Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Sau bầu cử Philippines liệu có siết chặt lập trường cứng rắn về Biển Đông?

© REUTERS / Erik De CastroLá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông
Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Đăng ký
Trước ngưỡng tiến hành bầu cử Tổng thống vào ngày 9 tháng 5, tại Philippines đã bắt đầu diễn ra cuộc tranh biện của các ứng viên mong giành chức vụ lãnh đạo cao nhất của đất nước. Trung tâm của cuộc thảo luận là chương trình hành động tương lai với Biển Đông, như chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét.

Từ chối di sản của Rodrigo Duterte

Theo luật pháp Philippines, Tổng thống nước này chỉ có thể giữ chức một nhiệm kỳ. Do đó, nhiều khả năng là đương kim Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ sớm ra đi. Nhưng trong ký ức sẽ vẫn còn lưu lại dấu ấn chính sách đối ngoại của ông, đặc biệt là quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngay những tháng đầu tiên ở cương vị Tổng thống, Duterte nổi tiếng với các phát ngôn xúc phạm nhắm vào Tổng thống Hoa Kỳ, tuyên bố sẵn sàng cắt đứt quan hệ hợp tác quân sự với Washington và quay sang phía Trung Quốc. Duterte đã thăm Bắc Kinh mấy lần, thu về từ người Trung Quốc 12 tỷ USD đầu tư, từ chối thừa nhận hiệu lực phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague, cơ quan đã tiếp nhận đơn kiện của chính quyền Philippines và tuyên bố rằng tham vọng chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông là bất hợp pháp.
Và ông Duterte sẽ còn được thiên hạ nhớ đến rất lâu bởi câu nói cửa miệng: «Chúng ta không thể ngăn cản Trung Quốc».
Tổng thống Duterte  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Duterte hứa sẽ chỉ đích danh ứng cử viên tổng thống Philippines 'tham nhũng nhất'
Vào khoảng cuối nhiệm kỳ Tổng thống, ông Duterte đã phần nào điều chỉnh quan hệ của mình với Hoa Kỳ: duy trì hợp tác quốc phòng với Washington, vốn đã giúp đỡ Duterte khi ông trấn áp cuộc nổi dậy của phái ly khai Hồi giáo trên đảo Mindanao. Nhưng vẫn như trước, Duterte không hề đưa ra bất kỳ tuyên bố nào chống Bắc Kinh, dù thỉnh thoảng ông nhắc nhở về phán quyết của Toà án trọng tài The Hague.
Chính sách đối ngoại mà Rodrigo Duterte chủ trương đã bị chỉ trích trong suốt 6 năm ông cầm quyền. Điều khiến Duterte bị bài xích đặc biệt là thái độ mềm mỏng với Trung Quốc, dù những vụ va chạm với tàu của Bắc Kinh trong lãnh hải Philippines vẫn tiếp diễn. Cộng thêm vào đó, phải tính đến tâm trạng của đa số công dân Philippines vốn có truyền thống không tin tưởng người Trung Quốc nhưng họ thích người Mỹ.

Chính sách với Trung Quốc sẽ thay đổi?

Có chiêu thức phổ biến như vậy trong thực tiễn các cuộc chạy đua Tổng thống: ứng viên cố gắng chứng tỏ rằng sẽ theo đuổi chính sách mới, khác với nguyên thủ tiền nhiệm.
Cảng hàng hóa ở Manila, Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2022
Philippines dỡ bỏ các rào cản pháp lý trong hợp tác đầu tư với Trung Quốc
Hiện nay, 10 ứng viên có thể tranh chức Tổng thống của Philippines với những hy vọng thành công nhất định. Tất cả đều tự gọi mình là nhà ái quốc, nhưng họ đề xuất những hoạt động khác nhau trong chương trình chính sách đối ngoại của mình.
Mới đây diễn ra cuộc tranh biện trước công chúng của hai ứng viên Tổng thống Philippines: Jr. Ferdinand Marcos (con trai cựu Tổng thống độc tài Marcos từng cai trị đất nước năm 1965-1986, bị lật đổ bởi cuộc nổi dậy của quần chúng) và Manny Pacquiao, là thượng nghị sĩ nhưng nổi danh nhiều hơn với tư cách võ sĩ nhiều lần vô địch thế giới.
Jr.Marcos nêu ý tưởng triển khai tàu chiến của Hải quân hoặc Cảnh sát bảo vệ bờ biển Philippines tại khu vực tranh chấp ngoài khơi bờ biển đất nước, để tạo cơ hội cho ngư dân của mình đánh bắt cá mà không bị quấy phá. Hiện tại, hoạt động kiếm sống của ngư dân Philippines liên tục bị ngăn cản bởi tàu quân sự và dân dụng của Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển này. Quả là ứng viên Marcos đã lỡ miệng nói rằng ông không sửa soạn giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng biện pháp quân sự, mà chỉ muốn để nhân dân thấy rằng Chính phủ đang bảo vệ lãnh thổ.
Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tập trận ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2022
Biển Đông
Luật Mỹ chống Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến tình hình Biển Đông?
Còn Manny Pacquiao dự kiến nếu đắc cử Tổng thống thì sẽ thành lập kiểu «con đường hòa bình» thông qua đàm phán để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc và phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Vị chính trị gia-võ sĩ này lên tiếng ủng hộ hướng củng cố sâu sắc hơn các liên hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.
«Mục tiêu của chúng tôi là trở thành bạn của tất cả các nước», - Pacquiao tuyên bố, có nghĩa là ông sẽ phải cố gắng giữ vị thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà đó là điều hoàn toàn không đơn giản dễ dàng.
Từ các thủ đô Đông Nam Á, nhiều chính trị gia cho rằng họ cần lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn đang cạnh tranh gay gắt để giành vị trí thủ lĩnh trong khu vực. Trong khi đó Washington và Bắc Kinh tuy đều tuyên bố không chờ đợi xác nhận về sự lòng trung thành của các đối tác châu Á, nhưng thực tế lại đang nỗ lực để giành sự ủng hộ của nhân dân các nước Đông Nam Á.
Câu hỏi đặt ra là liệu rằng các nước ASEAN có thể cùng lúc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình đồng thời đảm bảo duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực hay chăng?
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
ASEAN  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Phần lớn cư dân ASEAN sẵn sàng ủng hộ Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала