EVN làm ăn có lãi, giá bán lẻ điện bình quân 2022 ra sao?

© Ảnh : TTXVNTập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) đóng điện Trạm biến áp và đường dây 220/500kV kết hợp điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam
Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) đóng điện Trạm biến áp và đường dây 220/500kV kết hợp điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Đăng ký
Bộ Công Thương mới đây đã có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2022.
Báo cáo kết quả kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho thấy, năm 2021, Công ty mẹ EVN và các công ty con đều có lợi nhuận. Giá trị nộp ngân sách tập đoàn đạt hơn 22.440 tỷ đồng.

Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng phương án giá điện 2022

Phương án được xây dựng trên cơ sở chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá về việc công tác điều hành giá năm 2022.
Theo đó, EVN có nhiệm vụ xây dựng phương án giá điện năm 2022 trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các chi phí đầu vào cho sản xuất điện như than, khí.
Bạc Liêu hiện là điểm sáng trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở lĩnh vực năng lượng tái tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Việt Nam thừa điện tái tạo, EVN bắt kịp xu hướng năng lượng thế giới
Tập đoàn còn phải lên kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia, kết quả kiểm tra chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2020.
Bên cạnh đó, tính toán số thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh điện năm 2021, chi phí dự kiến năm 2022 của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương thực hiện các nội dung trên, báo cáo Bộ, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Phó thủ tướng.

“Chưa biết cụ thể”

Thông thường các năm trước, Bộ Công Thương sẽ họp báo công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm liền kề trước đó vào tháng 12. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 mà từ năm 2020, Bộ không tổ chức họp báo công bố mà chuyển sang phát thông cáo, đồng thời lùi thời gian công bố.
Ví dụ, nếu lẽ ra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 phải được công bố cuối năm 2020 thì được dời lại đến tháng 2/2021. Đến nay, Bộ Công Thương văn chưa công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm 2020.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Việt Nam: Phá thế độc quyền của EVN, ngăn ‘chảy máu’ nguồn lực đất đai
Theo một lãnh đạo Bộ Công Thương, cơ quan này "đang trình lãnh đạo thông qua" để công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện nhưng hiện chưa thể cho biết thời gian cụ thể.
Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện là căn cứ để xác định các chi phí đầu vào, từ đó lên phương án giá điện cho năm tiếp theo.
Điều này cũng đảm bảo tính công khai, minh bạch về chi phí giá thành của ngành điện với nhân dân.

EVN làm ăn có lãi

Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của EVN cho thấy, trong năm 2019, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện là 387.828,78 tỷ đồng ở tất cả các khâu. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm đó là 1.848,85 đ/kWh, tăng 7,03% so với năm 2018.
Trong năm 2019, EVN lãi 523,37 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,35%. Đặc biệt, các khoản chưa hạch toán vào giá thành lên tới trên 9.249 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân (bên trái) và Tổng Giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng ký kết Thỏa thuận Hợp tác Toàn diện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Vietcombank và EVN ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Theo số liệu báo cáo gửi Bộ Kế hoạch - đầu tư của EVN về kết quả thực hiện năm 2020, doanh nghiệp này bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước, tổng giá trị tài sản hợp nhất đến cuối năm 2020 là 729.452 tỷ đồng (tăng 1,1% so với năm 2019), trong đó vốn chủ sở hữu 240.195 tỷ đồng (tăng 6%).
EVN và các công ty con của tập đoàn này về cơ bản có lãi, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Lợi nhuận sau thuế toàn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đạt 14.480 tỷ đồng, tăng 4.760 tỷ đồng (49,0%). Công ty nhận thấy tỷ suất sinh lời tăng so với năm 2019 và ở mức hợp lý so với đặc thù của ngành điện.
Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2021 của EVN, doanh thu tập đoàn đạt hơn 211.600 tỷ đồng và mức lợi nhuận trước thuế lên đến 10.127 tỷ đồng. Giá trị nộp ngân sách năm 2021 toàn Tập đoàn đạt 22.440 tỷ đồng (năm 2020 là 22.528 tỷ đồng). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ EVN và các đơn vị trong năm 2021 đều có lợi nhuận.

EVN đảm bảo nhiều mục tiêu an ninh điện quốc gia 2022

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm nay, doanh nghiệp sẽ tiếp tục các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân với mức tăng trưởng điện thương phẩm dự kiến là 7,6% (242,35 tỷ kWh).
EVN cũng đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện theo đúng kế hoạch được duyệt, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng suất lao động.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và tận dụng hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy nhanh chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động.
Về công tác vận hành, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) sẽ triển khai đồng bộ giải pháp, quyết tâm đảm bảo vận hành hệ thống điện, thị trường điện ổn định, an toàn, minh bạch và tuân thủ pháp luật của nhà nước.
Cánh đồng pin” năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai-An Giang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Hết thời EVN độc quyền, Việt Nam thí điểm mua bán điện mặt trời, điện gió
Trung tâm cũng sẽ kiến nghị EVN, Bộ Công Thương sửa đổi một cách đồng bộ các thông tư về truyền tải, phân phối, điều độ, thị trường điện…; đồng thời, xác định mô hình mới cho điều độ hệ thống điện với quy mô rất lớn (số 1 ASEAN và TOP 20 thế giới); tiếp tục nâng cấp, cải tạo hạ tầng công nghệ thông tin hệ thống điện, thị trường điện đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới.
Liên quan đến công tác cung cấp điện năm 2022 tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc, bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) - cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là đảm bảo đủ điện cho khu vực miền Bắc, đặc biệt là trong những tháng nắng nóng, thời tiết cực đoan.
Để thực hiện nhiệm vụ này, EVN đã thành lập Ban chỉ đạo đảm bảo cung cấp điện khu vực phía Bắc giai đoạn 2021-2025, họp định kỳ hàng tháng để đề ra các nhóm giải pháp và quyết liệt triển khai thực hiện.
Bà Ánh cũng cho biết đơn vị đẩy nhanh và đảm bảo tiến độ các công trình đầu tư xây dựng lưới điện; chủ động nắm bắt thông tin từ EVNNLDC để có kế hoạch truyền thông, làm việc với chính quyền địa phương, với khách hàng lớn nhằm tổ chức sản xuất hợp lý, phân tích nhu cầu phụ tải ở từng khu vực, từng địa phương để có kế hoạch tối ưu nhất...
pin mặt trời - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2020
EVN dừng ký hợp đồng mua, bán điện mặt trời mái nhà
Về công tác truyền tải điện, ông Nguyễn Tuấn Tùng, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết sẽ thực hiện tốt công tác quản lý vận hành hệ thống lưới điện truyền tải.
Mặt khác, EVN tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để thích ứng an toàn, linh hoạt, triển khai kịp thời, hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng nhằm nâng cao năng lực hệ thống truyền tải, đặc biệt là các dự án giải tỏa công suất nguồn điện khu vực Nam Trung Bộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала