Thủ tướng Australia muốn thắng cử với luận điểm về mối đe dọa từ Trung Quốc

© AFP 2023 / StringerThủ tướng Úc Scott Morrison
Thủ tướng Úc Scott Morrison - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Đăng ký
“Công kích” Trung Quốc là một chiến thuật tranh cử của đương kim Thủ tướng Australia. Úc đang học hỏi từ Hoa Kỳ cách sử dụng luận điểm về sự can thiệp từ Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chính trị trong nước.
Thủ tướng Scott Morrison cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử quốc hội liên bang dự kiến ​​vào tháng Năm. Vào ngày 16 tháng 2, tại một trong những phiên họp cuối cùng của quốc hội trước khi bắt đầu chiến dịch bầu cử, ông Morrison nói rằng, chính phủ Trung Quốc đã "chọn đặt tiền cược vào con ngựa nào", ám chỉ đến nhà lãnh đạo đảng Lao động Anthony Albanese. Đồng thời, ông Morrison lưu ý rằng, chính phủ của ông sẽ không bao giờ là "đối tác ưu tiên" của một chính phủ nước ngoài đã quyết định đe dọa Australia.

Những lời cáo buộc mang tính khiêu khích

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton cũng cố gắng gây lo ngại cho công chúng về việc Trung Quốc đang can thiệp vào cuộc bầu cử. Ông tuyên bố rằng, ông không nghi ngờ gì về việc “chính quyền Trung Quốc đã quyết định về người mà họ sẽ ủng hộ trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới”, ám chỉ đến Anthony Albanese. Những cáo buộc rõ ràng là mang tính khiêu khích, gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia, theo ông, dựa trên một số nguồn ẩn danh và thông tin tình báo khác.
Quốc kỳ Úc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Nhà phân tích chính trị: Australia sẽ là bàn đạp cho hoạt động phá hoại chống Trung Quốc
Ngay cả cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull, người từng đại diện cho Đảng Tự do trong chính phủ, trong cuộc phỏng vấn với đài ABC đã gọi tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng là "liều lĩnh" vì nó "làm suy yếu an ninh quốc gia của Australia" và lợi dụng luận điểm về "sự can thiệp từ Trung Quốc" vì "lợi ích chính trị". Ông Turnbull cho rằng, những lời cáo buộc Albanese chịu ảnh hưởng của Trung Quốc là thật nực cười.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức Tình báo và An ninh Úc (ASIO) Mike Burgess cũng tham gia cuộc tranh luận chính trị này. Và ông ấy đã hai lần phát biểu về nội dung này. Mức độ can thiệp công khai như vậy của các cơ quan tình báo là chưa từng có ở Úc.

Úc phá âm mưu của gián điệp nước ngoài nhằm can thiệp bầu cử

Trong báo cáo thường niên đánh giá mối đe dọa an ninh, Tổng giám đốc ASIO Mike Burgess nhận định rằng, cộng đồng tình báo đã ghi nhận sự quan tâm của Bắc Kinh đối với kết quả cuộc bầu cử sắp tới ở Australia. Đồng thời, ông lưu ý rằng, cơ quan của ông đã phá một âm mưu nghi của Bắc Kinh nhằm đưa ứng cử viên thân thuộc đắc cử vào quốc hội Úc trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới. Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn công khai hiếm hoi mà ông dành cho Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Australia, Giám đốc Cơ quan Tình báo Úc tuyên bố rằng, những nỗ lực bất thành nhằm can thiệp từ nước ngoài là nhằm vào tất cả các nghị sĩ chứ không phải chỉ riêng vào một đảng. Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể nước đứng sau hành động can thiệp bầu cử Úc và cố gắng gây ảnh hưởng đến các chính trị gia.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải Wang Guanglin nhận xét rằng, Úc đang học hỏi từ Hoa Kỳ cách sử dụng luận điểm về sự can thiệp từ Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chính trị nội bộ trước thềm bầu cử.
Cảng Darwin, Úc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Australia đánh trống trận trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Bằng cách cáo buộc các đối thủ chính trị "nhân nhượng" Trung Quốc, "mềm mỏng" với Trung Quốc, dường như họ đang hy sinh lợi ích quốc gia của Australia, Scott Morrison đang cố gắng khuấy động tình cảm chống Trung Quốc trong cử tri để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Và ông ấy sợ thất cử, vì tỷ lệ ủng hộ đối với ông là thấp.
Đồng thời, không có sự khác biệt cơ bản trong chính sách của Đảng Lao động và Đảng Tự do đối với Trung Quốc. Chỉ có những khác biệt rất nhỏ, chuyên gia Wang Guanglin lưu ý.
Trong chiến dịch tranh cử trước thềm cuộc bầu cử, Chính phủ Scott Morrison sẽ tận dụng tối đa sự ủng hộ của các đồng minh, chủ yếu là Mỹ và Anh, để làm leo thang cuộc đối đầu với Trung Quốc. Cuộc điện đàm hôm thứ Tư của Scott Morrison với Thủ tướng Anh Boris Johnson xác nhận điều này. Ví dụ, hai bên nhấn mạnh “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan” và bày tỏ sự ủng hộ đối với việc hòn đảo này tham gia vào các tổ chức quốc tế. Rất có thể, tuyên bố này được đưa ra với mục đích khiêu khích Trung Quốc, - bà Kira Godovanyuk, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết:

“Những tuyên bố như vậy luôn là một kích thích đáng kể, nhưng, chúng không ảnh hưởng đến tình hình ở eo biển Đài Loan. Trung Quốc đại lục coi những tuyên bố như vậy là can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Vương quốc Anh chủ trương tăng cường sự hiện diện quân sự-chính trị và chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và Úc là một đối tác quan trọng của Anh. Và mục tiêu của Australia là tận dụng điều này vì lợi ích chính trị để làm leo thang căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, tự định vị mình như một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”.

ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Đối đầu gay gắt với Trung Quốc khiến Australia ngày càng xa lánh ASEAN

Tháng 5/2022 Australia sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội liên bang

Có vẻ như liên minh cầm quyền sẽ tận dụng mọi cơ hội để làm gia tăng mức độ căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, bao gồm cả những cáo buộc về sự can thiệp vào cuộc bầu cử. Điều này có thể giúp cho đảng cầm quyền thắng cử, nhưng thiệt hại đối với quan hệ song phương và cuối cùng là đối với chính Australia, có thể không tương xứng với chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала