- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nga đành phải "ra đòn trước" chống lại một bản sao của Khmer Đỏ

© SputnikNgười lính Nga trên xe tăng
Người lính Nga trên xe tăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Đăng ký
Сhiến dịch quân sự đặc biệt của Nga là kết quả của nhiều năm bị phương Tây kích động và ủng hộ lực lượng phát xít và dân tộc chủ nghĩa ở Ukraina. Nó còn có một mục tiêu rất lớn là "ra đòn trước", phá hủy tiềm lực quân sự của Ukraina để giảm thiểu những rủi ro, hậu họa khủng khiếp trong tương lai, trong đó có vấn đề vũ khí hạt nhân
Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đã quyết định khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk (DNR và LNR). Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng, Lực lượng vũ trang nước này không tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa, không quân hoặc pháo binh vào các thành phố của Ukraina - không có gì đe dọa đến dân thường. Người đứng đầu nhà nước Nga cũng nhấn mạnh rằng, các thế lực bên ngoài nào thử gây ra mối đe dọa cho Nga thì sẽ nhận được sự đáp trả ngay lập tức.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm mục đích phi quân sự hóa và phi quốc xã hóa Ukraina. Nga bắt buộc phải hành động như vậy vì an ninh quốc gia sau nhiều năm bị phương Tây kích động và ủng hộ lực lượng phát xít và dân tộc chủ nghĩa ở Ukraina.

8 năm chính quyền Kiev sử dụng lực lượng phát xít mới “Pravyi Sektor” để thực hiện chính sách diệt chủng người Nga

Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, những thế lực dân tộc cực đoan ở Ukraina đã được các thế lực phương Tây giúp đỡ để phục hồi. Những tên phát xít Ukraina già cỗi đã có điều kiện để lan truyền lại những “câu chuyện tưởng tượng” về tên trùm phát xít Ukraina Stepan Bandera. Với sự trợ giúp của CIA và Mi6, OUN (Tổ chức Quốc dân Ukraina được thành lập vào những năm 1930) và UPA (“Quân đội Khởi nghĩa Ukraina” – một tổ chức phát xít Ukraina tàn bạo khét tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ II) lại được phục hồi dưới cái tên đơn giản: “Pravyi Sektor”. Tổ chức này có rất nhiều lính đánh thuê mà hầu hết là những tên tội phạm đã được ra tù hoặc đang lẩn trốn lệnh truy nã được tuyển mộ từ nhiều nơi trên thế giới, kể cả Mỹ và các nước phương Tây.

“Các thế lực dân tộc cực đoan chủ yếu có mặt tại miền Tây Ukraina trỗi dậy để lập ra “Pravyi Sektor”, một tổ chức phát xít mới ở Ukraina, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tôn thờ “lãnh tụ” Stepan Bandera. Pravyi Sektor lập tức trở thành chủ lực trong cuộc đảo chính “Maidan 2014” với sự trợ giúp của CIA và Mi6 và sau đó, trở thành chủ lực của đội quân ATO (đội quân trừng phạt) của chính quyền Kiev để thực hiện cái gọi là “dẹp loạn miền Đông”, - Nhà nghiên cứu các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

© Sputnik / Stringer / Chuyển đến kho ảnhMột người tham gia lễ rước những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Kiev với bức chân dung của Bandera, 2019
Một người tham gia lễ rước những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Kiev với bức chân dung của Bandera, 2019 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Một người tham gia lễ rước những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Kiev với bức chân dung của Bandera, 2019
Trong 8 năm qua, đặc biệt trong những năm 2014-2015 và 2017, chính quyền Kiev sử dụng lực lượng “phát xít mới” Pravyi Sektor đã gây ra vô vàn tội ác đối với người Nga và các sắc tộc khác ở Ucraina. Mở đầu là vụ đốt cháy Nhà hát Opera Odessa, gây ra cái chết thương tâm cho hơn 30 thường dân. Tiếp theo là các vụ khủng bố đối với các cộng đồng nói tiếng Nga ở Đông Ucraina khiến hàng nghìn người chết và bị thương.

“Trong các chiến dịch tiễu phạt ở hai tỉnh Lugansk và Donetsk, lực lượng ATO dưới sự chỉ đạo từ Kiev đã tiến hành hàng trăm vụ hành quyết hệt như thời Trung cổ như mổ bụng, moi tim, cắt tiết, chặt đầu, treo cổ.v.v… Phần lớn các vụ hành quyết đó nhằm vào những người Ukraina gốc Nga, nói tiếng Nga…Chỉ cần dẫn ra đây kết quả điều tra của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) tháng 9/2015, có thể thấy đã có tới gần 8.000 người thiệt mạng và 17.820 người bị thương trong các cuộc tấn công của quân đội Ukraina vào dân thường miền Đông nước này trong 18 tháng chiến sự”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik.

Đó chính là hậu quả của chính sách bài Nga cực đoan, của chính sách chống Nga bằng mọi giá được điều khiển bởi chủ trương “đánh Nga đến người Ukraina cuối cùng” của Washington, Lầu Năm Góc cũng như London và Brussels. Và đó cũng là lý do khiến cho cộng đồng Nga ở Ukraina “tức nước vỡ bờ:” cũng như những phản ứng quyết liệt của chính quyền Nga nhằm bảo vệ an ninh cho công dân Nga ở Ukraina, đồng thời bảo vệ cho an ninh của Liên bang Nga.
Quân nhân của Lực lượng vũ trang Nga trong xe của một cột thiết bị quân sự ở Armyansk - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia quân sự nêu tên thời hạn tiềm năng kết thúc chiến dịch của Nga ở Donbass

“Suốt 7 năm Ukraina không thực hiện một điều khoản nào trong gói các biện pháp của Thỏa thuận Minsk 2.0, kể từ điểm đầu tiên là lệnh ngừng bắn. Căn nguyên của vấn đề là Kiev không muốn đối thoại trực tiếp với các đại diện có thẩm quyền của Donetsk và Luhansk. Hôm 18/2, tại cuộc họp Hội đồng Bảo an LHQ, đại diện của Nga đã cung cấp cho các thành viên Hội đồng Bảo an tài liệu của Ủy ban Điều tra và RT về tội ác của quân đội Ukraina ở Donbass, bao gồm cả những tài liệu liên quan đến việc sử dụng các phương pháp chiến tranh bị cấm. "Đề nghị các ông bà hãy xem những tài liệu này và hãy chuẩn bị cho những gì các ông bà sẽ thấy, đó là sự khủng khiếp", - Ông Vershinin, đại diện của Nga tại cuộc họp trên nói. 7 năm qua Nga đã kiên trì thu thập thông tin. Và “Hồ sơ diệt chủng” tại Ukraina đã được trình lên LHQ. LHQ hành động tiếp theo như thế nào thì chúng ta phải chờ, hồi sau sẽ rõ”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Bản sao của kịch bản Khmer Đỏ và những nỗ lực hòa bình của Nga trong 8 năm qua

Như bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, trừ Mỹ và một số đồng minh, người Nga không muốn chiến tranh. Nhưng khi kẻ nào đó đã đem “lửa” đến “đốt” bên sườn mình thì bất cứ một dân tộc nào cũng phải có phản ứng tự vệ.
“Tôi cho rằng, Việt Nam hiểu rõ vấn đề của Liên bang Nga ngay từ khi nước này hứng chịu làn sóng “xâm lược không tuyên bố” từ Mỹ và phương Tây, bao gồm chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, trừng phạt kinh tế, scandan bịa đặt trong văn hóa và thể thao”, - Nhà nghiên cứu các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
Chúng ta cùng nhớ lại lịch sử, nhớ lại bài học kinh nghiệm khi Việt Nam phải đối phó với tổ chức diệt chủng Khmer Đỏ do tập đoàn Polpot – Yeng Sary cầm đầu: Dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh, trong những năm 1974-1979, Khmer Đỏ đã hàng nghìn lần tấn công xâm phạm biên giới Việt Nam-Campuchia, sát hại hàng chục nghìn người Việt Nam tại các tỉnh biên giới của Việt Nam. Khmer Đỏ còn tiến hành diệt chủng, tàn sát dã man tới gần 3 triệu người Campuchia, trong đó có không dưới nửa triệu người Campuchia gốc Việt mà Khmer Đỏ gọi là “Duôn”, biến Campuchia từ một đất nước yên bình thành những “cánh đồng chết”.
© REUTERS / Nhet Sok Heng / Extraordinary Chambers in the Courts of CambodiaCựu thủ lĩnh chế độ Khmer Đỏ Khieu Samphan tại phiên tòa
Cựu thủ lĩnh chế độ Khmer Đỏ Khieu Samphan tại phiên tòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Cựu thủ lĩnh chế độ Khmer Đỏ Khieu Samphan tại phiên tòa
“Khi Việt Nam đưa quân sang Campuchia theo lời kêu gọi của “Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia” để tiêu diệt bè lũ diệt chủng thì Washington về hùa với Bắc Kinh bao vây, cấm vận Việt Nam với sự vu cáo vô lý rằng “Việt Nam xâm lược Campuchia. Hơn bốn mươi năm sau, mặc dù phải thừa nhận rằng Khmer Đỏ đã phạm tội diệt chủng và bị đưa ra tòa án quốc tế xét xử, nhưng những người dân vô tội Campuchia và Việt Nam vẫn không hề nhận được một lời xin lỗi’, - Nhà nghiên cứu các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh.
Cũng giống như Nga trong 8 năm qua, Việt Nam trong những năm tháng ấy cũng kiên trì đàm phán với Khmer Đỏ ròng rã bốn năm trời. Thuyết phục có, nhượng bộ có, thậm chí chấp nhận hạn chế đưa những thông tin về việc quân Khmer Đỏ xâm phạm biên giới và tàn sát người Việt Nam trong biên giới Việt Nam để mong cứu vãn hòa bình để ổn định và phát triển.
Nhưng cũng giống như Liên bang Nga ngày nay, những lời đề nghị từ phía Việt Nam đều bị Khmer Đỏ bỏ ngoài tai, giống như Kiev đã bỏ ngoài tai những đề nghị của Moskva bây giờ. Không những thế, quân Khmer Đỏ (giống như quân lính Kiev) đã tăng cường các hoạt đông quân sự, quyết vì Trung Quốc và Mỹ, đánh Việt Nam đến người Campuchia cuối cùng.
Các binh sĩ Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ý kiến của chuyên gia quân sự: Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga tiến hành «chiến dịch phẫu thuật»

“Một bản sao không thể khác hơn ở Kiev hiện nay là Ukraina vì Mỹ và NATO, quyết đánh Nga đến người Ukraina cuối cùng. Đó là chính sách ngu xuẩn đến tệ hại của những thế lực cuồng loạn đến điên rồ dưới sự “đầu độc” thông tin từ Mỹ và phương Tây”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.

Khi Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và rút quân, một bài xã luận đăng trên báo “Prochiachuon” ở Phnompeng đã viết như sau:

“Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu, nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”.

Còn 40 năm sau, Samdech Petro Hun Sen, Thủ tướng Campuchia đã phát biểu: “Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam đã đến. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”.

“Tôi thực sự mong rằng quân đội các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk với sự trợ giúp của quân đội Nga sẽ sớm hoàn thành nhiệm vụ. Chiến sự sẽ sớm chấm dứt, sẽ nhanh chóng hơn ở Campuchia cách đây gần nửa thế kỷ và Ukraina sẽ trở lại là một đất nước hòa bình, trung lập và phát triển”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng chia sẻ với Sputnik.

Bài học Khmer Đỏ đang lặp lại với Washington, Lầu Năm Góc, London và Brussels. Hãy nhớ lại bài học đó để biết rằng, một Việt Nam thương tích đầy mình sau hai cuộc chiến tranh giữ nước liên tiếp vẫn còn có thể dang tay cứu giúp người dân Campuchia khỏi họa diệt chủng thì Liên bang Nga ngày nay hiện đại gấp rất nhiều lần lại không thể cứu cộng đồng người Nga ở Ukraina khỏi họa diệt chủng hay sao?

“Tôi đã đọc kỹ toàn văn Phát biểu của Tổng thống V. Putin sáng 24/2 và phát biểu trước đó, ngày 21/2, khi công nhận chủ quyền của hai nước cộng hòa Donetsk và Lugansk. Phát biểu của nhà lãnh đạo Nga, đặc biệt là vào sáng 24/2, đã nêu rất rõ, với những lập luận và một số dữ liệu, bằng chứng thuyết phục về việc Mỹ, NATO, phương Tây phớt lờ những lo ngại về an ninh quốc phòng, những lợi ích quốc gia của Nga; việc Mỹ và phương Tây sử dụng chính quyền Ukraina để tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống Nga rất nguy hiểm. Tôi hoàn toàn đồng ý với đánh giá rằng Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga là kết quả của nhiều năm bị phương Tây kích động và ủng hộ lực lượng phát xít và dân tộc chủ nghĩa ở Ukraina. Hành động của phương Tây nhằm mục đích để Nga phản ứng với những khiêu khích đó và trên cơ sở đó đưa ra những chính sách trừng phạt Nga”, - Nhà báo Nguyễn Đăng Phát phát biểu với Sputnik.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tổng thống Zelensky: Ukraina đề xuất quay trở lại con đường hòa bình

Những nỗ lực cuối cùng và hành động bắt buộc của Nga để phi quân sự hóa Ukraina.

Tháng 12/2021, Nga chuyển văn bản với những yêu cầu về đảm bảo an ninh cho NATO và Mỹ. Trong văn bản 8 điểm này thì điểm quan trọng nhất là yêu cầu NATO không mở rộng về phía Đông, không kết nạp Ukraina vào NATO. Tất cả những yêu cầu của Nga đã bị bỏ qua. Nga tuyên bố đã chịu đựng 30 năm nay và không còn đường lui nữa, NATO đã ở gần biên giới Nga.
Hôm 28/1, trả lời câu hỏi của đại diện RT, sẽ có chiến tranh hay không, Ngoại trưởng Nga trả lời: “Nếu điều đó phụ thuộc vào Nga, sẽ không có chiến tranh. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Nhưng chúng tôi sẽ không cho phép lợi ích của chúng tôi bị tấn công một cách thô bạo, không cho phép xem thường lợi ích của chúng tôi”.
Trong Bản phúc đáp của Nga ngày 17/2/2022 về cơ bản vẫn bảo lưu lập trường 8 điểm của Nga trong bản đề xuất gửi cho Mỹ và NATO hồi tháng 12/2021, nhưng nó có những điểm mới, đặc biệt là khả năng Nga sử dụng các biện pháp mang tính quân sự-kỹ thuật.
Cho đến trước ngày 24/2 Nga đã nỗ lực hết sức để có được giải pháp hòa bình. Nhưng phía Mỹ hủy cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Biden, hủy cả cuộc gặp bộ trưởng ngoại giao 2 nước, Ukraina thì ra sức kêu gọi phương Tây cấm vận Nga, Tổng thống Zelensky tại hội nghị an ninh châu Âu còn nói về việc Ukraina sẽ rút khỏi Hiệp ước Budapest. Chính hàng trăm vụ pháo kích với hàng nghìn quả đạn pháo và rocket các loại của quân đội chính phủ Ukraina dội xuống hai địa bàn Lugansk và Donetsk trong mấy ngày trước 24/2 là nguyên nhân làm cho miền Đông Ukraina lại trở lại là “một thùng thuốc súng”.

“Đương nhiên là khi đã cố gắng đến mức cuối cùng để cứu vãn hòa bình mà đối phương vẫn còn tiếp tục dồn ép thì hiệu ứng “tức nước vỡ bờ” sẽ diễn ra thôi. Ta hãy nhìn lại bài học của chính Liên bang Xô Viết sát trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ bài học đó có thể thấy Nga đã nỗ lực tới phút cuối cùng để cố gắng đưa Ukraina trở lại địa vị trung lập, hòa bình và nếu có thể thì trở thành cầu nối giữa Nga và EU. Địa vị đó không phải là địa vị hư ảo như “cái bánh vẽ” là thành viên NATO mà Washington đã trưng ra mà là một địa vị có tính khả thi. Bằng năng lực và kinh nghiệm của mình.Việt Nam đã từng làm tốt vai trò ấy trong nhiều vấn đề quốc tế. Nhưng đáng tiếc là Kiev đã không chấp nhận điều đó mà lại chấp nhận làm “lính xung kích” cho Mỹ và NATO”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.

Giống như hành động của Việt Nam ở Campuchia năm 1979, giờ đây, Liên bang Nga cũng phải hành động như thế để bảo đảm an ninh cho chính mình và đối phó có hiệu quả cao nhất với những phản ứng bất lợi từ Mỹ và phương Tây khi những phản ứng ấy rất khó có khả năng biến thành một “cuộc chiến mở rộng”.
Donbass - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ngày chiến dịch thứ hai: LNR và DNR tiến công, Zelensky muốn đàm phán

“Ngoài ra, Nga còn một lý do nữa để hành động sớm. Đó là lời đe dọa của Tổng thống Volodimir Zelensky rằng Ukraina sẽ trở lại vũ khí hạt nhân. Điều này buộc Nga phải “để mắt” ngay đến nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đang bị đóng cửa. Mặc dù không còn hoạt động nhưng trong các lò phản ứng của nhà máy này vẫn còn một khối lượng không nhỏ các chất phóng xạ Uranium và Plutonium cùng các thiết bị làm giàu khác. Người Việt Nam có câu “đói ăn vụng, túng làm liều”. Với câu nói rằng Ukraina sẽ tìm cách có vũ khí hạt nhân, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tự kết liễu chính mình và kết liễu luôn các mưu đồ của Mỹ và phương Tây”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/2 xác nhận lực lượng quân sự Nga đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraina. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, quân đội Nga đã thỏa thuận với một tiểu đoàn lính Ukraina và họ đang cùng nhau đảm bảo an toàn cho nhà máy hạt nhân đã ngừng hoạt động này.

“Nga hoàn toàn có thể biện minh cho hành động quân sự của mình rằng nó không chỉ ngăn chặn nạn diệt chủng, ngăn chặn chủ nghĩa phát xít mới mà còn là hành động cần thiết để loại bỏ nguy cơ tái trang bị vũ khí hạt nhân của một quốc gia đã tham gia hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Mỹ và phương Tây khó có thể loại bỏ nguyên cớ này bởi tổng thống Ukraina đã lâm vào thế “nhất ngôn hữu phát, tứ mã nan truy”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng đưa ra bình luận với Sputnik.

Như Tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh trong bài phát biểu sáng 24/2 của mình, Nga không gây chiến tranh với Ukraina và người dân Ukraina. Mục tiêu chính của chiến dịch phi quân sự hóa Ukraina là ngăn chặn một cuộc xung đột toàn cầu đang được chuẩn bị, mà trong cuộc xung đột đó Ukraina được giao đóng vai trò là bàn đạp quân sự cho một cuộc tấn công vào Liên bang Nga.
© Sputnik / Alexey Phurman / Chuyển đến kho ảnhĐốt lửa và dựng lều trên quảng trường Maidan ở Kiev, nơi xảy ra xung đột giữa phái đối lập và cảnh sát.
Đốt lửa và dựng lều trên quảng trường Maidan ở Kiev, nơi xảy ra xung đột giữa phái đối lập và cảnh sát. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Đốt lửa và dựng lều trên quảng trường Maidan ở Kiev, nơi xảy ra xung đột giữa phái đối lập và cảnh sát.

“Đất nước Ukraina, nhân dân Ukraina không có lỗi, nhưng những người cầm quyền ở Ukraina sau Maidan năm 2014 đã thực thi chiến lược chống Nga. Điều này thể hiện rõ ở việc Ukraina sửa đổi Hiến pháp, thông qua nhiều đạo luật, học thuyết, chiến lược...với tư tưởng nước Nga, nhân dân Nga láng giềng là kẻ thù. Đó là điều rất đau đớn và cứ đà này thì hiểm họa sẽ khôn lường. Một Ukraina dưới một chính quyền như vậy mà trở thành thành viên khối NATO thì chắc chắn sẽ là một mối nguy lớn cho Nga. Cho nên, chiến dịch quân sự của Nga còn có một mục tiêu rất lớn là "ra đòn trước", phá hủy tiềm lực quân sự của Ukraina để giảm thiểu những rủi ro, hậu họa khủng khiếp trong tương lai”, - Nhà báo Nguyễn Đăng Phát nhấn mạnh, trả lời phỏng vấn của Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала