“Cõng” 43% thuế phí, vì sao thuế xăng dầu không thể giảm lúc này?

© Ảnh : Phương Anh - TTXVNHoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Hà Nội
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Giá xăng dầu đang ở ngưỡng cao nhất lịch sử. Trao đổi với Sputnik, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) lý giải, vì sao Nhà nước chưa giảm thuế xăng dầu lúc này.

Xăng dầu tăng, doanh nghiệp “gánh còng lưng”

Trong thời gian gần đây, giá xăng dầu trên thế giới tăng liên tục, dẫn đến giá bán lẻ trong nước lập đỉnh cao nhất trong 8 năm qua. Giá xăng dầu tăng sẽ tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực. Bởi đây là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Giá xăng dầu tăng đồng nghĩa với chi phí sản xuất tăng, điều này sẽ tác động đến một loạt vấn đề.
Theo đó, giá xăng dầu tăng không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vô hình chung khiến đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của cả nước bị ảnh hưởng. Trong suốt 2 năm qua, nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, thậm chí tăng chi phí để vừa sản xuất vừa phòng dịch. Đến năm 2022 được cho là bước đệm để doanh nghiệp lấy lại phong độ và phát triển, thì giá nhiên liệu đầu vào tăng liên tục từ đầu năm khiến các doanh nghiệp đã lao đao nay còn lao đao hơn.
© Ảnh : Thanh Liêm - TTXVNHoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá
Các chuyên gia cho rằng, giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo giá hàng hóa đi lên, tạo áp lực lên lạm phát, giảm hiệu quả gói phục hồi kinh tế của Chính Phủ. Thậm chí, có khả năng làm vô hiệu hóa một số chính sách tài khóa (cắt giảm 2% thuế giá trị gia tăng) mà Chính phủ đã triển khai nhằm kích cầu, giảm áp lực lạm phát mới đây.
Phân tích về tác động này, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết:
“Xăng dầu là một loại vật tư chiến lược quan trọng. Nó là yếu tố đầu vào của nhiều ngành, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống người dân. Bởi vậy giá nhiên liệu tăng khiến chi phí giá thành tăng. Điều này làm khó khăn thêm chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời khiến lạm phát tăng, đầy là điêu bất khả kháng.”
Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc và đại lý của Công ty Cổ phần Xăng dầu Tín Nghĩa bị lỗ từ 700-800 đồng/lít xăng cho sản lượng bán ra trên thị trường, nhưng vẫn cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Bộ Tài chính nói giá xăng Việt Nam rẻ so với thế giới, sắp đấu giá lô xăng dự trữ quốc gia

Chưa thể giảm thuế xăng dầu thời điểm này

Tại Việt Nam, giá nhiên liệu như xăng dầu hiện đang “cõng” 4 loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thu đặc biệt. Hiện giá nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam là 14.5000 đồng/1 lít. Sau khi cộng thêm hàng loạt các loại thuế, phí giá xăng Ron 95 đã tạo mức giá đỉnh lịch sử 26.280 đồng/1 lít.
Trao đổi với Sputnik, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đánh giá, trong bối cảnh hiện nay Nhà nước có 2 giải pháp quan trọng để hạ nhiệt: Một là thuế, hai là Quỹ bình ổn. Tuy nhiên, cả hai giải pháp này đều khó khả thi.
“Cụ thể, về phương án dựa vào quỹ bình ổn: Quỹ bình ổn xăng dầu hiện ngày càng âm do thu ít, chi nhiều. Nếu giá xăng tiếp tục tăng, thu thêm sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp. Phương án này là bất khả kháng. Còn về phương án giảm thuế xăng dầu: Trong thời gian vừa rồi, Nhà nước và Chính phủ dùng chính sách tài khóa, hỗ trợ giảm rất nhiều loại thuế phí trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Do đó, nếu tiếp tục giảm thuế xăng dầu thì ngân sách quốc gia sẽ khó khăn vô cùng. Bởi vậy, khả năng giảm thuế là rất khó.”
Ông Long cũng cho biết thêm, trong giai đoạn này chúng ta chưa nên mở kho dự trữ quốc gia, bởi hiện Việt Nam mới chỉ đảm bảo 70 - 75% nguồn cung trong nước, nguồn dự trữ ít. Đặc biệt, trong bối cảnh Nhà máy Nghi Sơn đang gặp trục trặc. Nếu mở sớm quá, trong trường hợp giá quốc tế tiếp tục tăng hoặc có sự cố bất trắc, sẽ rất nguy hiểm tới an ninh năng lượng.
© Ảnh : Phương Anh - TTXVNHoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Hà Nội
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Hà Nội

“Vấn đề không phải kìm hãm giá xăng tăng mà phải tìm cách kìm đà tăng lạm phát”

Hai giải pháp quan trọng không còn khả thi, trước câu hỏi của Sputnik “giải pháp hiện hữu là gì để kìm lạm phát”, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) chia sẻ:
“Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề không phải làm sao kìm hãm giá xăng tăng mà phải tìm cách kìm đà tăng lạm phát. Theo tôi, phương án tốt nhất trong bối cảnh hiện tại là các doanh nghiệp phải tự tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, quản trị tốt để giảm bớt tác động tới giá thành của thị trường.”
Giá xăng tiếp tục tăng cao kỷ lục trong đợt điều chỉnh giá ngày 21/2/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Bộ Công Thương ra tay ‘gỡ rối’ tình hình giá xăng dầu trong nước
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала