Nguyên nhân nào khiến CPI 2 tháng tăng cao?

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNNgười dân mua bán tại siêu thị Big C Long Biên, Hà Nội.
Người dân mua bán tại siêu thị Big C Long Biên, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Giá xăng dầu, lương thực, dịch vụ giao thông tăng là nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1% trong tháng 2.
Sáng 28/2, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố, bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,68%.

Ghi nhận 10/11 nhóm hàng tăng giá

Theo thông tin trên, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021.

“Cụ thể, giá xăng dầu tăng mạnh thêm 5,8% so với tháng 1, nhu cầu đi lại cao trong dịp Lễ, Tết khiến CPI của nhóm giao thông tăng 2,35%, tác động đáng kể đến tốc độ tăng CPI nói chung. Giao thông cũng là nhóm tăng mạnh nhất trong rổ hàng hoá” - Báo cáo nêu rõ.

Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Thị trường USD trong nước bắt đầu 'tăng nhiệt'
Đặc biệt, chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 1,54%, tác động CPI chung tăng 0,52 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,35%, thực phẩm tăng 1,69%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,68%.
Tại nhóm lương thực, chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,2% (gạo nếp tăng 0,49%; gạo tẻ ngon tăng 0,35%; gạo tẻ thường tăng 0,14%). Nguyên nhân chỉ số nhóm gạo tăng do các thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam tăng cường nhập khẩu.
Bên cạnh đó, giá dầu hỏa tăng 8,32%, gas tăng 3,5%, điện sinh hoạt tăng 1,01% đã khiến chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng tăng 0,92%.
Giá xăng tiếp tục tăng cao kỷ lục trong đợt điều chỉnh giá ngày 21/2/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Việt Nam: Giá xăng sẽ tiếp tục ‘cháy’ nếu không có biện pháp can thiệp
Đặc biệt, chỉ số giá nhóm giao thông trong tháng đã “leo thang” 2,35% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng, dầu tăng nhích tới 5,8% (khiến CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của đợt tăng giá vào ngày 21/1; 11/2 và 21/2.
Như vậy, tính chung trong rổ hàng hóa, dịch vụ chính, 10/11 nhóm tăng giá và chỉ riêng nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông là giảm giá.

Lạm phát tháng 2 cơ bản tăng 0,68% so với cùng kỳ năm ngoái

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng Hai đã tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 0,68% so với cùng kỳ năm trước. Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê, lý giải với báo chí:
“Trong 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,68%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng".
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
'Bóng ma' lạm phát đang len lỏi tại Việt Nam?
Ghi nhận trên thực tế cho thấy, do biến động địa chính trị trên thế giới mà cụ thể là xung đột giữa Nga-Ukraina đã tác động mạnh đến thị trường xăng dầu và tài chính thế giới. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
“Chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm đã tăng 1,68%, trong đó giá xăng dầu đã tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm, do điều chỉnh 4 đợt và tăng tổng cộng 45,3% so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, tăng 18,64% so với cùng kỳ đồng thời góp phần làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm” - Bà Oanh cho biết thêm.
Mặc dù vậy, bà Oanh cũng cho biết tính chung hai tháng, một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đã giảm giá và góp phần “hạ nhiệt” đà tăng của CPI. Ngoài ra, giá cho thuê nhà ở và giá dịch vụ giáo dục cũng giảm do tác động của dịch COVID-19.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала