Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói gì với những nguyên lãnh đạo như ông Nguyễn Tấn Dũng?

© AP Photo / Hoang Dinh NamTổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước Lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII tại Hà Nội, Việt Nam, năm 2016
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước Lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII tại Hà Nội, Việt Nam, năm 2016 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Đăng ký
Ở Việt Nam vừa diễn ra cuộc hội ngộ gặp mặt đặc biệt của “Tứ trụ” hiện tại với nguyên các lãnh đạo cấp cao, những người từng nắm quyền lực lớn nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội nhiệm kỳ trước.
Các Ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa có cuộc gặp mặt các nguyên lãnh đạo cấp cao Việt Nam như các đồng chí Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn An…
Tổng Bí thư khẳng định càng dịch bệnh, càng phải tập trung chống tham nhũng. Ai có khuyết điểm thì phê bình, có tội phải xử lý. Việt Nam tập trung vào việc chống lại sự suy thoái phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống vì “đó là cái gốc”.

Cuộc gặp mặt đặc biệt của lãnh đạo “Tứ trụ” Việt Nam các nhiệm kỳ

Ngày 19/2, Bộ Chính trị Việt Nam tổ chức Hội nghị gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930 – 03/02/2022) và Xuân Nhâm Dần 2022 tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Được biết, có hơn 250 đại biểu là các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá qua các thời kỳ.
© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Theo thông tin được Chính phủ đăng tải, đây là cuộc hội ngộ đầu xuân, mừng Đảng, mừng đất nước đầu năm mới đặc biệt của lãnh đạo cấp cao Việt Nam các thế hệ.
Cụ thể, tham dự Hội nghị đặc biệt này ngày 19/2 có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Đây là các “tứ trụ” – lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam hiện nay và các nhiệm kỳ trước đó.
Dự Hội nghị còn có các đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng…của Việt Nam.
Hôm nay, tại Hội nghị, ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư đã Báo báo cáo một số nét chủ yếu về tình hình đất nước năm 2021 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Dân tộc đoàn kết mãnh liệt

Sau khi nghe báo cáo của Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng báo cáo một số công việc và những kết quả chính mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã làm trong năm qua, dự kiến những việc sẽ làm trong năm nay Hội nghị đã nghe ý kiến phát biểu của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm.
Đại sứ Đặng Đình Quý  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Việt Nam nói gì về việc Nhóm Bộ Tứ và Ủy ban điều phối viện trợ cho Palestine?
Trong đó, hầu hết các ý kiến phát biểu của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước bày tỏ tin tưởng, tự hào về những kết quả Việt Nam đã đạt được thời gian qua trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức mà đất nước phải đối mặt, đặc biệt là những tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19 đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.
Nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa IX Phan Diễn cho biết, một năm sau Đại hội XIII của Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều chuyển biến tích cực, có nhiều bứt phá, mang lại niềm tin cho nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đưa vài trò, vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa chia sẻ, trong bối cảnh khó khăn khi cả dân tộc gồng mình chống dịch COVID-19, tinh thần gắn bó, đoàn kết dân tộc được phát huy cao độ. Đặc biệt, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tốt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, càng trong hoàn cảnh khó khăn thì tình cảm và lòng người càng rộng mở hơn.
“Niềm tin, sự ủng hộ, chia sẻ của dân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền được tăng lên gấp bội”, bà Trương Mỹ Hoa nhấn mạnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam dương tính với COVID-19
Chia sẻ cùng quan điểm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm bày tỏ, năm 2021 là năm có nhiều cùng bậc cảm xúc đam xen khác nhau, nhưng lớn nhất là trong hoàn cảnh đau thương, mất mát về người và của do đại dịch COVID-19 gây ra.
“Niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, kiên cường của dân tộc được thể hiện mãnh liệt nhờ đó đã tạo nên sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước phục hồi và duy trì các hoạt động kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân do dịch bệnh gây nên”, đồng chí Phan Diễn nhấn mạnh.
Các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng cũng bày tỏ sự trăn trở, suy tư trước những tồn tại, hạn chế cần khắc phục cũng như đề xuất nhiều kiến nghị xác đáng cho công tác chỉ đạo, điều hành để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Bên cạnh đó, các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã phân tích nhiều nội dung liên quan đến công tác xây dựng Đảng, trong đó nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An kiến nghị nhiều nội dung để tiếp tục xây dựng và phát triển Đảng trong sạch, vững mạnh, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân hiện nay.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ Tịch điền Đọi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Lễ hội Tịch điền 2022 và mong ước ‘quốc thái, dân an’ của Chủ tịch nước

“Chúng ta làm hết sức dân chủ”

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Việt Nam vừa đi qua năm 2021 Tân Sửu với đầy ắp các sự kiện trọng đại.
Trong đó, theo Tổng Bí thư, đất nước đã tổ chức rất thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đồng thời tổ chức các kỳ họp của Quốc hội khoá XV, tổ chức các hội nghị toàn quốc của Chính phủ, của Mặt trận Tổ quốc, của một số ngành và lĩnh vực quan trọng để quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng.
© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Tất cả được thực hiện với những phương thức, cách làm mới, rất đồng bộ, bài bản, khoa học. Tổng Bí thư điểm lại những hội nghị lần đầu tiên tổ chức như Hội nghị Nội chính, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc và Hội nghị Văn hoá toàn quốc hay các sự kiện sức lan toả sâu rộng và đạt kết quả rất tốt trong toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội, với tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng" và "Dọc ngang thông suốt".
“Những nỗ lực và kết quả đó đã góp phần tiếp tục củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.
Các cấp các ngành đã tập trung chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống cho người dân.
“Chúng ta đổi mới phương thức làm việc, lãnh đạo phân công trách nhiệm rõ ràng, kỷ luật phải nghiêm minh, theo đúng nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đặc biệt phải nêu cao tinh thần đoàn kết đồng lòng với nhau, trên dưới phải đồng lòng hết sức dân chủ”, ông Nguyễn Phú Trọng nói.
© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự Hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự Hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự Hội nghị.
Theo lãnh đạo Đảng, trong điều kiện dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nhưng Việt Nam vẫn quan tâm đến đời sống của nhân dân. Theo đó, tổng kinh phí chăm lo đời sống cho đối tượng chính sách người lao động 8.324 tỷ cho gần 58.000.000 lượt người để nhân dân ăn Tết.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả nổi bật.
Theo đại diện Bộ Chính trị, Việt Nam tiếp tục đổi mới, cải tiến phương thức lãnh đạo, phong cách công tác, lề lối làm việc theo hướng kết hợp tầm nhìn chiến lược, lâu dài với việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch ngắn hạn. Đồng thời, tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể, cấp bách trước mắt, giải quyết dứt điểm những việc đã rõ, đã chín. Đoàn kết, thống nhất, phối hợp, kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng.
Đặc biệt, theo Tổng Bí thư, lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng phân công nhau đi địa phương, các ngành, các lĩnh vực, đi nước ngoài... một cách “đồng bộ, hợp lý, ăn khớp” không để có tình trạng mạnh ai nấy làm.
Đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra của Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, trách nhiệm giám sát của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng, đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ sự nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt có sự đóng góp quý báu, đầy tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ ra mắt cuốn sách - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Cuốn sách vừa ra mắt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có gì đặc biệt?

Chỗ dựa vững chắc

Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, các đồng chí lãnh đạo cấp cao, cấp trên đã luôn luôn gương mẫu, thật sự đoàn kết, phối hợp công tác, làm gương cho cấp dưới.
“Tinh thần là ai vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra của Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước; trách nhiệm giám sát của nhân dân”, ông Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.
Bàn về nhiệm vụ trọng thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, năm 2022 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, nhất là trong bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước bên cạnh mặt thuận lợi, thời cơ, cũng có nhiều khó khăn, thách thức đan xen, đòi hỏi toàn Đảng toàn quân toàn dân phải có quyết tâm cao, đoàn kết, thống nhất để tiếp tục có chủ trương quyết sách đúng, phương pháp đúng nhằm đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững.
© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Trong đó, theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, rất cần những ý kiến tâm huyết trách nhiệm của các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ đều là những người đã từng giữ những chức vụ quan trọng ở các cơ quan Trung ương và địa phương.
“Chúng tôi luôn luôn nhận thức rằng, các đồng chí tuy tuổi đã cao và đã nghỉ công tác, nhưng vẫn rất tâm huyết, trách nhiệm và có nhiều kinh nghiệm, là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và là những bậc đàn anh, đàn chị cho anh em chúng tôi noi theo”, Tổng Bí thư nói.
Theo lời phát biểu của người đứng đầu Đảng, thế hệ lãnh đạo Việt Nam hiện nay luôn tâm niệm là các thế hệ đi sau phải ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước, ra sức học tập noi gương, kế tục, phát huy những thành quả và kinh nghiệm của các bác, các anh, các chị đi trước và mong luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ, góp ý thường xuyên của các bác, các anh, các chị.
“Tôi tin rằng, các bác, các anh, các chị, các đồng chí với nhiệt huyết sẵn có và những kinh nghiệm đã tích luỹ được, tuỳ theo điều kiện của mỗi người, tiếp tục có những cống hiến, đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”, Tổng Bí thư khẳng định.
Nhân dịp xuân mới Nhâm Dần 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng và tiếp tục có những đóng góp quý báu cho Đảng, cho Nhân dân, cho đất nước.
Hình tượng Hổ tượng trưng cho năm Nhâm Dần được trang trí tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2022
Kiêng kỵ ngày Tết ở Việt Nam và tuổi nào hợp xông đất năm Nhâm Dần 2022?

Việt Nam chống tham nhũng không ngừng nghỉ

Điểm đặc biệt trong bài phát biểu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hôm nay chính là “quyết tâm chống tham nhũng không ngừng nghỉ, bất kể hoàn cảnh nào.
Thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm 2021, Tổng Bí thư cho rằng, tình hình tiêu cực có giảm bớt.
“Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, thậm chí có những vụ việc nghiêm trọng, bắt buộc phải tiếp tục xử lý”, theo Tổng Bí thư.
Cũng như các phát biểu nổi bật trước đó tại các sự kiện lớn của đất nước, Việt Nam tái khẳng định nỗ lực xây dựng chính quyền trong sạch, cán bộ liêm chính, tất cả đều phải vì lợi ích chung, chống chủ nghĩa cá nhân và suy đồi đạo đức, lung lay tư tưởng chính trị.
“Càng dịch bệnh, càng phải tập trung chống tham nhũng”, ông Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.
Theo người đứng đầu Đảng, Việt Nam sẽ tập trung vào việc chống lại sự suy thoái phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống vì đó là cái gốc.
“Nếu phẩm chất tốt, tư tưởng vững, đạo đức đứng đắn thì sẽ không tham nhũng”, đồng chí nói.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 77 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Bộ trưởng Tô Lâm: Công an là ‘thanh bảo kiếm’ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân

“Ai có tội phải bị xử lý”

Theo Tổng Bí thư, để xảy ra tham nhũng có vấn đề về cơ chế, về chế độ chính sách nhưng cơ bản là do yếu tố con người. Do đó, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần tập trung vào phẩm chất đạo đức con người.
Thông tin về việc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và thống nhất ban hành Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ban hành Quy định mới về những điều đảng viên không được làm, theo đó mở rộng không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị, Tổng Bí thư lưu ý vấn đề này cần phải được thực hiện tốt trong tất cả các cơ quan công quyền, đặc biệt là những cơ quan thực thi pháp luật, chính những đối tượng có chức, có quyền.
“Phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, không được cua cậy càng, cá cậy vây”, Tổng Bí thư nêu quyết tâm chống tham nhũng, lũng đoạn quyền lực ngay trong chính những cơ quan và giữa các cá nhân lãnh đạo quyền lực nhất đất nước.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chúc Tết tỉnh Nam Định - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Quốc phòng Việt Nam: Xốc lại Cảnh sát Biển, BĐBP xử nghiêm quân nhân vi phạm
Tổng Bí thư tiếp tục khẳng định, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, làm đúng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phải "thuộc bài", không được gây oan sai – ai vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh, ai làm tốt phải phát huy, biểu dương kịp thời.

“Ai có khuyết điểm thì phê bình, có tội phải xử lý, ai tốt phải biểu dương và xây dựng nhiều tấm gương tốt thì hay hơn là phải xử lý kỷ luật, bởi đây là việc rất đau lòng nhưng không thể không làm..., làm cốt là để giáo dục, răn đe, làm vì sự nghiệp chung, vì sự trong sạch của Đảng, của hệ thống chính trị, của Nhà nước chúng ta và để lấy lại lòng tin của nhân dân”, Tổng Bí thư nêu rõ.

Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng chống tham nhũng, xử lý cán bộ sai phạm của Việt Nam được làm với tinh thần rất nhân văn, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân tình, đúng pháp luật, hợp pháp; rõ đến đâu làm đến đó, làm từng bước, khuyến khích xây dựng gương người tốt việc tốt – “để không phải xử lý ai là tốt nhất”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала