- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Truyền thông Mỹ & phương Tây thể hiện sự “hai mặt”

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhĐài phát thanh Sputnik
Đài phát thanh Sputnik - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Mỹ và châu Âu luôn nêu cao quyền tự do ngôn luận, trong khi lại cấm đoán các phương tiện truyền thông Nga đưa tin phục vụ dư luận. Trả lời phỏng vấn Sputnik ông Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương đã thẳng thắn cho rằng có sự phân biệt đối xử, không công bằng trong cuộc chiến truyền thông.

Truyền thông Nga bị “cấm cửa” tại EU: Quyền tự do ngôn luận ở đâu?

Hiện hãng thông tấn RT và Sputnik đã bị cấm phát sóng trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu (EU). Quyền truy cập vào tài khoản Instagram của Sputnik đã bị hạn chế ở gần ba chục quốc gia châu Âu, tài khoản TikTok, Youtube của Sputnik và RT cũng đã bị chặn. Điều này có thể khẳng định EU đang vi phạm quyền tự do báo chí không, thưa ông?
Thời gian qua, chúng ta thấy rằng Mỹ và các nước phương Tây luôn tìm cách hạn chế, thậm chí cấm đoán các cơ quan truyền thông của Nga đăng ký tác nghiệp tại các nước này, trục xuất phóng viên thường trú,… Có thể thấy, trước khi xung đột xảy ra, 16/12/2021 Google đã chặn kênh tiếng Đức của hãng thông tấn Nga RT. Cuộc chiến truyền thông giữa Nga và phương Tây đã diễn ra khá lâu.
Ứng dụng RT hiển thị trên điện thoại thông minh phía trước logo RT và Sputnik - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Kiểm duyệt núp bóng bảo vệ các giá trị: phương Tây chính trị hóa các mạng xã hội
Đến nay, khi mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây ngày càng quyết liệt hơn, đặc biệt sau khi Nga công nhận 2 nước cộng hòa ở Donbass, rất nhiều các nước tại EU đã có hành động cấm đoán, tẩy chay báo chí Nga tại đây. Đây là chính sách hai mặt, không công bằng. Bởi tự do báo chí, tư do ngôn luận để phục vụ dư luận, nhưng lại cấm đoán, hạn chế có trọng tâm trọng điểm, cụ thể là Nga. Bằng hành động ngăn chặn cấm đoán này cho thấy có sự phân biệt đối xử rất rõ rệt. Có thể thấy rõ rằng, động cơ này nhằm tuyên truyền phục vụ cho chính sách của các nước khối NATO.
Ngay trong nội bộ các nước tại Châu Âu hay Mỹ cũng không có tự do báo chí như họ đã nói. Tôi lấy ví dụ, trong cuộc tranh cử giữa tổng thống Donald Trump và Joe Biden, ông Trump đã cáo buộc truyền thông Mỹ đối xử không công bằng với ông thế nào. Các tập đoàn công nghệ như Google, Meta Facebook, những nền tảng công nghệ truyền thông đã ứng xử rất tệ với việc tuyên truyền tranh cử của ông Trump ra sao. Rõ ràng, hành động phân biệt đối xử nhằm mục đích phục vụ chính trị của một bên, là công cụ để một bên thực hiện chính sách của mình. Căng thẳng giữa phương Tây và Nga lại càng cho thấy sự không công bằng, bất bình đẳng trong cuộc chiến này.
Vasily Nebenzya  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Trên mạng xã hội xuất hiện hàng triệu tin tức giả mạo về hoạt động của Nga ở Ukraina

Dư luận đang hiểu sai bản chất vấn đề

Điều này sẽ gây hệ lụy thế nào, đặc biệt là góc nhìn sai lệch của phương Tây về Nga, thưa ông?
Tin giả hiện nay rất nhiều, đặc biệt các nền tảng này mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram,…) đều nằm trong tay Mỹ và phương Tây. Cụ thể, trong cuộc xung đột hiện nay truyền thông phương Tây đang áp đảo các thông tin bình luận hay phản bác từ phía Nga. Trong những ngày vừa qua chúng ta có thể thấy nhiều thông tin giả, thông tin sai lệch, cắt ghép nội chắp vá, photoshop hình ảnh sai lệch,….
Trong khi dư luận trông chờ vào các nguồn tin chính thống, thì các hãng tin lớn như RT hay Sputnik bị cấm đoán, bị hạn chế tại các nước châu Âu. Như vậy, công chúng rất khó tiếp cận với các nguồn tin chính xác. Trước quá nhiều luồng thông tin trái chiều và không chính thống, khán giả, độc giả không đủ thời gian, tỉnh táo để kiểm chứng nên dư luận dễ bị dẫn dắt theo hướng truyền thông phương Tây chủ đích.
© Sputnik / Mikhail VoskresenskiyMáy quay cùng biểu tượng RT
Máy quay cùng biểu tượng RT - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Máy quay cùng biểu tượng RT
Đây không phải lần đầu truyền thông phương Tây định hướng sai dư luận. Nhìn lại vụ án chiếc Boeing mang số hiệu MH17 của Hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi trên vùng trời đông Ukraina hồi tháng 7-2014, dư luận phương Tây lập tức lên tiếng buộc tội Nga. Chỉ đến khi thời gian qua đi, sự thật mới được sáng tỏ.
Quay trở lại câu chuyện Nga – Ukraina, với các luồng thông tin nhiễu loạn, dư luận chưa hiểu đằng sau câu chuyện này là gì, nhu cầu an ninh của Nga là như thế nào, Nga đã đề xuất, hướng tới thương lượng nhưng bị các nước NATO phớt lờ như thế nào. Lý do, nguyên nhân, nỗ lực của Nga giải quyết trong hòa bình thế nào, dư luận không hiểu sâu xa. Chúng ta cần nhìn lại những gì NATO đối xử với Nga: Cuộc ném bom vào nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư của NATO năm 1999, tấn công Iraq năm 2003 hay ném bom Libya năm 2011.
Với sự tuyên truyền truyền thông một chiều, hình ảnh của Mỹ, NATO và phương Tây được vẽ lên như những người bảo vệ hòa bình, an ninh ổn định, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác. Điều này rất nguy hiểm, khiến dư luận hiểu sai bản chất vấn đề.
Phải chăng sự phân biệt đối xử trực tiếp mang động cơ chính trị, thưa ông?
Rõ ràng, sự cấm đoán này là do các cơ quan của chính phủ nước đó ban hành và đưa ra, chứ không phải tổ chức xã hội vận động không đưa tin, không tuyên truyền. Từ việc đóng cửa văn phòng thường trú, trục xuất phóng viên, cấm tiếp cận trên các nền tảng xã hội, …rõ ràng đây là phục vụ cho mục đích chính trị và chính sách của họ.
Sputnik  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đại diện thường trực các nước EU thông qua lệnh cấm phát sóng RT và Sputnik
Có ý kiến cho rằng, nếu phương Tây muốn hòa bình, họ sẽ không cung cấp vũ khí cho châu Âu từ mọi phía, mà gửi lực lượng gìn giữ hòa bình. Nếu họ phản đối chiến tranh, họ sẽ không tiếp tục bơm vũ khí cho Ukraina ngay từ đầu và sẽ không cấm RT và Sputnik. Ông bình luận thế nào về hành động này? Phải chăng phương Tây và Mỹ đang muốn khuếch trương thế lực của tại Đông Âu?
Những giải pháp tăng cường truyền thông phương Tây, hạn chế làm suy yếu sự có mặt của truyền thông Nga trong cuộc đối đầu này nhằm định hướng dư luận theo cách phương Tây đang đi. Thông qua cách truyền thông này, Mỹ có cớ đưa quân, bán vũ khí sang châu Âu, Ukraina,… Viện trợ tài chính, vũ khí cũng là một cách để họ giữ Ukraina bên mình, bởi Ukraina có địa bàn quan trọng, là nước láng giềng của Nga và là nước công khai thi hành chính sách đối đầu với Nga.
Tất cả hành động này là mục tiêu nhằm tăng cường tiềm lực quân sự, khả năng răn đe, mở rộng ảnh hưởng, tiềm lực về quân sự và kinh tế của Mỹ và phương Tây. Và truyền thông là một trong những công cụ đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ Nga sẽ đạt được mục tiêu đề ra và sẽ có đối thoại tìm kiếm giải pháp. Đây cũng là điều dư luận mong chờ.
Xin cảm ơn ông đã dành thời gian tham gia phỏng vấn cùng Sputnik!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала