Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5% từ Hàn Quốc

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMột nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong năm 2021, gạo tiếp tục là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,3 tỷ USD. Hàn Quốc được đánh giá là thị trường xuất khẩu tiềm năng của mặt hàng nông sản này.
Với tín hiệu khả quan trong quan hệ giao thương giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian qua, phía Hàn Quốc cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để mặt hàng nông sản gạo của Việt Nam thâm nhập vào thị trường của mình. Hàn Quốc lựa chọn phương pháp đấu thầu cạnh tranh công khai đối với gạo Việt Nam.

Gạo vẫn tiếp tục là nông sản xuất khẩu chủ lực

Tổng Công ty Thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT) vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Theo đó, 55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.
Theo thông tin từ Vụ thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, đầu tháng 2 vừa qua, Hàn Quốc thông báo mở thầu mua 27.791 tấn gạo từ Việt Nam gồm cả gạo lứt hạt dài và gạo tẻ hạt dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và các Cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Việt Nam trông đợi những gì trong quan hệ với Hàn Quốc?
Trong đó, Hàn Quốc mời thầu 9.000 tấn gạo lứt hạt dài đến cảng Icheon, 9.000 tấn cùng loại đến cảng Mokpo, 8.791 tấn đến cảng Ulsan và 1.000 tấn đến cảng Busan. Dự kiến, thời gian mở thầu sẽ diễn ra vào ngày 28/2 tới.
Tất cả các quy trình đấu thầu đều được phía Việt Nam và Hàn Quốc thực hiện theo hình thức trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp có nhu cầu đấu thầu cần nộp đăng ký trước 15 giờ ngày 25/2 (theo giờ Hàn Quốc) dưới hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống đấu thầu điện tử của Tổng Công ty Thương mại nông thuỷ sản và lương thực Hàn Quốc.
Chùa Wat Phnom - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Campuchia sẽ 'nẫng tay trên' nhà đầu tư Hàn Quốc khỏi Việt Nam?
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phải gửi hàng mẫu 5 túi, mỗi túi 2 kg gạo trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới công ty này.
Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết:

“Gạo Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực cả về số lượng và chất lượng để cạnh tranh với gạo của các nước trên thị trường thế giới bởi người trồng lúa và doanh nghiệp chế biến gạo để xuất khẩu đã có sự chủ động trong việc nâng cao giá trị hạt gạo và cũng đã có sự thay đổi kịp thời các chủng loại gạo để sản xuất, đáp ứng nhu cầu, tín hiệu thị trường".

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt mức giá cao kỷ lục, năm 2020, kim ngạch ước đạt trên 3 tỉ USD. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2021
Việt Nam xuất khẩu vượt 6,1 triệu tấn gạo trong thời gian Covid

Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tiềm năng

Như đã đề cập ở trên, Hàn Quốc lựa chọn hình thức đấu thầu cạnh tranh công khai đối với các công ty xuất khẩu gạo Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp tham gia đấu thầu phải đáp ứng yêu cầu về đấu thầu được niêm yết tại cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương.
Kể từ năm 2020 trở lại đây, hàng năm Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% cho khối lượng hạn ngạch 408.700 tấn gạo nhập khẩu. Thuế suất áp dụng cho khối lượng gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 513%.
Đặc biệt, trong khối lượng hạn ngạch 408.700 tấn, Hàn Quốc cam kết phân bổ 388.700 tấn theo cơ chế hạn ngạch quốc gia CSQ (Country-Specific Quota) cho 5 nước gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam, Thái Lan và Australia.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai Chương trình Đông Nam Á của OECD - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Việt Nam và Hàn Quốc “đã thân lại càng thân hơn”
Cụ thể, Việt Nam được nhận mức hạn ngạch 55.112 tấn. Khối lượng 20.000 tấn gạo nhập khẩu còn lại được áp dụng theo hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi.
Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2022, các đợt đấu thầu dự kiến sẽ được thông báo vào tháng 1, tháng 2, tháng 4 và tháng 6. Nửa cuối năm 2022, hai hoặc ba đợt đấu thầu dự kiến sẽ được tổ chức thêm tùy thuộc vào tình hình trong nước.
Trong đợt đấu thầu vào tháng 1/2022, Hàn Quốc không triển khai nhập khẩu gạo có xuất xứ từ Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала