Hoa Kỳ mở rộng "sáng kiến Trung Quốc"?

© Depositphotos.com / СarlosphotosCờ Mỹ
Cờ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Mỹ đang xem xét lại cái gọi là "Sáng kiến Trung Quốc". Đây là chương trình do chính quyền cựu tổng thống Trump phát động để đối phó hành vi gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thừa nhận rằng, sáng kiến này thúc đẩy tình trạng phân biệt đối xử, chỉ tập trung vào Trung Quốc. Đồng thời, các nhà chức trách Hoa Kỳ lưu ý rằng, họ sẽ tiếp tục chống lại các mối đe dọa trộm cắp IP và R&D đối với an ninh quốc gia.

"Sáng kiến ​​Trung Quốc" của Mỹ là gì?

“Sáng kiến ​​Trung Quốc” là một chương trình chống Trung Quốc do chính quyền cựu tổng thống Trump thông qua. Theo chương trình an ninh quốc gia này, các viện nghiên cứu của Mỹ nên kiểm tra kỹ nhân viên của họ về mối liên hệ với các tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc, bao gồm cả khu liên hợp công nghiệp-quân sự CHND Trung Hoa. Người Mỹ gốc Hoa đang bị giám sát đặc biệt. Họ bắt đầu bị nghi ngờ có quan hệ không chính thức với các đồng nghiệp Trung Quốc. Do đó, việc nhận được tài trợ của chính phủ cho các chương trình nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, đặc biệt nếu trong nhóm nghiên cứu có những người gốc Hoa.
Chính quyền Trump đã cáo buộc Bắc Kinh đang tiến hành một chiến dịch tích cực nhằm đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ, đây là lý do tại sao cần phải thúc đẩy các biện pháp này. Một trong những tiền đề cho các biện pháp chống Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học có thể là kế hoạch “1000 nhân tài” của Bắc Kinh nhằm thu hút những bộ óc giỏi nhất từ ​​nước ngoài, đặc biệt là người gốc Hoa, đến Trung Quốc. Mong muốn của các nhà chức trách Trung Quốc là hoàn toàn chính đáng. Theo thống kê của tổ chức tư vấn Mỹ "Marco Polo", cứ 10 người gốc Hoa học đại học và nhận bằng cấp cao tại Hoa Kỳ thì có 9 người ở lại đó làm việc trong thời gian hơn 5 năm. Như vậy, “1000 nhân tài” ban đầu nhằm tạo cho các nhà khoa học Trung Quốc các điều kiện làm việc không thua kém gì ở Mỹ. Đồng thời, họ không gặp phải rào cản ngôn ngữ, môi trường văn hóa xã hội quen thuộc hơn, ngoài ra họ cảm thấy tự hào vinh dự hơn vì được phục vụ cho đất nước mình - tất cả những điều này phải trở thành động lực bổ sung cho sự trở lại của “rùa biển”.
Cờ của Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Luận điệu chống Trung Quốc đánh lạc hướng người Mỹ khỏi các vấn đề nội bộ của Hoa Kỳ

"Ẩn ý thâm hiểm"

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã nhìn thấy "ẩn ý thâm hiểm" trong các hành động của Trung Quốc. Washington đã cáo buộc Bắc Kinh nhắm mục tiêu lợi dụng những người Trung Quốc tiếp tục làm việc trong các viện nghiên cứu của Mỹ để nhận được những công nghệ và phát triển tiên tiến từ họ. Nói cách khác, Hoa Kỳ tin rằng, các nhà khoa học như vậy có thể thực hiện nghiên cứu khoa học bằng tiền của Mỹ và sau đó chuyển dữ liệu thu được cho Trung Quốc. Giám đốc FBI cho biết, cứ mỗi 12 giờ, cơ quan này lại phải mở một hồ sơ điều tra về hoạt động gián điệp của Trung Quốc trên đất Mỹ. Hàng chục nhà khoa học đã bị cơ quan hành pháp buộc tội trong khuôn khổ “Sáng kiến ​​Trung Quốc”.
Bản thân người Mỹ đôi khi bị tình nghi hoạt động gián điệp. Một số người trong số họ đã bị xét xử. Ví dụ, giáo sư Charles Lieber thuộc Đại học Harvard. Các công tố viên đã tuyên bố rằng ông này giấu giếm việc ông đang làm việc cho Trung Quốc trong khi nhận tài trợ liên bang của Hoa Kỳ cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nhiều vụ việc tại các phiên tòa đã đổ vỡ do không đủ chứng cứ, do không tuân thủ các thủ tục pháp lý trong việc điều tra vụ án và thu thập chứng cứ, v.v. Ví dụ, giáo sư MIT Gang Chen đã được trắng án. Tuy nhiên, danh tiếng của giáo sư bị ảnh hưởng. Và tất cả chỉ vì ông này là người Mỹ gốc Hoa.
"Sáng kiến ​​Trung Quốc" nhằm mục đích kiềm chế sự phát triển công nghệ của Trung Quốc bằng bất cứ giá nào, nhưng cuối cùng nó đã đánh vào chính người Mỹ, - chuyên gia Gong Honglie từ Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh nói với Sputnik.
Trụ sở chính của công ty Amperex Technology Energy Storage ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Nhà sản xuất pin ô tô điện của Trung Quốc không sợ lệnh trừng phạt của Mỹ
Giờ đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công khai thừa nhận rằng “Sáng kiến ​​Trung Quốc” không giải quyết được các vấn đề cấp bách mà chỉ là một biểu hiện của tính thiển cận chính trị. Mặt khác, Mỹ sẽ tiếp tục chống lại các mối đe dọa trộm cắp IP và R&D đối với an ninh quốc gia, và đang mở rộng “Sáng kiến Trung Quốc” ​​sang một số quốc gia khác không thân thiện với Mỹ. Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Matthew Olsen cho biết, Mỹ sẽ theo đuổi một chiến lược rộng hơn để chống lại các mối đe dọa không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ Nga, Iran và Triều Tiên. Ông Olsen cho biết rằng, bây giờ chiến lược sẽ tập trung vào các mối đe dọa cụ thể. Có khả năng phạm vi các mối đe dọa theo quan điểm của Hoa Kỳ sẽ bị xóa nhòa, điều đó có nghĩa là các cấu trúc liên quan sẽ nhận được nhiều tiền hơn để chống lại các mối đe dọa tưởng tượng này.
Vào đầu tháng 2, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật theo đó Mỹ sẽ đầu tư 300 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, trong đó 52 tỷ USD dành riêng hỗ trợ cho sản xuất thiết bị bán dẫn và nghiên cứu các thành phần quan trọng sử dụng trong máy tính và xe ô tô. Gói tiền trên cũng bao gồm việc chi 45 tỷ USD trong 6 năm tới để giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, vốn đang gây ra tình trạng khan hiếm thiết bị bán dẫn thời gian gần đây. Nếu dự luật này được thông qua, đây sẽ là biện pháp hỗ trợ quyết liệt nhất của chính phủ Mỹ nhằm chống lại ảnh hưởng của các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc.
Tiền giấy đô la và nhân dân tệ trên bàn cờ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Trung Quốc khuyến cáo Nepal không mở "hộp Pandora" của Mỹ
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала