Việt Nam lên kế hoạch phóng vệ tinh thay thế VINASAT-1 và VINASAT-2

© Depositphotos.com / CookelmaVệ tinh
Vệ tinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Đăng ký
Việt Nam hiện đang lên kế hoạch chuẩn bị phóng vệ tinh thay thế hai vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 vào cuối năm 2026.
Tuy nhiên, đây đều là các đề án lớn mang tầm cỡ quốc gia của Việt Nam, do đó, còn rất nhiều vấn đề phức tạp phải được xem xét kỹ lưỡng ở cấp Trung ương.

Việt Nam muốn phóng vệ tinh thay thế VINASAT-1 và VINASAT-2

Cơ quan chức năng của Việt Nam hiện đang lên kế hoạch chuẩn bị phóng vệ tinh thay thế hai vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2.
Cần nhấn mạnh, Vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 là hai vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng mặt đất như Đài điều khiển vệ tinh (TT&C), Đài điều hành khai thác vệ tinh (NOC) và các trạm teleport hoàn chỉnh, hiện đại.
Theo VNPT, các vệ tinh VINASAT-1 và 2 tại vị trí quỹ đạo 1320 Đông và 131,80 Đông có vùng phủ sóng rộng lớn trong khu vực châu Á, châu Úc và Hawaii.
Vệ tinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2018
10 năm sau phóng vệ tinh Vinasat - Việt Nam khẳng định chủ quyền không gian
Thông tin về kế hoạch phóng vệ tinh thay thế, lãnh đạo Cục Tần số Vô tuyến điện, việc phóng vệ tinh thay thế VINASAT-1 và VINASAT-2 là đề án lớn của quốc gia của Việt Nam.
“Do đó, khối lượng công việc cần phải triển khai rất lớn, nhiều vấn đề phức tạp cần phải được xem xét kỹ lưỡng ở cấp Trung ương”, ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết.
Để đảm bảo tiến độ phóng vệ tinh thay thế VINASAT-1 và VINASAT-2, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng đề án tiền khả thi, song song với quá trình Bộ xây dựng báo cáo, đề án chung trình Bộ Chính trị, Chính phủ tới đây.
© Ảnh : VinasatVệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2
Vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2

VINASAT-1 đánh dấu chủ quyền Việt Nam trên không gian

Trước đó, ngày 18/4/2008, vệ tinh VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam.
Cụ thể, vệ tinh VINASAT-1, vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ trụ lúc 22 giờ 17 phút ngày 18 tháng 4 năm 2008.
Đây là sự kiện lịch sử của ngành viễn thông, đánh dấu việc Việt Nam sẽ có chủ quyền trên quỹ đạo không gian và Việt Nam hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia.
Được biết, để phóng được VINASAT-1, Việt Nam đã phải tiến hành đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh.
Vệ tinh  trên hành tinh trái đất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chưa bắt được tín hiệu của vệ tinh NanoDragon
Được khởi động từ năm 1998, VINASAT-1 có tổng giá trị đầu tư khoảng 300 triệu USD với thời gian hoạt động 15 năm, được giao cho Tập đoàn VNPT làm chủ đầu tư xây dựng và triển khai.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã chọn Lockheed Martin Commercial Space Systems (Hoa Kỳ) làm nhà thầu cung cấp vệ tinh Vinasat (gói thầu số 3 - gói thầu quan trọng nhất của dự án phóng vệ tinh Vinasat) và phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy Ariane 5 ECA (do hãng Arianespace của Pháp cung cấp).
Việc phóng vệ tinh VINASAT-1 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn chỉnh hệ thống viễn thông Việt Nam, khi trước đó đã có thông tin vô tuyến, thông tin hữu tuyến, thông tin mặt đất, thông tin mặt biển và nay có thêm vệ tinh viễn thông.
Việc có VINASAT-1 đã giúp Việt Nam chủ động trong kết nối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo mà trước đó không thể thực hiện được bằng các hệ thống thông tin mặt đất.

Những bước tiến vượt trội của VINASAT-2

Còn với vệ tinh VINASAT-2 đã được phóng lên quỹ đạo vào tháng 5/2012 có thể có tuổi thọ lên tới 21,3 năm (dù thông tin chính thức là 15 năm), cũng do VNPT làm chủ đầu tư và quản lý, do nhà thầu Lockheed Martin (đối tác cung cấp VINASAT-1), sản xuất trên nền tảng khung A2100.
Vệ tinh VINASAT-2 được phóng vào lúc từ 5 giờ 13 phút (giờ Hà Nội) ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane-5 ECA mang theo cả vệ tinh viễn thông JCSAT-13 của Nhật Bản.
Tính đến nay, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT đã đầu tư xấp xỉ 560 triệu USD cho cả 2 vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 của Việt Nam.
Ngày 1/10 phóng vệ tinh NanoDragon “Make in Vietnam” Nanodragon - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2021
Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vẫn chưa nhận được tín hiệu từ trạm mặt đất
Hồi năm 2017, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án phóng vệ tinh VINASAT- 2 của VNPT, tổng vốn 5.462 tỷ đồng, từ năm 2012 đến 2016 lỗ hơn 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo lý giải của một số lãnh đạo VNPT, việc sử dụng và triển khai VINASAT-2 sau 10 năm mới có lãi.
VINASAT-2 có công suất lớn hơn, trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn, do đó có dung lượng băng tần nhiều hơn. Nếu như VINASAT-1 được thiết kế gồm 20 bộ phát đáp hoạt động trong đó có 8 bộ băng tần C mở rộng, 12 bộ băng tần Ku, với băng thông 36Mhz/bộ, 8 bộ phát đáp dự phòng (4 bộ băng Ku, 4 bộ băng C mở rộng) thì VINASAT-2 gồm 30 bộ phát đáp băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng).
Các vệ tinh sẽ cùng NanoDragon bay vào quỹ đạo theo Chương trình “Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2” - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2021
Phóng thành công tên lửa mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào vũ trụ
Trong khi vệ tinh VINASAT-1 có vùng phủ sóng băng Ku tại: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar, thì VINASAT-2 mở rộng vùng phủ hơn với việc phủ sóng cả một phần Malaysia và Myanmar.
Ngành vũ trụ Việt Nam đang sở hữu vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2, vệ tinh quan sát Trái đất VNREDSAT-1A và ba vệ tinh do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tự chế tạo gồm PicoDragon, MicroDragon và NanoDragon.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала