Tài sản bà Thảo Vietjet Air bám đuổi ông Phạm Nhật Vượng, làm rõ “quốc tịch” IPP Air Cargo

© AFP 2023 / Marwan NaamaniNguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Đăng ký
Việt Nam mở cửa du lịch, hàng không hồi sinh, giá cổ phiếu tăng giúp tài sản của nữ tỷ phú tự thân đầu tiên - CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo cán mốc 3 tỷ USD.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự biến động của cổ phiếu thép, ngân hàng, dầu khí, nhóm cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup (họ Vin).
Đáng chú ý, Cục Hàng không đã yêu cầu IPP Air Cargo của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn chứng minh là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.

Cổ phiếu hàng không khởi sắc, tài sản CEO Vietjet tăng mạnh

Như Sputnik đã thông tin, từ 15/2 vừa qua, Chính phủ yêu cầu dỡ bỏ mọi hạn chế về tần suất bay quốc tế, cho phép các hãng hàng không khai thác tùy theo nhu cầu, năng lực, thỏa thuận được với các đối tác, cố gắng đưa vận tải hàng không về mốc như khi chưa có dịch Covid-19.
Cảng HKQT Nội Bài chủ động phương án khai thác khi dỡ bỏ hạn chế bay quốc tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Từ 15/3, khách quốc tế cần lưu ý điều gì để du lịch Việt Nam thoải mái nhất?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Chính phủ cũng đã đồng ý với đề xuất về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới kể từ ngày 15/3 của Việt Nam.
Ngay sau hàng loạt thông tin tích cực này được công bố, nhiều cổ phiếu hàng không và du lịch đã đồng loạt tăng giá.
Điển hình cổ phiếu hàng không như HVN của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines, VJC của Hàng không Vietjet Air, NCS của Suất ăn Hàng không Nội Bài đã khởi sắc tích cực.
Phiên giao dịch cuối tuần chứng kiến sự bùng nổ giá của cổ phiếu hàng không Viet Jet.
Diễn biến thị trường cho thấy, khi đóng cửa giao dịch giá mã cổ phiếu VJC tăng tới 7.400 đồng/cổ phiếu lên thành 149.000 đồng. Thực tế, từ đầu tháng 2, cổ phiếu nhóm hàng không đã có đà hồi phục tốt.
VJC cuối phiên sáng 18/2 tăng 2,19% đã là tốt, buổi chiều còn bay cao hơn, đến cuối phiên đã tăng 5,23%. Đồng thời, chỉ trong 3 tuần của tháng 2, VJC đã tăng 22,2% giá trị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Công ty Rolls-Royce cùng các doanh nghiệp Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Vietjet bắt tay với Rolls-Royce, một trường thuộc Oxford sẽ mang tên bà Phương Thảo
Cần lưu ý rằng, đây là một trong những cổ phiếu mạnh và có giá trị cao. Nhờ đà tăng và sắc xanh của cổ phiếu Vietjet, nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo đã gia tăng khối tài sản cán mốc 3 tỷ USD, tiếp tục bám đuổi Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.
Giới quan sát cũng cho rằng, đà tăng hiện nay giúp giá cổ phiếu VJC duy trì mức giá cao nhất kể từ mức đỉnh tháng 3 năm 2018 đến nay.Theo cập nhật realtime của Forbes tại thời điểm 17h ngày 19/2/2022, khối tài sản của nữ doanh nhân, tỷ phú, tổng giám đốc của VietJet Air, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank Nguyễn Thị Phương Thảo – người giàu thứ 2 Việt Nam là tròn 3 tỷ USD với mốc tăng thêm 139 triệu USD nhờ giá cổ phiếu hàng không Vietjet liên tục khởi sắc và đứng thứ 1111 người giàu nhất thế giới.
© Screenshot // ForbesThị Phương Thảo đứng thứ 1111 người giàu nhất thế giới
Thị Phương Thảo đứng thứ 1111 người giàu nhất thế giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Thị Phương Thảo đứng thứ 1111 người giàu nhất thế giới
Đối với phiên giao dịch cuối tuần này, VJC tạo bất ngờ khi vươn lên thành cổ phiếu kéo điểm số nhiều nhất hôm nay, dù vốn hóa mã này cũng không lớn. Góp sức kéo VN-Index còn có các nhóm như HPG, HVN, DIG.
Mã OCH của Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ OCH xanh liên tục. OCH tăng ba phiên liên tiếp, trong đó có một phiên kịch trần 10%.
Cổ phiếu DAH của Tập đoàn Khách sạn Đông Á và NVT của Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay cùng tăng trần hai ngày liên tiếp tuần này sau những tin vui của Chính phủ.

Cổ phiếu họ Vin, dầu khí, ngân hàng sụt giảm

Đáng chú ý, ngày giao dịch cuối tuần, cổ phiếu thép, chứng khoán và bất động sản nhỏ tiếp tục hút dòng tiền, trong khi ngân hàng, dầu khí, nhóm Vin của Tập đoàn Vingroup tiếp tục sụt giảm.
Diễn biến này không hẳn có lợi cho người giàu nhất Việt Nam – ông Phạm Nhật Vượng khi chứng kiến sự hao hụt tài sản tạm thời với mức sụt 70 triệu USD (tương đương 1,08%) và hiện đang nắm giữ tổng 6.4 tỷ USD, đứng thứ 344 người giàu nhất thế giới.
© Screenshot // ForbesÔng Phạm Nhật Vượng đứng thứ 344 người giàu nhất thế giới.
Ông Phạm Nhật Vượng đứng thứ 344 người giàu nhất thế giới. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Ông Phạm Nhật Vượng đứng thứ 344 người giàu nhất thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/2, VN-Index giảm 3,15 điểm xuống 1.504,84 điểm.
Toàn sàn có 243 mã tăng, 190 mã giảm và 60 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,37 điểm lên 435,61 điểm. Toàn sàn có 139 mã tăng, 92 mã giảm và 50 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,3 điểm lên 112,72 điểm.
Trong 10 cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất phiên cuối tuần, chỉ có duy nhất GVR không thuộc ngân hàng, dầu khí hay nhóm Vin.
Theo đó, thị trường chứng kiến nhóm ngân hàng sau phiên hôm qua đồng loạt tăng khá tích cực thì tới phiên hôm nay dưới áp lực bán mạnh đã điều chỉnh giảm. TCB, VPB, ACB, STB, MBB, BID, LPB chìm trong sắc đỏ, với sức giảm đến 2,9%.
Còn lại BID giảm 2,83% dẫn đầu, tiếp đó là VHM giảm 1,36%, VIC giảm 1,08%, GAS giảm 1,43%, TCB giảm 1,15%, MBB giảm 1,66%, VRE giảm 2,47%, VPB giảm 1,1%, CTG giảm 0,86%.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên báo lỗ, vì sao?
Ở nhóm dầu khí, các cổ phiếu như PLX, PVD, PVS, OIL... phiên hôm nay mặc dù tăng điểm nhẹ đầu phiên nhưng sau đó lực cung tiếp tục chốt lời và bán ra khiến các cổ phiếu giao dịch ở giá đỏ và tham chiếu.
Điều này phản ánh thực tế đang diễn ra trên thị trường xăng dầu cũng như bất động sản Việt Nam.
Nhóm cổ phiếu thép như HPG, HVN, DIG không tăng đột biến nhưng vẫn duy trì được độ cao và thu hút dòng tiền mạnh. Mã HPG của “vua thép” Trần Đình Long cuối phiên tăng 1,18% thanh khoản cao nhất thị trường với trên 1.000 tỷ đồng.
CTCP Thép Nam Kim với mã NKG tăng 4,02%, giao dịch 409 tỷ. CTCP Tập đoàn Hoa Sen - HSG tăng 1,78%, giao dịch 366 tỷ đồng.
Diễn biến thị trường phiên cuối tuần cũng ghi nhận đà tăng cửa nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản. Dòng tiền mạnh lên ở nhiều cổ phiếu trong buổi chiều đã kéo thanh khỏa tăng.
Hai sàn niêm yết phiên chiều khớp thêm 9.308 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với chiều hôm qua. Tổng giao dịch khớp lệnh cả ngày nhờ đó tăng 16%, đạt 23.439 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất kể từ đầu tuần.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Doanh thu Samsung tương đương 20% GDP Việt Nam, PVN lãi vượt Viettel
Tổng giá trị khớp lệnh trên thị trường phiên 18/2 đạt 25.898,97 tỷ đồng, tăng 14%; trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 13% và đạt 2.026 tỷ đồng. Khối ngoại cũng tiếp tục mua ròng khoảng 100 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Công ty CP Chứng khoán MBS đánh giá về diễn biến thị trường cho thấy, đà tăng/giảm đan xen trong tuần này với sự xoay vòng của dòng tiền.
MBS cũng lưu ý, dù giảm nhẹ ở phiên cuối tuần nhưng thị trường đang tương đối tích cực khi thanh khoản tăng và độ rộng tốt.
Ngoài ra, tín hiệu đáng chú ý là thị trường Việt Nam dường như bỏ qua ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu bluechips. Bên cạnh đó, thị trường đang được sự hỗ trợ mua ròng từ khối ngoại. Trong đó, KBC, MSN, DXG, GMD trên 30 tỷ đồng. Tính chung HoSE được mua ròng 99,9 tỷ, giảm từ mức 228,3 tỷ đồng cuối phiên sáng 18/2.
Theo đại diện MBS, thị trường đang có sự phân hóa khi các nhóm cổ phiếu dẫn dắt lần lượt được luân phiên sử dụng, do vậy nhà đầu tư nên kiên trì với danh mục đã chọn, hạn chế đua giá cao trong phiên tăng mạnh.
Về yếu tố kỹ thuật, theo CTCP Chứng khoán MBS, chỉ số VN-Index đã tăng sang tuần thứ 3 liên tiếp và giữ vững ngưỡng 1.500 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật đang ủng hộ thị trường hướng về vùng đỉnh cũ ở 1.536 - 1.556 điểm.
“Dòng tiền sẽ tiếp tục dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu nhỏ khi đà phục hồi ở nhóm cổ phiếu này đang rất tích cực kèm độ rộng có sức lan tỏa”, MBS nhận định.
Chỉ riêng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines mỗi đêm có tới 30 máy bay đỗ ở Nội Bài, trong đó có hơn chục chiếc không khai thác. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Tranh cãi về việc Bộ GTVT từ chối đề xuất của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

IPP Air Cargo phải chứng minh là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam

Diễn biến đáng chú ý trên thị trường tuần qua chính là việc, giới chức Việt Nam yêu cầu IPP Air Cargo của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn chứng minh là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam hiện vẫn tiếp tục thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho IPP Air Cargo sau khi đơn vị này bổ sung một loạt tài liệu quan trọng cho cơ quan chức năng.
Như đã thông tin, dự án lập hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động. Chủ tịch IPP Air Cargo là ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch tập đoàn IPP.
Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng; đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3.
Năm đầu khai thác, IPP Air Cargo lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD. Doanh nghiệp dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi khai thác chuyến bay đầu tiên.
IPP Air Cargo đã ký thỏa thuận mua 10 chiếc Boeing 777 Freighter trị giá 3,5 tỷ USD.
Máy bay Boeing 737 MAX. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
Liệu Việt Nam có cho phép nhập khẩu máy bay Boeing 737 MAX?
Bên cạnh đó, IPP Air Cargo cho biết sẽ đào tạo một đội bay hùng hậu để triển khai kinh doanh, đồng thời có tham vọng đưa hãng bay này thành hãng hàng không vận tải hàng hóa lớn bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Theo Cục Hàng không, đơn vị này đã có báo cáo gửi Bộ GTVT việc thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn.
IPP Air Cargo được yêu cầu bổ sung Nghị quyết và Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông của Công ty phê duyệt dự án đầu tư, trong đó có các nội dung về mục tiêu, quy mô, tiến độ, thời gian thực hiện, phương án huy động vốn để có căn cứ xác định được tính khả thi và hiệu quả của dự án.
Cùng với đó, IPP Air Cargo cũng sẽ phải đệ trình phương án tăng vốn để bù đắp lợi nhuận âm ba năm đầu khai thác đảm bảo đáp ứng quy định về vốn tối thiểu.
Quan trọng nhất, theo thông tin từ Cục Hàng không, IPP Air Cargo sẽ phải gửi hồ sơ của Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương – cổ đông nắm 70% vốn điều lệ để chứng minh Công ty cổ phần IPP Air Cargo có 100% vốn của Việt Nam, cũng như quốc tịch của các vị trí quản lý chủ chốt đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm vắc xin ngừa coronavirus trên đảo Bali của Indonesia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Đại dịch COVID-19
Một nước Đông Nam Á lọt vào top 5 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất
IPP Air Cargo là Công ty cổ phần được thành lập vào tháng 3/2021, bao gồm các cổ đông sáng lập là Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, Công ty TNHH Thương mại Duy Anh, bà Lê Hồng Thủy Tiên và ông Nguyễn William Hiếu.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhấn mạnh mong muốn thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa với mục tiêu góp phần tăng giá trị cạnh tranh vận tải hàng hoá của Việt Nam trên các đường bay quốc tế.
Cùng với đó, “vua hàng hiệu” Việt Nam cũng muốn góp phần bình ổn giá cước vận chuyển, ổn định chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu, giảm thiểu việc ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, nguy cơ lạm phát và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала