Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979: Bàn tay của Mỹ và tình đồng chí của Liên Xô

© AFP 2023 / STRСhiến tranh biên giới phía Bắc 1979
Сhiến tranh biên giới phía Bắc 1979 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Đăng ký
Sự thật về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 làm tổn hại quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, biến những người đồng chí Cộng sản thành “kẻ thù” tiếp tục được đưa ra mổ xẻ. Đâu là những bài học quan trọng nhất từ chiến tranh biên giới Việt – Trung?
Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an, Việt Nam trở thành “vật cản” trên con đường bành trướng xuống Đông Nam Á của Trung Quốc. Do đó, với mục tiêu làm suy yếu Việt Nam, Bắc Kinh đã vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia, biến Campuchia thành chư hầu, thành lập Liên bang Đông Dương.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 1979: Từ đồng chí thành kẻ thù

Những ngày này, thế giới đang nhắc khá nhiều đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc giữa “những người đồng chí Cộng sản” Việt Nam – Trung Quốc để nhìn nhận sâu hơn lịch sử quan hệ quốc tế, rút ra những bài học quan trọng làm sao duy trì ổn định, hòa bình và thực sự xây dựng được sự tin cậy lẫn nhau.
Đặng Tiểu Bình (Đặng Tiên Thánh), người đảm trách vai trò lãnh đạo tối cao của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1978 đến năm 1992 – giai đoạn được coi là “khúc quanh lịch sử” làm tổn thương quan hệ Việt – Trung, đã có những tuyên bố gây phẫn nộ.
Trong chuyến thăm Mỹ bất thường ngay trước thềm xung đột Việt Nam – Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter về “vài chuyện đại sự” của Bắc Kinh và nhấn mạnh rằng, Trung Quốc “phải dạy cho Việt Nam một bài học”.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Quân đội Việt Nam và cuộc điều quân lớn nhất từ sau chiến tranh biên giới
Nhấn mạnh, Việt Nam “sẽ còn tệ hơn Cuba” và Trung Quốc coi Việt Nam là những người Cuba của phương Đông”, do đó, theo Đặng Tiểu Bình, Bắc Kinh cần phải “dạy dỗ” Hà Nội. Cùng với quan hệ đồng minh Xô – Trung giai đoạn này còn mâu thuẫn, Bắc Kinh vu khống Việt Nam đem quân “xâm lược” Campuchia, Trung Quốc tranh thủ lôi kéo sự đồng thuận của Hoa Kỳ để càng có cớ phát động một cuộc xung đột với “những người đồng chí”, “láng giềng”, “anh em thân thiết của mình”.
Như Sputnik từng dẫn quan điểm của GS.TS Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint- Petersburg đánh giá, trong cuộc xâm lược của Trung Quốc vào tháng 2 năm 1979 có yếu tố tham gia của Mỹ.
Theo ông Kolotov, những sự kiện của 40 năm trước chứng tỏ rằng sau khi bị Việt Nam đánh bại, Mỹ tìm cách trả thù bằng bàn tay người Trung Quốc. Bên cạnh đó, những sự kiện này cho thấy rằng, y như trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam, Liên Xô một lần nữa sẵn sàng trợ giúp nước Cộng hòa anh em.
Nhóm chuyên gia-cố vấn quân sự Liên Xô được phái sang Hà Nội, đồng thời, QĐND Việt Nam được cung cấp những loại vũ khí mới. Tổ hợp lớn các tàu chiến Xô viết tập trung tại khu vực Biển Đông, ngăn chặn không cho hạm đội Nam của Trung Quốc tham gia cuộc xâm lược. Còn trên lãnh thổ Mông Cổ, sát gần biên giới với Trung Quốc, đã điều động triển khai 29 sư đoàn cơ giới và 2 sư đoàn không quân của Quân đội Liên Xô.
“Mỹ đã chủ tâm gieo rắc những hạt giống ngờ vực giữa Việt Nam và Trung Quốc từ lâu trước cuộc xung đột năm 1979”, theo GS.TS Kolotov.
Sau nhiều lần gây ra các vụ khiêu khích quân sự quy mô nhỏ, 5 giờ sáng ngày 17/2/ 1979, Trung Quốc đã huy động hơn 60 vạn quân với 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn với 550 xe tăng, xe bọc thép, 4 sư đoàn và trung đoàn pháo binh với hàng nghìn khẩu pháo các loại mở cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến phía Bắc Việt Nam.
Quân lính Trung Quốc thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh) với chiều dài hơn 1.400km, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ nhất (thời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) bao gồm các tỉnh Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam.
© AFP 2023Cư dân vùng biên giới phía bắc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn
Cư dân vùng biên giới phía bắc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Cư dân vùng biên giới phía bắc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn
Bắc Kinh tuyên bố họ chỉ “phòng thủ trước quân xâm lược Việt Nam”, tuy nhiên, với việc quân của ông Đặng Tiểu Bình tiến sâu vào toàn tuyến phía Bắc, có thể thấy, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, một quốc gia độc lập, có chủ quyền và được quốc tế công nhận. Về phần mình, đáp trả lại hành động của Trung Quốc, Đảng lãnh đạo quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng, tiến hành cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở vùng biên giới phía Bắc.
Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an, Trung Quốc “đã chuẩn bị rất chu đáo” cho cuộc xâm lược Việt Nam.
Trong nước, ngoài dữ trữ vật chất, điều quân xuống biên giới Trung – Việt, Trung Quốc trong 2 năm (1977 và 1978) đã nhét vào tai gần 1 tỷ người dân của họ rằng, Việt Nam là nước xâm lược, hiếu chiến, hệ thống phát thanh truyền hình khổng lồ của Trung Quốc đã tung ra gần 100.000 bài viết xuyên tạc Việt Nam là những kẻ “ăn cháo đá bát”, được Trung Quốc giúp đỡ nhưng nay tìm mọi cách hợp tác với Liên Xô, chuẩn bị xâm lược Trung Quốc.
Đạn pháo quân Trung Quốc nã dồn dập vào biên cương - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2020
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc thừa nhận chiến thuật tấn công Việt Nam là thảm họa
Họ còn chuẩn bị dư luận cho cuộc chiến tranh. Tướng Cương nhấn mạnh, Trung Quốc tìm cách kêu gọi sự ủng hộ. Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình đi Singapore, Malaysia, Thái Lan, đặc biệt, khi hội đàm với ông Lý Quang Diệu, Đặng Tiểu Bình nói với Thủ tướng Singapore rằng, Việt Nam đoàn kết với Liên Xô để bao vây và đánh Trung Quốc, sau đó sẽ đánh cả Đông Nam Á, hòng thuyết phục các nước ASEAN ủng hộ Trung Quốc đánh Việt Nam.
Đối với chuyến đi Nhật Bản (6-8/2/1979), Đặng Tiểu Bình đã ký hiệp ước hòa bình hữu nghị, thuyết phục Nhật hợp tác chống Liên Xô và Việt Nam.
“Trung Quốc đã chuẩn bị trong và ngoài nước rất cẩn thận, cả về vật chất lẫn dư luận”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Vì sao Trung Quốc phát động chiến tranh chống Việt Nam?

Bàn về lý do Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17/2/1979, PGS.TS - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an cho biết, có 2 nguyên nhân về chính trị học cơ bản dẫn đến quyết định của chính quyền Đặng Tiểu Bình.
Theo tướng Lê Văn Cương, có 2 nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản, xuyên suốt, lâu dài là xuất phát từ tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc. Trong cuộc trao đổi với báo Nghệ An, tướng Cương phân tích, lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng tuyên bố “Chúng ta phải chinh phục Trái Đất” (1959), “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á bao gồm miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore, một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự cần thiết phải chiếm lấy...” (1965). Trung Quốc cho rằng, trước khi trở thành bá chủ thế giới thì phải làm chủ, phải chiếm được Đông Nam Á.
Xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biên giới phía bắc của CHXHCN Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1979. Tỉnh Lang Son. Dân tản cư từ các tỉnh phía bắc Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2019
Chiến tranh biên giới phía Bắc và kinh nghiệm quốc phòng cho Việt Nam
Nguyên nhân thứ hai, theo nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an, sau chiến thắng của Việt Nam trước Mỹ vào ngày 30/4/1975, theo quan điểm của Trung Quốc, Việt Nam trở thành “vật cản” trên con đường bành trướng xuống Đông Nam Á.
“Vì thế họ phải làm suy yếu Việt Nam, vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia, biến Campuchia thành chư hầu, thành lập Liên bang Đông Dương”, tướng Cương nói.
Còn về nguyên nhân trực tiếp, theo vị chuyên gia, ngày 7/2/1979, theo nguyện vọng của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã đem quân sang cứu 13 triệu dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ.
“Cần lưu ý, Khmer Đỏ là đội quân được Trung Quốc trang bị vũ khí, đạn dược, quần áo. Cho rằng Việt Nam “đánh vỗ mặt”, làm mất uy tín Trung Quốc, Bắc Kinh bịa cớ để phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam”, Thiếu tướng Cương bày tỏ.
Theo tướng Cương, vào 4h30 sáng 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân với 9 quân đoàn chủ lực, 13 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn với 550 xe tăng, xe bọc thép, 4 sư đoàn và trung đoàn pháo binh với hàng nghìn khẩu pháo các loại mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2019
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Vì sao trung Quốc quyết “trừng phạt Việt Nam”?
Trung Quốc đã bố trí cánh phía Quảng Tây, do Hứa Thế Hữu chỉ huy, gồm các Quân đoàn 41, 42, 43, 53; cánh quân Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy với các Quân đoàn 11, 13, 14 và Sư đoàn 149. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc đã sử dụng 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 nghìn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn.
“Cần khẳng định rằng, 600 nghìn quân là đội quân xâm lược lớn nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam, tính từ cuộc chiến tranh xâm lược đầu tiên là giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6 đến cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ từ năm 1955-1975”, chuyên gia nhấn mạnh.
Việt Nam cũng chịu thiệt hại nặng nề. Trong 1 tháng 1 ngày (từ ngày 17/2 đến ngày 18/3/1979), 600 ngàn quân Trung Quốc đã tàn phá toàn bộ thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Cam Đường; 6 tỉnh biên giới bị san phẳng, bị quân xâm lược Trung Quốc phá hủy hoàn toàn.
Tướng Cương nhắc lại, 330 làng bản, 735 trường học, 428 bệnh viện và trạm xá, 41 nông trường, 38 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 800 ngàn héc-ta lương thực, hoa màu bị phá hủy hoàn toàn. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới mất nhà cửa. Quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam theo phương châm “đốt sạch, giết sạch, phá sạch”.

“Cần thấy rõ bản chất của Trung Quốc”

Nhấn mạnh Trung Quốc “đã hoàn toàn thất bại” trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 và buộc phải rút quân khỏi Việt Nam ngày 5/3/1979, theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, sơ bộ tính đến ngày 18/3/1979, đã có 62.500 lính Trung Quốc đã bị tiêu diệt tại trận, Việt Nam bắt sống 260 bộ binh, đánh thiệt hại nặng 9 quân đoàn chủ lực, bắn cháy 280 xe tăng thiết giáp và 270 xe quân sự, phá hủy 115 khẩu pháo cối và hỏa tiễn của Trung Quốc.
“Nhưng thiệt hại lớn nhất là Trung Quốc bị cả thế giới lên án”, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an nêu rõ.
Hàng loạt nước trên thế giới và Hội nghị quốc tế Helsinki đã ra tuyên bố kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án và chặn bàn tay đẫm máu của Trung Quốc
Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2019
Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam dạy cho Trung Quốc 1 bài học trong chiến tranh biên giới 1979
Bị cả thế giới phản đối, Trung Quốc chưa bao giờ thất bại về ngoại giao lớn như vậy.
“Họ phải rút lui, bởi càng kéo dài cuộc chiến tranh thì càng nguy, chưa kể việc Liên Xô sẵn sàng có đáp trả cần thiết ở biên giới Trung - Xô để ủng hộ Việt Nam”, vị tướng cho hay.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, có rất nhiều bài học rút ra từ cuộc đấu tranh chống quân Trung Quốc xâm lược.
Trước hết, theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, đó là bài học về nhận thức.
“Cần thấy rõ bản chất của Trung Quốc và chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam dựa trên chủ nghĩa Sô-vanh nước lớn, chứ không phải chủ nghĩa quốc tế vô sản Mác – Lênin”, ông Cương nhận định.
Vì thế, năm 2003, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết của Đảng lần đầu đưa ra khái niệm đối tác - đối tượng.
Ông Cương dẫn chứng, với Trung Quốc, về kinh tế Việt Nam hợp tác với họ - là đối tác, nhưng trên Biển Đông, “họ là đối tượng đấu tranh của Việt Nam”.
Theo tướng Cương, với láng giềng quan trọng như Trung Quốc, Việt Nam cố gắng thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác, tận dụng tối đa thị trường khổng lồ 1,41 tỷ dân của họ, nhưng dứt khoát phải trên nguyên tắc tối thượng là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của Việt Nam.
Vào những ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới 1979  chính quyền đã bắt giữ một số người cố gắng tổ chức những hoạt động tôn vinh các liệt sĩ tại Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2019
Chiến tranh biên giới 1979: Sự chính nghĩa của Việt Nam trước Trung Quốc xâm lược
Bài học tiếp theo, đó là, song song với việc củng cố hữu nghị với Trung Quốc, Việt Nam phải củng cố, mở rộng quan hệ với Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN....
“Cần tạo thế “cài răng lược” về lợi ích, kiên quyết thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo thêm sức mạnh lớn để bảo vệ Tổ quốc, không để đất nước rơi vào tình cảnh bị cô lập”, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an nhận định.
Bài học lớn tiếp theo, theo tướng Cương, Việt Nam phải có chính sách phát triển kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, củng cố mối đoàn kết chặt chẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo sức mạnh vô địch để không thế lực nào dám nhăm nhe.
Thêm vào đó, theo tướng Cương, phải đưa nội dung cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm 1979 vào chương trình sách giáo khoa, để giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, để hậu thế biết những gì cha ông ta đã từng trải qua”,
“Đừng đánh đồng, ngụy biện rằng, việc này là kích động chủ nghĩa dân tộc, làm xấu quan hệ Việt-Trung”, vị tướng lưu ý.
Cuối cùng, theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, quan hệ Việt-Trung đặc biệt quan trọng, mỗi người Việt Nam cần phải góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị ấy, vì lợi ích quốc gia, vì ổn định, hòa bình thế giới.
Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2019
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Sòng phẳng với lịch sử không phải là kích động hận thù
Theo giới quan sát, trong cạnh tranh địa chính trị ngày nay, Việt Nam đã khéo léo xử lý mối quan hệ tay ba, đi theo con đường mỏng manh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đồng thời, như cách mà nhà chính trị học Grigory Lokshin, nghiên cứu viên hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) từng nhận xét, Việt Nam đã thành công, bởi Hà Nội tích lũy được nhiều kinh nghiệm to lớn về cách hành xử như vậy trong những năm hiện hữu mâu thuẫn Xô-Trung.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала