«Zelensky đang lừa gạt». Chuyên gia chính trị học đánh giá «mối đe dọa hạt nhân» của Ukraina

© REUTERS / Ukrainian Presidential Press ServiceTổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ở Donbass
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ở Donbass - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) – Như chuyên gia Pavel Danilin, CEO Trung tâm Phân tích Chính trị và Nghiên cứu Xã hội nhận xét, lời đe dọa của Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky về từ bỏ quy chế phi hạt nhân của đất nước chỉ là chuyện lừa gạt vô tội vạ.

Ukraina nuôi mộng trở thành cường quốc hạt nhân?

Mới đây, Zelensky tuyên bố dự định bắt đầu tham vấn trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ Budapest. Theo lời nhà lãnh đạo Ukraina, nếu hội nghị thượng đỉnh của các nước tham gia thỏa thuận này không diễn ra hoặc không cấp cho Kiev các đảm bảo an ninh, thì chính quyền Ukraina có thể bác bỏ hiệu lực của văn kiện.
Vladimir Zelensky  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Tổng thống Ukraina hùa theo Hoa Kỳ trong câu chuyện về "cuộc xâm lược" của Nga và bây giờ hối tiếc
«Rõ ràng là Zelensky đang lừa gạt. Vấn đề là ở chỗ việc mở rộng thành viên của Câu lạc bộ hạt nhân, thứ nhất, không có lợi cho ai, và thứ hai, tư cách thành viên của Câu lạc bộ hạt nhân đòi hỏi phải đáp ứng hợp lý và ổn định tối thiểu ở đất nước đó. Mà cả hai điều kiện thì Ukraina chẳng có gì. Trong khi đó Ukraina lại có xung đột khá nghiêm trọng với nước láng giềng hạt nhân gần nhất là LB Nga. Và đương nhiên, điều này dẫn đến sự suy thoái hoàn toàn trong khu vực an ninh châu Âu», - chuyên gia Danilin nói trong cuộc phỏng vấn.
Theo lời ông, cả Pháp, Đức, và các nước EU khác «sẽ chẳng vui mừng gì» với triển vọng mở rộng cơ số thành viên Câu lạc bộ hạt nhân. Chuyên gia khoa học chính trị cho rằng «có thể bình thản bỏ qua» phát ngôn của Zelensky, coi đó là luận điệu «hăm doạ tống tiền ngu xuẩn và không đúng chỗ».

Bản Ghi nhớ Budapest

Ngày 5 tháng 12 năm 1994, Ukraina ký vào Bản Ghi nhớ Budapest, theo đó nước này tiến hành loại bỏ kho vũ khí hạt nhân còn sót lại từ thời Liên Xô để đổi lấy đảm bảo an ninh từ Nga, Hoa Kỳ và Anh. Kiev cũng liên kết vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và sau đó đã thanh lý đưa hơn 1.200 đầu đạn nhiệt hạch tới LB Nga. Từ năm 1996 đến năm 2002, dần dần tháo dỡ các bệ phóng và thành tố cơ sở hạ tầng tên lửa ở Ukraina.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Tổng thống Belarus Lukashenko: Mỹ đang đẩy Ukraina vào cuộc chiến
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала