Bộ Ngoại giao Nga khuyến cáo Nhật Bản vĩnh viễn quên đi việc xâm lấn quần đảo Kuril

© Sputnik / Anton Denisov / Chuyển đến kho ảnhVịnh Abramov, đảo Urup - hòn đảo thuộc nhóm đảo phía nam quần đảo Kuril
Vịnh Abramov, đảo Urup - hòn đảo thuộc nhóm đảo phía nam quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Đăng ký
Moskva (Sputnik) – Quan điểm của Bộ Ngoại giao Nhật Bản về sự tương đồng giữa chiến dịch quân sự ở Ukraina và việc các đảo Nam Kuril gia nhập Liên bang Nga mang tính phản cảm, Moskva khuyến cáo nên quên đi điều đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố.
Theo bà Zakharova, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã "vội vã đúng lúc": trong phiên điều trần trước quốc hội ngày 28 tháng 2, Vụ trưởng Vụ Châu Âu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã so sánh sự tương đồng trực tiếp giữa chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina và sự gia nhập của quần đảo Nam Kuril vào lãnh thổ Nga, "bỏ ngoài ngoặc kép thực tế đã biết là, các hòn đảo nói trên được chuyển giao cho đất nước chúng tôi hoàn toàn theo đùng luật pháp quốc tế sau kết quả Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Nhật Bản bị đánh bại.”
“Tôi muốn chỉ ra những phản bác rõ ràng trong tuyên bố của nhà ngoại giao Nhật Bản. Ngoài ra, có lẽ, mọi thứ không phải là vô ích và không phải ngẫu nhiên. Chúng tôi coi đây là bằng chứng cho thấy các lực lượng nhất định trong giới chính trị Nhật Bản luôn ghi nhớ khả năng hiện thực tuyên bố lãnh thổ của họ chống Nga. Chúng tôi đã tính đến điều đó, ghi nhớ điều đó. Chúng tôi khuyên các vị về điều đó, tôi kêu gọi Tokyo, hãy quên đi mãi mãi về lựa chọn này" – bà Zakharova nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm.
Thông tin tóm tắt của Đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Liên bang Nga M. Zakharova - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Bộ Ngoại giao Nga: Nhật Bản đang kích động giả tạo xung quanh quyền sở hữu quần đảo Kuril

Vấn đề về các đảo tranh chấp

Trong nhiều năm, quan hệ giữa Nga và Nhật Bản luôn bị lu mờ do hai nước không có hiệp ước hòa bình. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản ký Tuyên bố chung, trong đó Moskva đồng ý xem xét khả năng chuyển giao hai đảo Habomai và Shikotan cho Nhật Bản sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, số phận của Kunashir và Iturup không có gì thay đổi.
Liên Xô hy vọng rằng Tuyên bố chung sẽ chấm dứt tranh chấp, trong khi đó Nhật Bản chỉ coi văn kiện này là một phần của giải pháp cho vấn đề nói trên và không từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Các cuộc đàm phán sau đó không dẫn đến bất cứ kết quả nào, hiệp ước hòa bình sau khí kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay vẫn chưa được hai bên ký kết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала