FLC sẽ xây đường sắt Vũng Áng - Vientiane, Vingroup đầu tư dự án kinh tế lớn ở Hà Tĩnh

CC BY 2.0 / Richard Stupart / Tazara RailTuyến đường sắt Tazara nối Tanzania và Zambia trên lục địa châu Phi
Tuyến đường sắt Tazara nối Tanzania và Zambia trên lục địa châu Phi - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Đăng ký
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đề xuất xây đường sắt nối thủ đô Vientiane (Viêng Chăn), Lào với cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh, Việt Nam.
Trong khi đó, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng rót hơn 9.300 tỷ đồng để Vinhomes thực hiện các lô CN4, CN5 khu công nghiệp trung tâm thuộc Khu Kinh tế Vũng Áng.

FLC làm đường sắt nối Việt – Lào tuyến Vũng Áng – Vientiane

Ngày 22/, thông tin về việc tập đoàn FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết muốn xây đường sắt kết nối Việt- Lào – từ thủ đô Vientiane (Viêng Chăn) đến khu Vũng Áng, Hà Tĩnh được thảo luận rộng rãi.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết đề xuất tham gia hợp tác nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng.
Theo các thông tin được công bô, dự án tuyến đường sắt nối từ Vientiane (Lào) đến cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh - Việt Nam) dài 554,7km với tổng mức đầu tư 5 tỷ USD, tương đương khoảng 113.500 tỷ đồng, với thời gian xây dựng là 7 năm (từ 2018-2024).
Tập đoàn FLC bổ nhiệm bà Hương Trần Kiều Dung làm Tổng giám đốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2018
Người đàn bà quyền lực của Tập đoàn FLC
Đồng thời, riêng tuyến đường sắt sẽ kết nối từ cửa khẩu Cha Lo, Thakhek, tỉnh Khammouan – Lào và tỉnh Quảng Bình đến cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh với chiều dài dự kiến 160km.
Được biết, Chính phủ Việt Nam đã thỏa thuận cho Chính phủ Lào thuê 50 năm khu cảng 1, 2, 3 thuộc cảng Vũng Áng mở rộng.
Như Sputnik thông tin, đây là một trong những dự án trọng điểm được lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào quan tâm thời gian qua.
Cụ thể, tại Kỳ họp lần thứ 44 Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào và sự kiện hai Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và người đồng cấp Phankham Viphavanh gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp hai nước ngày 10/1/2022, lãnh đạo Hà Nội và Vientiane đã thống nhất quan điểm tập trung thúc đẩy để sớm hoàn thành dự án đường sắt kết nối hai nền kinh tế.
Theo cơ chế phối hợp giữa hai Ủy ban hợp tác, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chuyển đề xuất tham gia hợp tác nghiên cứu, đầu tư dự án tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng của Công ty CP Tập đoàn FLC.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng bày tỏ mong muốn Ủy ban hợp tác hai nước phối hợp, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, tạo điều kiện cho Công ty CP Tập đoàn FLC sớm gặp gỡ, trao đổi với đối tác phía Lào về khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển dự án đường sắt huyết mạch gắn kết kinh tế Việt Nam – Lào này.
Đề xuất từ phía doanh nghiệp của ông Trịnh Văn Quyết cho thấy, FLC sẽ liên doanh với Laos’ PTL Holdings (tập đoàn lớn của Lào trong lĩnh vực tài chính, hàng không, bất động sản, xây dựng, dầu khí) để triển khai tuyến đường sắt từ năm 2022 đến 2024.
Ông Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Ông Trịnh Văn Quyết

Doanh thu FLC đến từ đâu?

Phía FLC đã lên tiếng xác nhận về kế hoạch đầu tư xây dựng dự án đường sắt Vientiane - Vũng Áng.
Công ty CP tập đoàn FLC cũng cho biết hiện đang chờ phản hồi của cơ quan chức năng, trong đó, đặc biệt là từ phía Chính phủ nước bạn Lào.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết đã chuyển đề xuất đề xuất của Tập đoàn FLC về việc nghiên cứu đầu tư dự án đường sắt Vientiane - Vũng Áng tới người đồng cấp tại Lào.
Cũng như Vingroup, FLC là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đáng chú ý ở Việt Nam.
Dự án nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC tại Quy Nhơn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2017
Sai phạm ở dự án nghìn tỷ của Tập đoàn FLC
Tập đoàn FLC hiện hiện có mức vốn điều lệ vào mức 7.100 tỷ đồng (theo công bố), chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tư vấn đầu tư...
Về tình hình kinh doanh, lũy kế cả năm 2021, FLC đạt doanh thu thuần 6.772 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2020.
Cùng với đó, được biết, nguồn thu lớn nhất của FLC là bán hàng hóa, thành phẩm… chiếm gần 3.800 tỷ đồng. Kế đến là bất động sản với đóng góp vào khoảng 2.145 tỷ đồng.
Doanh thu dịch vụ chỉ đóng góp cho FLC 944 tỷ đồng, giảm 80% so với năm ngoái do ngành hàng không gặp khó khăn vì tình hình dịch Covid-19.
Đồng thời, hiện, FLC đang sở hữu 21,7% vốn tại hãng hàng không Bamboo Airways. Giá gốc khoản đầu tư vào Bamboo Airways là 4.015 tỷ đồng nhưng giá trị hợp lý hiện chỉ còn 3.514 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc FLC đang lỗ hơn 500 tỷ đồng từ Hàng không Tre Việt.
Sau khi khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế FLC trong năm qua chỉ đạt xấp xỉ 84 tỷ đồng, giảm 73% so với năm 2020. So với kế hoạch là 15.250 tỷ doanh thu và 880 tỷ lợi nhuận sau thuế, FLC năm qua chỉ thực hiện được khoảng 45% chỉ tiêu doanh thu và vỏn vẹn 9,5% chỉ tiêu lợi nhuận.
Trước dự án đường sắt Việt – Lào này, phía FLC cũng gây chú ý khi đề xuất đầu tư dự án phức hợp 1.200ha, tổng vốn 80.000 tỷ đồng tại TP.HCM. Đây là dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng Smart Eco City tại xã Tân Nhựt và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh.
Kế hoạch đầu tư của FLC bao gồm 5 phân khu - Khu đô thị sinh thái, Khu đô thị sáng tạo và khoa học kỹ thuật, Khu đô thị nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, Khu đô thị dịch vụ, tái định cư và nhà ở xã hội, Khu dân cư hiện hữu và tái định cư.
Đáng nói, FLC muốn xây tòa nhà cao nhất Việt Nam với điểm nhấn của toàn dự án là tòa tháp Landmark cao 99 tầng nằm ở lõi dự án, được kỳ vọng sẽ trở thành một công trình biểu tượng mới khu phía tây thành phố.

Vingroup rót hơn 9.300 tỷ đầu tư KCN hơn 1.230ha ở Vũng Áng, Hà Tĩnh

Ngoài FLC, Vũng Áng đang đón nhận làn sóng đầu tư lớn từ chính các tập đoàn hàng đầu đất nước như Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Theo văn bản đề xuất của Công ty Cổ phần đầu tư khu công nghiệp Vinhomes, Vingroup gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Hà Tĩnh, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes sẽ được thực hiện tại lô CN4, CN5, khu công nghiệp trung tâm thuộc khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư dự kiến 9.311 tỷ đồng.
Cụ thể, nguồn vốn góp từ Vinhomes là khoảng 1.396 tỷ đồng (chiếm 15%), nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hơn 7.915 tỷ đồng (chiếm 85%).
Dự án khu đô thị Thương mại dịch vụ Nam Đông Hà - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Quảng Trị yêu cầu công khai thông tin về dự án bất động sản của Vingroup: Ai đẩy giá?
Kế hoạch mà tập đoàn Vingroup công bố cho thấy, dự án sẽ được thực hiện trên diện tích 1.007 ha. Thời gian hoạt động của dự án là 70 năm kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, theo Quyết định số 390/QĐ-UBND của tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp (khu công nghiệp) trung tâm lô CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng (tỷ lệ 1/2.000) thì khu vực lập quy hoạch có diện tích gần 1.236 ha, thuộc phường Kỳ Thịnh, phường Kỳ Long và xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh).
Cụ thể, ranh giới phía Bắc giáp đường quốc lộ 12C; phía Nam giáp Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Fomosa Hà Tĩnh, phía Đông giáp tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, phía Tây giáp tổ dân phố Đông Phong, Bắc Phong và đất nông nghiệp (phường Kỳ Thịnh).
Về quy hoạch sử dụng đất, tỉnh cho biêt, có đất xây dựng nhà máy, kho tàng (gần 902 ha); đất xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ, nhà ở chuyên gia, công nhân (hơn 36 ha); đất cây xanh, mặt nước (gần 136 ha); đất giao thông (hơn 143 ha) và đất hạ tầng kỹ thuật (gần 19 ha).
Lãnh đạo địa phương cũng nhấn mạnh, sau khi hoàn thiện, đây sẽ là khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn, thu hút các loại hình công nghiệp hiện đại, sử dụng công nghệ cao như công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô; thiết bị và linh kiện cho ô tô áp dụng công nghệ cao.
Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức lập quy hoạch 1/2.000 phân khu khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 trong Khu kinh tế Vũng Áng. Kinh phí lập quy hoạch do Vinhomes tài trợ.
Dự kiến, trong quý I/2022, các bên sẽ triển khai các thủ tục pháp lý về quy hoạch và chủ trương đầu tư, thành lập quy hoạch khu công nghiệp. Đồng thời, trong quý II/2022 triển khai giải phóng mặt bằng, giao đất phê duyệt dự án. Sang năm 2023 sẽ thi công hạ tầng và đưa dự án vào hoạt động kinh doanh.
Liên quan đến dự án, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chủ trương đầu tư dự án phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vinhomes tại khu vực CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng.
Trong văn bản trả lời gửi nhà đầu tư (Vingroup), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hồ sơ dự án của Vinhomes chưa đáp ứng quy định.
Bộ KH&ĐT đề nghị doanh nghiệp bổ sung đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của Luật Đầu tư, rà soát hoàn thiện nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng theo luật xây dựng.
Vinfast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Vingroup nói gì về “VinFast được Việt Nam ưu đãi nhưng lại đi đóng thuế cho nước ngoài”?
Ông Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tập đoàn Vingroup đã khởi công, triển khai thực hiện dự án Nhà máy sản xuất Cell Pin và đang gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vinhomes tại khu vực CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng.
Ông Dũng nhấn mạnh, để đảm bảo phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp Vinhomes trong tháng 3/2022 thì Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 cần phải được phê duyệt kịp thời trong thời gian gần nhất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала