IPCC: Loài người sẽ trở nên yếu hơn và lựa chọn cấp bách của Việt Nam

© Depositphotos.com / MonticelloBiến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Đăng ký
IPCC đã chấp thuận Báo cáo biến đổi khí hậu 2022. Những con số “biết nói” trong báo cáo của LHQ về biến đổi khí hậu cho thấy rằng, tương lai của loài người và sự phát triển bền vững của thế giới phụ thuộc vào hành động của mỗi người, mỗi đất nước hôm nay.
Đối với Việt Nam, báo cáo nhấn mạnh quốc gia này nằm trong nhóm “dễ bị tổn thương nhất”. Nếu không nhanh chóng cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thì an ninh lương thực và kinh tế sẽ bị đe dọa bởi tác động của nắng nóng, nước biển dâng và thời tiết cực đoan.

Cơ hội sinh tồn: Loài người sẽ trở nên yếu hơn

Ngày 28/2, Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố phần thứ hai trong bốn phần của báo cáo đánh giá lần thứ sáu (AR6) về tác động của khí hậu.
Thực tế, IPCC đã chấp thuận Báo cáo dành cho các nhà hoạch định chính sách có tên “Biến đổi khí hậu 2022: Tác động, Thích ứng và Tình trạng dễ bị tổn thương”.
Báo cáo của IPCC được hoàn thiện và phê duyệt “từng dòng” bởi 270 tác giả và 195 chính phủ. Đây là bản đánh giá lớn nhất về tác động của biến đổi khí hậu. Báo cáo bao gồm tất cả hiểu biết đến hiện tại của nhân loại, chỉ ra rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa với đời sống ổn định và sức khỏe của con người.
“Bất kỳ sự chậm trễ nào nữa trong các hành động toàn cầu liên quan tới thích ứng và giảm thiểu sẽ khiến ta bỏ lỡ cơ hội về một tương lai mà loài người có thể sinh sống và phát triển bền vững”, IPCC nhấn mạnh.
Báo cáo nêu rõ những tác động cụ thể của tình trạng ấm lên toàn cầu đối với sự tuyệt chủng các loài, sự sụp đổ của hệ sinh thái, các bệnh liên quan đến muỗi, hiện tượng nắng nóng khắc nghiệt, thiếu nước và giảm năng suất mùa màng.
Vinfast VF e34 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2021
VinFast sẽ đóng góp gì vào cam kết của Việt Nam về 'biến đổi khí hậu' và giảm phát thải ròng?
Thông qua các con số cụ thể gửi IPCC, các tác giả của báo cáo muốn cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới loài người trở nên yếu hơn, nghèo đói hơn, ảm đạm hơn, nguy hiểm hơn trong nhiều năm tới.
IPCC cho rằng, nếu tình trạng ấm lên toàn cầu không được kiểm soát ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp thì hành tinh này sẽ suy thoái theo hàng trăm cách khác nhau, trong đó có những điều không thể đảo ngược.
Đặc biệt, tình trạng chậm trễ trong cắt giảm khí thải carbon và hỗ trợ để ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ làm lỡ cơ hội quý giá nhằm đảm bảo một Trái Đất có thể sinh sống được, một hành tinh bền vững cho tất cả trong tương lai.

Nước giàu cần giúp nước nghèo

Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, báo cáo là tập bản đồ với những dữ liệu thực tế về những tác động mà con người đang phải hứng chịu do hiện tượng biến đổi khí hậu.
© AP Photo / K.M. ChaudaryTổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres
Trong khi đó, ông Maarten van Aalst, nhà khoa học khí hậu tại Liên đoàn chữ thập đỏ quốc tế, đồng tác giả báo cáo, cho biết kể từ khi IPCC công bố báo cáo đầu tiên vào năm 2014 cho đến nay, mọi nguy cơ được cảnh báo đều xảy ra nhanh hơn dự tính.
Về phần mình, nhà khoa học khí hậu Katharine Hayhoe, công tác tại Viện nghiên cứu The Nature Conservancy, cho rằng đây là một lời cảnh báo tới thế giới rằng “ngôi nhà của họ đang bốc cháy”.
Chuyên gia Helen Adams (Đại học King’s College London, đồng tác giả báo cáo) nhấn mạnh, dù mọi thứ đang tệ đi, nhưng tương lai vẫn phụ thuộc trong tay con người, không phải khí hậu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thì nhận định rằng. cuộc chiến chống biến đổi khí hậu chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nếu không đánh giá đúng mức những nguy cơ, chắc chắn hậu quả sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn theo cấp số nhân. Vì vậy, các chính phủ cần tăng cường hành động để ứng phó với tình trạng ấm lên toàn cầu.
Do đó, ông Guterres cũng hối thúc các nước khẩn trương chuyển đổi sang năng lượng tái tạo để bù đắp cho sự chậm trễ trong tiến trình phi carbon nền kinh tế, hướng tới việc sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường.
IPCC cũng đưa ra nhiều giải pháp cải thiện hệ thống thông tin cấp khu vực và địa phương, cung cấp các dữ liệu ổn định, đáng tin cậy cho các nhà hoạch định chính sách trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Nhờ hệ thống cảnh báo sớm và công tác chuẩn bị, nhiều quốc gia đã bảo vệ được người dân của mình trước các thiên tai tự nhiên.
Các nước cần tăng cường đầu tư cho chương trình phòng ngừa thảm họa và giảm thiểu nguy cơ thảm họa, đặc biệt là tại các quốc gia dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch phát triển trên cơ sơ đảm bảo khả năng chống chọi tốt với khí hậu, có hệ thống quản trị toàn diện, hỗ trợ tài chính và hành động ở các cấp, các ngành, lĩnh vực và trong mọi khoảng thời gian có thể.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
UNDP: Việt Nam thành công trong giảm nghèo đa chiều
Các quốc gia giàu có, phát triển cần hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tuy biến đổi khí hậu tác động đến mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, chính các nước nghèo, dễ bị tổn thương và các nước “tiền tuyến” sẽ chịu tác động mạnh nhất, cần được hỗ trợ tài chính nhiều hơn nữa. Mức hỗ trợ nên được tăng từ hàng chục triệu USD hiện nay lên mức hàng trăm triệu USD.
Theo ông Mohamed Adow, lãnh đạo cơ quan nghiên cứu Power Shift Africa, khủng hoảng khí hậu là không thể tránh khỏi và con người phải thích ứng để vượt qua nó.
Trong khi đó, Bộ trưởng Khí hậu Đức Robert Habeck thì cho rằng, điều cần làm lúc này là có cái nhìn thực tế, hành động và hy vọng, tránh tâm lý hoang mang lo sợ.
“Dù mọi chuyện chắc chắn sẽ còn tồi tệ hơn nữa, nhưng nếu chung tay nỗ lực bằng mọi cách, thế giới sẽ thay đổi, và rồi hành động sẽ tạo nên sự khác biệt”, vị lãnh đạo lưu ý.
Giám đốc điều hành Quỹ Khí hậu Châu Âu Laurence Tubiana đánh giá, báo cáo là một lời nhắc răn khắc nghiệt rằng biến đổi khí hậu đã và đang giết chết con người, hủy hoại thiên nhiên và khiến thế giới trở nên nghèo nàn hơn.
Trước đó tại Glasgow tại COP26, tất cả các nền kinh tế lớn đều đồng ý củng cố tham vọng của họ - và khi chúng ta bước vào vùng nguy hiểm trong cuộc chiến chống biến khí hậu, điều quan trọng là họ phải đưa ra những kế hoạch đầy tham vọng mới vào năm 2022.
“Không thể có thêm lý do nào bào chữa và phải chấm dứt tình trạng quảng cáo xanh ngay”, Laurence Tuniana nói lưu ý đến những tuyên bố vô căn cứ để lừa người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi trường.

“Nhiều cái chết cho toàn nhân loại”

Báo cáo do Nhóm công tác II (WGII) cho Chu kỳ đánh giá thứ sáu (AR6) thực hiện. Bản báo cáo được công bố sau phiên họp toàn thể được tổ chức từ ngày 14 -26/2 vừa qua, và đã được đại diện các chính phủ phê duyệt.
Dự thảo đầu tiên của báo cáo có 16.348 ý kiến ​​phản biện, bản dự thảo thứ hai có 40.293 ý kiến ​​đánh giá và dự thảo cuối cho các Nhà hoạch định chính sách nhận được 5.777 ý kiến. Đã có hơn 34.000 bài báo khoa học được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong báo cáo này.
Theo báo cáo gửi IPCC, khí hậu sẽ khắc nghiệt hơn gấp 4 lần vào cuối thế kỷ này, kể cả khi nhiệt độ bề mặt Trái Đất chỉ tăng thêm 1,5 độ C. Trường hợp nhiệt độ Trái Đất tăng lên 2 độ C, số trận bão, lũ, hạn hán và sóng nhiệt sẽ tăng gấp 5 lần. Hiện có ít nhất 3,3 tỷ người đang sống trong vùng nguy hiểm do tác động của biến đổi khí hậu và nguy cơ tử vong vì thời tiết cực đoan đã cao hơn 15 lần.
Người biểu tình với băng-rôn khẩu hiệu ở London - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2021
Việt Nam phản ứng như thế nào trước báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu?
Các đợt sóng nhiệt, dịch bệnh, thời tiết cực đoan, ô nhiễn không khí và nạn đói do tình trạng ấm lên toàn cầu đã ngày càng dẫn đến nhiều cái chết cho toàn nhân loại. IPCC cho rằng, các thành phố và khu tái định cư ven biển sẽ gặp phải thách thức lớn để bảo vệ tính mạng con người và tài sản do sự gia tăng triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Tác động của các đợt nắng nóng, hạn hán, bão lũ càng nghiêm trọng hơn do sự bất bình đẳng, cũng như việc sử dụng đất và đại dương không bền vững. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra các cuộc khủng hoảng nhân đạo và thổi bùng làn sóng di cư ở mọi khu vực trên thế giới. Tính mạng hàng triệu người và thậm chí hàng tỷ người sẽ bị đe dọa, nhiều nghìn tỷ USD có thể bị mất mát.
Báo cáo cũng lần đầu nhấn mạnh tới những tác động về sức khỏe tâm thần do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, khi mà người dân phải rời bỏ quê hương hoặc chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, cũng như sự lo lắng, đặc biệt là ở người trẻ, về tương lai.
Theo IPCC, khoảng 14% số loài sinh vật trên cạn có nguy cơ tuyệt chủng “rất cao” nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C.
Nếu nhiệt độ tăng lên 2 độ C, sẽ có 18% số loài trên cạn tuyệt chủng và nếu tăng lên 3 độ C, có 29% số loài trên cạn tuyệt chủng. Nếu nhiệt độ ấm lên khoảng 0,9 độ C, 35% diện tích đất trên Trái Đất sẽ bị các đám cháy rừng tàn phá.
Hiện Trái Đất đã ấm hơn 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiều mô hình dự báo cho thấy nhiệt độ sẽ tăng thêm hơn 1,5 độ C trong bối cảnh lượng khí thải vẫn tăng.

Tăng nguy cơ tử vong: “Việt Nam dễ bị tổn thương nhất”

Trên toàn thế giới, tình trạng thời tiết nóng và ẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đế sức khỏe của con người và Việt Nam là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề.
Báo cáo của IPCC có nhắc đến khái niệm “wet-bulb globe temperatures” (WBGT - nhiệt độ cầu ướt) - một thang đo kết hợp nhiệt độ với độ ẩm. WBGT từ 26 - 29°C là mức nguy cơ trung bình, và từ 30 - 33°C có thể gây nguy cơ cao với sức khỏe người lao động.
Ở Việt Nam, WBGT trung bình ở mưa từ 26 - 29°C. Nếu không sớm cắt giảm phát thải, WBGT có thểm chạm đến mức nguy hiểm hơn là 30 - 33°C. Khi đó, những công việc phải làm ngoài trời như nghề nông, xây dựng sẽ rất nguy hiểm, gây giảm năng suất lao động và nhiều rủi ro cho người dân.
Hạn mặn gay gắt đang diễn ra trên diện rộng ở nhiều địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2020
Việt Nam được UNDP viện trợ hơn 30 triệu USD chống biến đổi khí hậu
Số người ốm yếu và tử vong sớm sẽ gia tăng đáng kể do thời tiết khắc nghiệt hơn và các đợt nắng nóng, dịch bệnh lây lan. Dự báo, các thách thức về sức khỏe tâm thần như lo âu và căng thẳng sẽ gia tăng, đặc biệt là ở người trẻ và người cao tuổi và những người gặp nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Dự kiến, các trường hợp tử vong liên quan đến nắng nóng ở Việt Nam sẽ ở vào khoảng 7% vào năm 2050 và 26% vào năm 2090. Dù vậy, điều này có thể được duy trì ở mức 3% nếu Việt Nam nhanh chóng cắt giảm phát thải.
Nước biển dâng và nỗi lo của Đồng bằng sông Cửu Long cũng là điều đáng suy ngẫm. Ngay trong thế kỷ này, mực nước biển toàn cầu có thể tăng từ 44 - 76cm nếu các nước cắt giảm phát thải hiện tại. Nếu đẩy mạnh tốc độ cắt giảm nhanh hơn, mức tăng có thể đạt 28 - 55cm.
Tuy nhiên, nếu lượng phát thải tăng lên và trong trường hợp các tảng băng tan nhanh hơn tính toán, mực nước biển có thể dâng đến 2m trong thế kỷ 21 và chạm ngưỡng 5m đến năm 2150. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn có thể xâm nhập sâu vào đất liền 15km trong mùa mưa và 50km vào mùa khô, gây thiệt hại lên đến 4 tấn/ha/năm về năng suất lúa.
Ở các vùng có nguy cơ bị ngập lụt ven biển hiện có khoảng 28 triệu người Việt Nam đang sinh sống. Con số này có thể lên đến hơn 40 triệu người vào cuối thế kỷ 21 nếu lượng phát thải vẫn ở mức cao.
Việc nước biển dâng cao sẽ gây tổn thất lớn về chi phí kinh tế. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng thiệt hại hằng năm do mực nước biển dâng ở TP.HCM có thể lên đến khoảng 14,5 tỷ USD vào năm 2050 và 122 tỷ USD vào năm 2100.
Tại Hải Phòng, thiệt hại thậm chí còn cao hơn nữa khi có thể lên tới khoảng 17,6 tỷ USD ở mốc 2050 và 187,3 tỷ USD ở mốc thời gian 2100. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao, các hiện tượng cực đoan như hạn hán, sóng nhiệt và lũ lụt sẽ gây hại cho mùa màng và làm giảm năng suất cây trồng.
Theo báo cáo của IPCC, những yếu tố này cùng với mực nước biển dâng sẽ tác động nghiêm trọng đến nông nghiệp Việt Nam. Sản lượng lúa gạo có thể giảm 6% với mức phát thải cao hoặc 2% nếu có thể giảm nhanh lượng phát thải. Sản lượng bắp (ngô) giảm 10% với lượng phát thải cao hoặc 6% nếu cắt giảm nhanh phát thải.
Mặt trời - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2015
Guardian: Biến đổi khí hậu sẽ đánh vào kinh tế Đông Nam Á
Nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam cũng sẽ chịu thiệt hại do biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng sẽ khiến đàn cá di chuyển khỏi vùng biển nhiệt đới, làm giảm 11% doanh thu từ khai thác thủy sản tự nhiên của Việt Nam.
Theo dự báo, sẽ có hơn 30% diện tích nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Á không còn thích hợp cho sản xuất vào giữa thế kỷ 21 nếu lượng phát thải cao. Đáng lưu ý, Việt Nam là một trong số các nước dễ bị tổn thương nhất.
Nếu lượng phát thải cao, sản lượng cá ở Việt Nam sẽ giảm 64% vào năm 2030 - 2050 so với năm 2010 - 2030, trong khi sản lượng động vật có vỏ có thể biến mất hoàn toàn trong giai đoạn 2030 - 2050.
Theo IPCC, nếu không nhanh chóng cắt giảm phát thải, Việt Nam sẽ chịu thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Phát thải cao có thể làm giảm 23% thu nhập trung bình toàn cầu. Đến năm 2100, thu nhập trung bình ở Việt Nam sẽ thấp hơn 88% so với khi không có biến đổi khí hậu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала