh tế, xem xét khả năng hợp pháp hóa các đồng tiền ảo” - TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm.

Theo chuyên gia, tất cả những biện pháp tiền tệ-tài chính này nhằm giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây và giúp ổn định kinh tế vĩ mô của Nga. Ngoài ra, sức chống chịu và khả năng tự chủ của nền kinh tế Nga rất tốt. Vì vậy, Nga sẽ đi sâu hơn, đầu tư nhiều hơn nhằm tăng hàm lượng đổi mới sáng tạo của các ngành trong nền kinh tế vốn rất có tiềm năng.
Máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Phát hiện trực thăng Mỹ ở vùng biên giới Ba Lan-Ukraina

Đánh giá tác động căng thẳng lên doanh nghiệp Việt tại Nga

Cộng đồng người Việt tại Nga rất đông đảo, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Không nằm ngoài quy luật phát triển, cộng đồng doanh nghiệp Việt tại Nga cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do đại dịch COVID-19 trong vòng 2 năm trở lại đây.
“Xu hướng chính vào năm 2022 sẽ là sự kết thúc của thời kỳ lạc quan và hoạt động kinh tế và quay trở lại mô hình phòng vệ của các doanh nghiệp, công dân và của chính nhà nước khi đối mặt với sự gia tăng kinh tế và các rủi ro bên trong và bên ngoài” - TS. Nguyễn Quốc Hùng nhận định.
Quân đội Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Việt Nam không sơ tán dân, chiến tranh Nga – Ukraina là “tưởng tượng” của Mỹ
Hơn nữa, theo phân tích của TS. Nguyễn Quốc Hùng, năm 2022, tăng trưởng kinh tế Nga có thể chậm lại đáng kể do ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nga và chính sách củng cố tài khóa. Ngoài ra, sẽ có thêm rủi ro liên quan đến việc thắt chặt chế độ trừng phạt.
“Điều này tác động trực tiếp tới tình hình kinh doanh buôn bán của người Việt tại Nga. Thu nhập của người dân Nga giảm sau một thời gian kinh tế sụt giảm và đình trệ nên sức mua của người Nga kém đi, thói quen mua bán cũng có nhiều thay đổi, các hình thức mua bán trực tuyến trở nên phổ biến hơn” - Chuyên gia cho biết thêm.
Tình hình căng thẳng giữa Nga và phương Tây chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Việt. Hầu hết hoạt động kinh doanh ăn uống chiếm phần lớn trên thị trường sẽ bị chững lại, cố gắng cầm cự qua giai đoạn này.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Độc giả Trung Quốc giải thích mong muốn của Biden bắt đầu một cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina
Tuy nhiên, trong bức tranh xám màu vẫn có những điểm sáng. Đó chính là khối sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga vẫn thu được kết quả khả quan.
“Mặc dù tình hình tại Nga còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng, người Việt tại Nga luôn năng động và nắm bắt tốt xu thế, cũng như chuyển đổi mô hình kinh doanh, sẽ vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, ổn định cuộc sống” - Chuyên gia nhấn mạnh.
Cũng theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, chiến tranh sẽ không xảy ra từ căng thẳng giữa Nga và phương Tây.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала