'Bóng ma' lạm phát đang len lỏi tại Việt Nam?

© Ảnh : Thanh Liêm - TTXVNHoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Giá xăng dầu "phi mã" cùng với hàng loạt các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm tăng giá trong khi thu nhập của người lao động thu nhập thấp vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của đại dịch COVID-19 khiến nguy cơ lạm phát tăng cao tại Việt Nam.

Giá tăng, sức mua giảm, người dân 'thắt chặt’ chi tiêu

Theo ghi nhận từ đầu tháng 1/2022, hàng loạt mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, sữa, gạo… đều liên tục tăng giá. Chia sẻ với Tiền Phong, Chị Nguyễn Thị Bích, chủ cửa hàng tạp hóa tại Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội) cho biết:
“Mỗi thùng sữa tươi tăng 5-10 nghìn đồng, dầu ăn tăng giá 3 đợt, gạo tăng 5-7 nghìn đồng/yến tuỳ loại. Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng liên tục khiến lượng hàng bán ra giảm so với trước đây. Người mua cũng ngày càng tiết giảm chi tiêu".
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
‘Phập phồng’ nỗi lo giá xăng tăng sau kỳ điều chỉnh 11/2
Tiểu thương này cho biết thêm, do giá tăng cao nên nhiều khách hàng đã đổi sang các sản phẩm nội địa có giá "dễ thở” hơn. Nguyên nhân tăng giá các mặt hàng được các tiểu thương cho biết do giá xăng dầu tăng nên phải tăng giá bán để bù vào chi phí vận chuyển.
Tổng cục Thống kê ghi nhận với 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá trong tháng 1/2022. Trong đó, nhóm lương thực tăng 0,08% do giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao. Mặt hàng chế biến từ lương thực như miến, mì sợi, mì phở, cháo ăn liền cũng tăng 0,34%.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Bộ Công thương ‘hiến kế’ nếu giá xăng dầu tiếp tục ‘phi mã’

Xăng dầu có phải là nguyên nhân chính?

Giá xăng dầu tăng không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân.
Các chuyên gia phân tích, do tác động của giá dầu thô thế giới, giá xăng dầu trong nước đã lên mức cao nhất kể từ năm 2014 đến nay. Theo Tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.

“Lạm phát cơ bản tháng 1/2022 tăng 0,26% so với tháng trước, tăng 0,66% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản thấp hơn mức CPI bình quân chung phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng” - Tổng cục Thống kê cho biết.

TP Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
‘Lốc xoáy’ Covid-19, giá cả tăng phi mã, rủi ro lạm phát với nền kinh tế Việt Nam
Sau phiên điều chỉnh giá ngày 11/2, giá xăng RON 95 vượt mốc 25.000 đồng/lít, tăng gần 8.700 đồng so với đầu năm 2021. Đây là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Không chỉ xăng, giá các mặt hàng dầu tại kỳ điều hành vừa qua cũng đồng loạt tăng. Dầu diesel lên mức 19.865 đồng/lít; dầu hỏa là 18.751 đồng/lít và dầu mazut là 17.659 đồng/kg.
Giá xăng dầu tăng khiến tăng giá cước, giá dịch vụ. Đơn cử các dịch vụ giao hàng công nghệ như Grab hay Shopee Food đã thêm 2.000 đồng phí dịch vụ cho mỗi đơn hàng với giải thích duy trì ứng dụng, khuyến khích tài xế.
Ghi nhận trong ngày 16/2, giá cước của các ứng dụng giao hàng cao hơn 10 - 20% so với tháng 1. Tại thời điểm đặt giao hàng (không phải giờ cao điểm), một đơn hàng giao khoảng cách 5km đã có giá cước là 34.000 đồng, tăng gần 15% so với trước đó.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Thống đốc NHNN: "Rủi ro về lạm phát năm 2022 là rất lớn"

Tác động của lạm phát

Được biết, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Vì vậy, xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm sản xuất.
“Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Giá xăng dầu tăng 10% làm GDP Việt Nam giảm khoảng 0,5 %" - Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.
Ông Lâm phân tích thêm, khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vô hiệu hóa chính sách tài khóa, chính sách thuế đang triển khai, nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát.
“Điều này dẫn tới không đạt được mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng” - Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm cảnh báo.
Nhiệt điện Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
PVN “chạy nước rút” đảm bảo tiến độ Nhiệt điện Thái Bình 2
Là một trong những yếu tố tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải có giải pháp kiểm soát lạm phát và nhiệm vụ này cần đặt lên hàng đầu.
“Giá nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng. Do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô, thông qua tăng cường hợp tác với chính phủ các nước giàu tài nguyên. Hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát” - Tổng cục Thống kê kiến nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала