Chính phủ Việt Nam đưa ra câu trả lời về phục hồi kinh tế hậu COVID-19

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam đang nắm trong tay thời điểm quan trọng khi tìm cách phục hồi hậu COVID-19. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra không đơn giản là phục hồi kinh tế mà là phục hồi kinh tế như thế nào.
Ngày 25/2, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị quốc tế "Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Mục tiêu phục hồi 'xanh', bao trùm

Tại Hội Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài, học giả trong và ngoài nước.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu đã mang đến cho các quốc gia và cộng đồng quốc tế những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về các mối đe dọa nghiêm trọng, tiềm ẩn từ các vấn đề môi trường và sức khỏe; tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, khai thác bền vững tài nguyên, đảm bảo sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm
Bối cảnh đặc biệt ấy đã làm thay đổi hoàn toàn hướng phát triển của từng quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh:

“Vấn đề đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam sau đại dịch COVID-19 không phải chỉ là phục hồi mà là phục hồi như thế nào. Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử và đến nay đã tiêm gần 200 triệu liệu vaccine phòng COVID-19".

Nói là làm, ngay từ tháng 10/2021, Việt Nam đã chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Cùng với cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Chính phủ Việt Nam đã có câu trả lời rõ ràng: “Theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm".
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Lim Ming Yan, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
‘Các dự án của Singapore cần có quy mô lớn, đổi mới sáng tạo, có tính lan tỏa cao tại Việt Nam’

Vậy phục hồi như thế nào?

Câu trả lời được Chính phủ Việt Nam hiện thực hoá bằng cách tham gia vào các xu hướng lớn của thế giới như: xu thế mở cửa; xu thế phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế-xã hội.
Bên cạnh đó, Việt Nam chú trọng vào xây dựng và triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh 2021-2030, nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030.
© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm
Điểm nhấn trong các chiến lược trên là định hướng lớn về phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nỗ lực hiện thực hóa các cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26 vừa qua.
"Đây sẽ là một tiến trình chuyển đổi sâu sắc, đòi hỏi Việt Nam phải tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, cũng như các mục tiêu, chiến lược quốc gia có liên quan theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và những cú sốc từ bên ngoài” - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá.
Cũng theo Phó Thủ tướng, đây cũng là cơ hội để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh, sạch; giảm phát thải khí mê tan, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Cam kết COP26: Việt Nam nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo

Các chuyên gia đánh giá như thế nào?

Chia sẻ tại hội nghị, chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz cho rằng, nếu muốn duy trì một nền kinh tế phát triển bền vững, bao trùm, các quốc gia cần coi môi trường là nhân tố quan trọng. Về mục tiêu của Việt Nam, chuyên gia Joseph Stiglitz cho biết:
“Việt Nam cần duy trì đà tăng trưởng xanh theo hướng bền vững và bao trùm; chú trọng đến vấn đề bất bình đẳng nhằm tránh hệ lụy chia rẽ xã hội dẫn đến ảnh hưởng đối với nền kinh tế.Bên cạnh đó, phục hồi kinh tế cần có nguồn vốn; với sự ổn định chính trị, xã hội, Việt Nam có thể thu hút nhiều nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn tư nhân thời gian tới".
Dự báo khoa học: Đến năm 2030 Nga sẽ chuyển sang 100% năng lượng tái tạo  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
'Việt Nam có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo'
Về phần mình, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam, cũng đưa ra các thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình phục hồi kinh tế xanh. Bà Wiesen nêu rõ:

“Việt Nam phải đối mặt với ba thách thức chiến lược. Đó là giải quyết tác động môi trường từ tăng trưởng bao gồm: rủi ro về khí hậu, thiên tai, môi trường và sức khỏe, cũng như suy thoái tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học bằng cách hướng tới một mô hình kinh tế năng suất và chống chịu tập trung vào tái tạo thiên nhiên và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong một nền kinh tế tuần hoàn trung hòa carbon".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
COP26, cam kết của Việt Nam và thể diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Cũng theo bà Caitlin Wiesen, khi tìm kiếm những chuyển đổi cần thiết để giải quyết ba thách thức nêu trên, Chính phủ sẽ nhận thấy sự cần thiết của đổi mới quản trị trong toàn bộ Chính phủ và toàn xã hội. Điều này bao gồm quản trị mang tính dự đoán, thích ứng và nhanh nhạy, hay còn gọi là "quản trị 3A".
Đồng thời, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho biết UNDP sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phục hồi kinh tế xanh và bao trùm này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала