Vượt loạt ‘ông lớn’ Mỹ, Nga, An ninh mạng Viettel VCS gây bất ngờ lớn với thế giới

© FotoliaMáy tính
Máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Đăng ký
Vượt qua loạt ‘ông lớn’ về an ninh mạng toàn cầu như McAfee, Fortinet, Palo Alto, Crowdstrike, Cisco, Viettel Cyber Security (VCS) của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel xuất sắc giành giải Vàng tại 13/13 đề cử ở Cybersecurity Excellence Awards 2022.
Theo thống kê mới nhất từ Kaspersky Security Network (KSN), Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn trên 63 triệu vụ tấn công mạng khác nhau qua internet trên máy tính người dùng Việt Nam.

Viettel gây bất ngờ lớn với thế giới Cybersecurity

Viettel Cyber Security (VCS), đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel vừa gây bất ngờ lớn ở sân chơi Cybersecurity toàn thế giới.
© Ảnh : screenshotGiải thưởng này mới đây vừa công bố Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS), thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) xuất sắc giành giải vàng tại 13/13 đề cử tham dự.
Giải thưởng này mới đây vừa công bố Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS), thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) xuất sắc giành giải vàng tại 13/13 đề cử tham dự. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Giải thưởng này mới đây vừa công bố Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS), thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) xuất sắc giành giải vàng tại 13/13 đề cử tham dự.
Lần đầu tiên hãng bảo mật thuộc công ty Quân đội của Việt Nam tham gia và đã xuất sắc giành giải Vàng tại 13/13 đề cử tham dự tại Cybersecurity Excellence Awards 2022.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, Cybersecurity Excellence Awards 2022 là giải thưởng quốc tế uy tín về bảo mật, an ninh mạng trên toàn thế giới.
Giải thưởng này mới đây vừa công bố Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS), thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) xuất sắc giành giải vàng tại 13/13 đề cử tham dự.
Trên thực tế, Viettel vấp phải sự cạnh tranh rất lớn với hơn 900 đề cử đến từ những nhà cung cấp giải pháp an toàn thông tin, công ty an ninh mạng hàng đầu trên thế giới như Palo Alto, Fortinet, McAfee, Crowdstrike, Cisco, IBM, Zscaler, OneTrust….
Tuy nhiên, nhà bảo mật hàng đầu Việt Nam vẫn đủ sức gây ra “cơn địa chấn” khi VCS đã giành giải vàng cho Công ty An ninh mạng tốt nhất khu vực châu Á năm 2022 và 12 giải vàng cho 8 sản phẩm và 4 dịch vụ an toàn thông tin, vượt qua loạt ‘ông lớn’ hàng đầu thế giới khác.
Hãng sản xuất và phân phối phần mềm bảo mật Kaspersky - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2020
Kaspersky sẵn sàng chia sẻ các giải pháp bảo mật với Việt Nam
Cybersecurity Excellence Awards là giải thưởng được tổ chức thường niên từ năm 2016 với 3 hạng mục và khoảng hơn 120 đề cử. Bắt đầu từ 2020, giải thưởng mở rộng ra 4 hạng mục gồm công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ, chuyên gia an ninh mạng, giải pháp an ninh mạng công nghiệp.
Cybersecurity Excellence Awards do tổ chức Cybersecurity Insiders hợp tác với Cộng đồng An toàn thông tin trên LinkedIn thực hiện, với sự góp mặt của 500.000 chuyên gia an ninh mạng trên thế giới.
Nhiều cái tên tầm cỡ trong lĩnh vực an ninh mạng trên thế giới cũng tham gia như Group-IB, Carbon Black, McAfee, Trend Micro, Palo Alto, Fortinet, Crowdstrike, Cisco, IBM, Zscaler, OneTrust, CyCraft AIR Platform, Cybertronium Sdn. Bhd đều hội tụ.
Giải thưởng cũng chia theo từng khu vực (Châu Á, Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ) và theo quy mô doanh nghiệp (startup, doanh nghiệp có 100-500 nhân viên, 500-1.000 và doanh nghiệp có trên 1.000 nhân viên).

Những giải pháp an ninh mạng hàng đầu của Viettel

Đáng chú ý, các giải pháp, dịch vụ của An ninh mạng Viettel giành giải lần này đều là những sản phẩm đã hỗ trợ hiệu quả quá trình chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp trong ứng phó với các vấn đề an toàn thông tin khi chuyển dịch hạ tầng lên nền tảng trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Giải pháp làm việc từ xa VCS M-Suite cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin nội bộ trên Internet. Theo Viettel, VCS M-Suite đã được áp dụng trên 14 hệ thống trong và ngoài nước, trong đó có các bộ, ngành và doanh nghiệp, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực có nhu cầu an toàn thông tin cao như tài chính, chứng khoán, năng lượng... Số lượng triển khai lên tới 11.000 máy tính.
Bên cạnh đó, còn một giải pháp khác gây ấn tượng là VCS-KIAN hỗ trợ phân tích, phát hiện các hành vi mạng bất thường. Giải pháp có năng lực giám sát lên tới 250.000 sự kiện mỗi giây này được triển khai trên toàn bộ mạng lưới Viettel và trên hệ thống của 30 tổ chức, doanh nghiệp khác. Khách hàng sử dụng được bảo vệ trước nguy cơ bị tấn công mã độc, rò rỉ, lộ lọt dữ liệu.
VCS-aJiant là giải pháp phát hiện, chống tấn công có chủ đích lớp Endpoint, giúp giảm sát một cách toàn diện, đảm bảo loại bỏ tất cả các nguy cơ bị khai thác và chiếm quyền điều khiển. Giải pháp được triển khai trên toàn bộ mạng lưới Viettel và trên hệ thống của khách hàng với số lượng hơn 100.000 máy chủ, máy tính.
Giải pháp VCS-F2DR giúp phát hiện và phản ứng lại các chiến dịch tấn công lừa đảo chiếm đoạt tiền, trục lợi từ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng số.
Giải pháp này kết hợp linh hoạt công nghệ hồ sơ hóa động để phân tích hành vi người dùng, giải pháp này hỗ trợ phát hiện các gian lận tài chính, giúp các ngân hàng và người tiêu dùng giảm thiểu rủi ro bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Công ty Kaspersky Lab  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2019
Công ty Kaspersky Lab sẽ giúp Việt Nam lập chương trình chống vi-rút cho các cơ quan chính phủ

Trình độ an toàn thông tin Việt Nam có thể sánh ngang Mỹ, Nga, Nhật, Hàn

Công ty An ninh mạng Viettel hiện đang giữ vị trí hàng đầu về thị phần an ninh mạng của Việt Nam.
Đơn vị thành viên của Tập đoàn Viettel này còn nhận danh hiệu Công ty An ninh mạng xuất sắc nhất châu Á trong top doanh nghiệp có 100-500 lao động.
Lợi thế của VCS là chất lượng nhân sự. Các chuyên gia bảo mật tại đây đã hai lần giành chiến thắng tại Pwn2Own - một trong những cuộc thi tấn công mạng uy tín và lớn nhất thế giới.
Đáng chú ý, Viettel cũng tập hợp những nhân sự nằm trong top 20 các chuyên gia an ninh mạng theo xếp hạng của Microsoft.
Viettel rất chú trọng bồi dưỡng nhân tài, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng cho sinh viên công nghệ Việt Nam và ASEAN, đồng thời, tạo môi trường làm việc, nghiên cứu chủ động, thoải mái, sáng tạo, tôn trọng lẫn nhau.
Theo Nguyễn Xuân Nam, Giám đốc chiến lược Công ty An ninh mạng Viettel, bài toán nhân sự là một trong những vấn đề được đơn vị rất chú tâm.
Lĩnh vực an ninh mạng có nhiều loại hình, nhiều mảng. Ở VCS không có quan điểm người giỏi phải làm nhiều thứ, chỉ cần mỗi người tập trung vào vấn đề họ giỏi nhất và sẽ tự bồi dưỡng, phát triển thế mạnh của chính mình, dẫn dắt các bạn trẻ hơn.
Vị lãnh đạo cũng đánh giá thị trường phát triển sẽ tạo làn sóng tìm hiểu, học hỏi của thế hệ trẻ - nguồn nhân tài tương lai.
“Với các nhân sự chất lượng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể tự chủ về công nghệ, không cần nhập khẩu từ nước ngoài”, ông Nguyễn Xuân Nam khẳng định.
Nhờ đội ngũ nhân sự chất lượng cao, Viettel đảm nhiệm vai trò về an toàn thông tin cho các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn lớn hàng đầu Việt Nam và cả khách hàng nước ngoài. Đáng chú ý, theo ông Nam, khi VCS cung cấp dịch vụ an toàn thông tin cho một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Nam Phi, khách hàng không khỏi bất ngờ khi tốc độ hoàn thành cũng như chất lượng dịch vụ VCS vượt quá mong đợi của họ.
“Trình độ an toàn thông tin của Việt Nam có thể sánh ngang với các cường quốc lớn trên thế giới về công nghệ thông tin như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản”, ông Nguyễn Xuân Nam khẳng định.

Kaspersky nói gì về tấn công mạng ở Việt Nam?

Vừa qua, Kaspersky đã có báo cáo đánh giá sơ bộ về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
Thống kê mới nhất từ Kaspersky Security Network (KSN), một hạ tầng dịch vụ đám mây cung cấp truy cập đến Cơ sở Tri thức trực tuyến của Kaspersky, có chứa thông tin về danh tiếng tập tin, tài nguyên web và phần mềm, cho thấy, số lượng mối đe dọa trực tuyến ở Việt Nam ở mức thấp kỷ lục.
Cụ thể, trong năm 2021, Kaspersky đã phát hiện và chặn tổng cộng 63,482,728 vụ tấn công mạng khác nhau lây lan qua Internet trên máy tính của người dùng tại Việt Nam.
Một chiến dịch gián điệp mạng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Công ty Kaspersky Lab của Nga phát hiện chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn ở Đông Nam Á
“Đây là con số thấp nhất trong vòng 5 năm qua, giảm 871,402 vụ so với năm 2020”, Kaspersky lưu ý.
Ngoài ra, tỷ lệ người dùng Việt Nam bị tấn công bởi các mối đe dọa từ internet trong giai đoạn này là 41,5%, tương ứng vị trí thứ 32 trên toàn cầu về số lượng các cuộc tấn công trực tuyến.
Trên thực tế, so với năm 2020, số lượng các mối đe dọa ngoại tuyến ở Việt Nam đã giảm 38,3%, từ 268,515,947 vụ. Theo báo cáo này, 56,7% người dùng Việt Nam bị tấn công bởi phần mềm độc hại lây lan, xếp thứ 31 trên toàn cầu và giảm 23 bậc so với năm trước.
Báo cáo từ Kaspersky cho thấy, ở khối ASEAN, Philippines là quốc gia có số lượng người dùng bị tấn công trực tuyến cao nhất với 51,5%, tương ứng với vị trí thứ 4 trên toàn thế giới.
Dữ liệu từ hãng sản xuất và phân phối phần mềm bảo mật hàng đầu thế giới này cũng cho thấy số vụ trong năm 2021 giảm đáng kể so với các năm trước, với tổng số 162.913.157 mối đe dọa liên quan đến phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD, DVD và các phương thức ngoại tuyến khác.

Đảm bảo an ninh mạng tại Việt Nam

Có thể nhận định rằng, năm 2021 vừa qua, mặc dù đại dịch Covid-19 gây ra sự thay đổi to lớn về xu hướng làm việc từ nhà, nhưng không vì thế mà các đợt tấn công mạng ở Việt Nam trở nên trầm trọng hơn.
Đóng góp vào thành công này phải kể đến nỗ lực to lớn của cơ quan chức năng và các doanh nghiệp an ninh mạng hàng đầu tại đất nước nhằm đảm bảo tạo ra không gian mạng an toạn, bảo đảm an ninh mạng ở Việt Nam.
Như Sputnik đã thông tin, tại hội thảo trực tuyến “An toàn thông tin trong chuyển đối số, những thách thức và cơ hội mới” do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục An toàn thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức đã xác định an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.
Các Bộ ban ngành, địa phương đã cơ bản hoàn thành việc triển khai các Trung tâm điều hành, giám sát an ninh mạng và được kết nối với hệ thống của Trung tâm An ninh mạng quốc gia (NCSC).
Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á, ông Yeo Siang Tiong đánh giá, các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh. Họ cũng biết cách khai thác lợi thế và chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển đổi số.
“Bất chấp những thách thức do tác động của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư vừa qua, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực về an ninh mạng, cùng với những dấu hiệu chuyển biến tích cực trong nhận thức về an ninh mạng của người dùng”, Tổng Giám đốc Kaspersky Lab Đông Nam Á khẳng định.
Mặc dù vậy, ông Yeo cũng cho biết, một con số thấp hơn không có nghĩa là an toàn 100%.
“Điều quan trọng cần lưu ý là tội phạm mạng hiện nay ưu tiên chất lượng hơn số lượng, đó là lý do tại sao chúng ta đã chứng kiến các vụ vi phạm dữ liệu cấp cao và các cuộc tấn công ransomware vào năm ngoái trên toàn cầu và ở khu vực Đông Nam Á”, lãnh đạo Kaspersky Lab khu vực ASEAN lưu ý.
Do đó, Kaspersky khuyến nghị cần tuân thủ các giải pháp bảo mật an ninh mạng khi làm việc tại nhà và duy trì bảo mật cho các thiết bị đầu cuối của công ty, sử dụng VPN, luôn chuẩn bị các bản sao lưu của dữ liệu quan trọng, sử dụng xác thực đa yếu tố, đặc biệt khi truy cập vào thông tin tài chính hoặc đăng nhập vào mạng công ty và kiểm tra các dịch vụ quan trọng nội bộ và cập nhật hệ thống nội bộ ngay lập tức nếu có bất kỳ máy chủ nào chưa được vá.
Bên cạnh đó, mỗi người, từng nhân viên cần được nâng cao nhận thức về bảo mật hiệu quả, trước hết là đối với dữ liệu cá nhân của mình.
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Kaspersky cho biết các hacker xấu xa nhất nói bằng ngôn ngữ nào
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала