Cái mà thế giới thiếu Việt Nam lại thừa

© Ảnh : TTXVNNhà máy Điện gió Bạc Liêu được xây dựng trên diện tích rộng trên 100ha, công suất 99MW, sản xuất khoảng 320 triệu kW/năm
Nhà máy Điện gió Bạc Liêu được xây dựng trên diện tích rộng trên 100ha, công suất 99MW, sản xuất khoảng 320 triệu kW/năm - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2022
Đăng ký
Việc Việt Nam cắt giảm điện than gây ô nhiễm nhiều, tăng dần năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, thậm chí hướng đến xem xét khôi phục cả các dự án điện hạt nhân, được nhiều chuyên gia đánh giá là lựa chọn lý trí.
Tuy nhiên, tại dự thảo Quy hoạch Điện 8 (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030 tầm nhìn đến 2045 – Quy hoạch Điện VIII), có nhiều ý kiến lại cho rằng, nên giảm điện mặt trời.
Vậy đâu là lý do để Việt Nam giảm điện mặt trời tại Quy hoạch Điện 8 trong bối cảnh cả thế giới đang kêu gọi tăng sử dụng năng lượng tái tạo hướng đến phát triển xanh, bền vững?

Việt Nam giảm điện than, giảm cả điện mặt trời, vì sao?

Việt Nam đang tính toán giảm điện mặt trời. Trong khi thế giới lo khủng hoảng năng lượng, ở quốc gia Đông Nam Á này lại có tình trạng “thừa, dư điện mặt trời”, phải cắt giảm bớt, tương tự, với điện gió, cũng phải quy hoạch đàng hoàng hơn.
Thế giới tăng điện mặt trời, Việt Nam lại giảm, vì sao?
Tấm năng lượng mặt trời và tuabin gió sản xuất ra điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Thêm một dự án điện gió tại Trà Vinh, Việt Nam tiệm cận đến ‘năng lượng xanh’
Theo Phó thủ tướng Lê Văn Thành, trong giai đoạn 2031 – 2045, công suất điện mặt trời tại dự thảo Quy hoạch điện 8 vẫn ở mức quá cao và cần phải giảm bớt.
Nhiều người tỏ ra bất ngờ trước quyết định này vì lâu nay Việt Nam vẫn có chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo, trong đó bao gồm điện mặt trời, điện gió.
Theo tờ trình của Bộ Công thương hôm 21/2, đến năm 2030, tổng công suất nguồn đạt 146.000 MW, giảm 9.000 MW so với tờ trình trước đó hồi tháng 11/2021. Dự kiến quy mô nguồn điện sẽ ở mức 352.000 MW vào năm 2045.
Trong thời gian từ năm 2031 – 2045, công suất điện mặt trời sẽ chiếm khoảng 25% cơ cấu công suất nguồn. Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, mức này là quá cao và đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu giảm các nhà máy nhiệt điện, giảm quy mô nguồn điện mặt trời, tăng nguồn điện gió ngoài khơi một cách phù hợp.
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công Thương nêu rõ các vấn đề xin ý kiến Thường trực Chính phủ theo quy định, trong đó bao gồm việc đưa ra khỏi quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030 các nguồn điện mặt trời đã có trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh nhưng chưa triển khai (khoảng 6.500 MW).
Bộ Công thương được yêu cầu báo cáo thêm phương án chuyển đổi năng lượng, tính khả thi khi chấm dứt cam kết với nhà đầu tư dự án khi cần.
Ngoài ra, còn 1 vấn đề nữa là dự thảo Quy hoạch điện 8 đã được Bộ Công thương trình Chính phủ lần đầu vào tháng 3/2021, được chỉnh sửa, đóng góp ý kiến nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Trong báo cáo xây dựng đề án Quy hoạch điện 8 (giai đoạn 2021 - 2030, tính tới năm 2045), tại Quyết định 428/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, có nêu ra 98 dự án với tổng công suất 57.535 MW.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, Việt Nam đã có thêm 384 dự án hoàn toàn mới với tổng công suất 51.552 MW được bổ sung vào quy hoạch điện. Trong đó, có đến 190 dự án điện gió với tổng công suất 11.860 MW và 175 dự án điện mặt trời với tổng công suất 15.450 MW được bổ sung.
Dự báo khoa học: Đến năm 2030 Nga sẽ chuyển sang 100% năng lượng tái tạo  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
'Việt Nam có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo'
Nhiều chuyên gia bày tỏ ý kiến ủng hộ việc cân đối giảm điện mặt trời. GS.TS Trần Đình Long, Viện Điện lực Việt Nam, đồng tình với việc tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, giảm dần năng lượng gây ảnh hưởng môi trường như nhiệt điện trong Quy hoạch điện 8.
“Ý kiến của Phó Thủ tướng là hợp lý”, GS.TS Trần Đình Long nói và lý giải rằng, giảm điện mặt trời nhưng tăng điện gió và đặc biệt tiến đến thay thế chuyển đổi nhiệt điện sang điện khí là tầm nhìn dài hạn đáng lưu ý.
Chuyên gia Trần Đình Long phân tích, ý kiến của Phó thủ tướng nằm trong chiến lược chung mà trước đó, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng đã công bố cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cam kết giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050.
“Việc phát triển điện gió hay điện mặt trời đều là năng lượng tái tạo, nên được ưu tiên như nhau”, ông Trần Đình Long nêu quan điểm.

Việt Nam sẽ cần vốn đầu tư lớn cho điện gió?

GS.TS Trần Đình Long, khi phân tích so sánh hai loại năng lượng tái tạo là điện gió và điện mặt trời, giữ quan điểm rằng, xét về lợi thế thời gian phát điện thì điện gió chiếm ưu thế hơn.
Ông Long phân tích, nếu điện mặt trời chỉ phát điện được ban ngày, ban đêm không có nắng là chịu trong khi điện gió có thể phát điện được cả ngày lẫn đêm, thậm chí về đêm, nguồn điện phát được mạnh hơn cả ban ngày.
Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Ấn Độ và ASEAN hợp tác về năng lượng tái tạo, sẽ nhắm Việt Nam đầu tiên?
Trong khi đó, nếu xét về phương diện ổn định, điện gió cũng ổn định hơn. Ngoài ra, điện gió có thể xây dựng tại bất kỳ chỗ nào có luồng gió ổn định và thường xuyên.
“Đặc biệt, ở Việt Nam, có thể xây dựng ngoài khơi, ngoài vùng thềm lục địa biển, không chiếm diện tích đất, không gây hại các vấn đề về môi trường sau thời gian khai thác như các tấm pin năng lượng mặt trời”, Thanh Niên dẫn lời GS Trần Đình Long phân tích.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý, đầu tư điện gió ngoài khơi sẽ khó hơn rất nhiều so với điện mặt trời trên mái nhà.
Vị nguyên là “kiến trúc sư trưởng” công trình điện 500KV của Việt Nam đánh giá, đầu tư điện gió đòi hỏi nguồn vốn cao hơn, chi phí đắt gấp đôi gấp ba, dẫn đến giá thành điện gió cao hơn gây khó thu hút đầu tư.
Đồng thời, điện gió trong đất liền phức tạp hơn nếu cánh quạt điện gió đang chạy bị đứt gãy. Về tính phổ biến và khả năng tiếp cận thì năng lượng điện mặt trời dễ tiếp cận hơn vì có thể ứng dụng vào các thiết bị nhỏ.
Theo GS. Long, trong thời gian qua, nhờ điện mặt trời mà Việt Nam bảo đảm được đầy đủ nguồn cung và an ninh năng lượng.
Với điện gió, không phải vì ngại đầu tư phức tạp mà để cơ cấu nguồn điện gió so với điện mặt trời trong quy hoạch quá chênh lệch.
“Về lâu dài, đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi là chiến lược bền vững, không chỉ bảo đảm an ninh năng lượng mà an ninh quốc gia nữa. Về an toàn năng lượng thì năng lượng tái tạo nói chung cần được chú trọng như nhau”, chuyên gia kiến nghị.
Ông Trần Đình Long chỉ ra thực tế rằng, trong vài năm qua, điện mặt trời nói riêng và điện mặt trời mái nhà đã phát triển “nóng” tại một số địa phương, khiến đường truyền tải quá tải, buộc ngành điện phải giảm phát điện. Nhất là trong 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành đã giảm phát điện từ các dự án đầu tư điện mặt trời áp mái lên đường truyền tải, gây thiệt hại cho nhà đầu tư…
“Đầu tư điện, song song đầu tư đường truyền tải cần được chi tiết hóa và hợp lý hóa trong Quy hoạch sắp tới”, chuyên gia lưu ý.

Nên hút FDI vào điện gió

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam thông tin, hiện Việt Nam chưa có dự án điện gió ngoài khơi lớn tầm cỡ nào cả.
Dự án cách bờ 20 km hoặc xa hơn là 50 km, trong khuôn viên thềm lục địa của quốc gia hiện chưa có. Do đó, cần phải nỗ lực thu hút mời gọi được những dự án quy mô tầm vóc lớn thì ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam sẽ có bước tiến dài trong tương lai.
Bạc Liêu hiện là điểm sáng trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở lĩnh vực năng lượng tái tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Việt Nam thừa điện tái tạo, EVN bắt kịp xu hướng năng lượng thế giới
“Sắp tới khi không còn giá ưu đãi FIT cho các dự án năng lượng tái tạo nữa, thay vào đó là giá đấu thầu. Chính phủ bằng những chính sách điều chỉnh hợp lý, điện gió ngoài khơi sẽ hấp lực nhà đầu tư lớn nước ngoài trong tương lai”, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhấn mạnh.
TS Nguyễn Dáo, Giảng viên khoa Điện - Điện tử (Trường đại học Tôn Đức Thắng), cho rằng, Việt Nam cần có chính sách thu hút vốn ngoại, vì điện gió trên đất liền và điện mặt trời áp mái nói chung đều gây tốn nhiều diện tích.
“Trong nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo, chúng ta đã dùng nhiều đất nông nghiệp để làm dự án điện mặt trời”, ông Dáo nói.
Chuyên gia chỉ rõ, có những dự án lớn, phủ cả hàng ngàn héc-ta đất tại các vùng có độ bức xạ mặt trời cao ở khu vực miền Bắc Trung bộ, miền Tây Nam bộ và Tây nguyên. Thực tế, đầu tư điện mặt trời có thời điểm lên cao quá, gây dư thừa quá mức.
“Việc giảm điện mặt trời, tăng điện gió ngoài khơi, nếu làm được là điều tuyệt vời, bởi nó có nhiều lợi ích kinh tế, an ninh quốc phòng”, ông Nguyễn Dáo nhấn mạnh.
Theo đó, hiện đầu tư điện gió trong đất liền cao gấp đôi điện mặt trời, đất đai để chôn các trụ quạt điện gió cũng rất lớn. Chưa kể nếu gặp sự cố như rơi gãy cánh thì độ nguy càng tăng. Đầu tư điện gió ngoài khơi chi phí cao gấp 1,5 - 2 lần trong đất liền nhưng lợi thế của điện gió ngoài khơi là luồng gió rất mạnh, không tốn đất, có thể đầu tư các tuabin lớn.
“Đặc biệt, chỉ cần có một dự án ngoài vùng thềm lục địa, việc xác định chủ quyền, bảo vệ vùng biển của Việt Nam được tăng cao, mạnh mẽ hơn”, chuyên gia đến từ khoa Điện – Điện tử, ĐH Tôn Đức Thắng nói.
Mặc dù vậy, do các dự án đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, nên trong quy hoạch cần nêu rõ, bên cạnh đó cũng phải có các chính sách về giá để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương vào cuộc

Ngày 4/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc rà soát danh mục các dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện đã có trong quy hoạch.
Bộ Công Thương Việt Nam cho biết đang rà soát đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (tức quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp, rà soát các dự án điện gió, diện mặt trời, thủy điện đã có trong quy hoạch (kể cả các dự án đã vận hành và các dự án chưa đưa vào vận hành tính đến 2/2022).
Năng lượng xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Ý kiến chuyên gia: Cuộc khủng hoảng năm ngoái đã dẫn đến việc sửa đổi chính sách năng lượng
Riêng đối với các dự án đã vận hành cần rà soát, thống kê danh mục dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện đã vận hành, đánh giá tình hình vận hành khai thác các nhà máy, các khó khăn, vướng mắc (nếu có). Các dự án chưa vận hành, Bộ Công Thương đề nghị rà soát, thống kê danh mục dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện đã có quy hoạch nhưng chưa đưa vào vận hành, cập nhật tình hình triển khai thực hiện chi tiết và tiến độ dự kiến vận hành.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu cần đánh giá nguyên nhân chưa vào vận hành của các dự án như khó khăn, vướng mắc về đất đai, hạ tầng kỹ thuật, năng lực đầu tư, tài chính… Bộ cũng cho phép đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện các dự án (thay thế hoặc loại bỏ quy hoạch nếu cần thiết).
“Văn bản của UBND các tỉnh đề nghị gửi về Bộ Công Thương trước 7/3, Thứ trưởng Đặng Hoàng An yêu cầu.
Trước đó, Tổng thanh tra Chính phủ cũng đã có quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện VII và quy hoạch điện VII điều chỉnh. Thời kỳ thanh tra từ năm 2011 đến hết năm 2021, khi cần thiết có thể thanh tra những nội dung liên quan trước hoặc sau thời kỳ thanh tra.
Theo Thanh tra Chính phủ, thời gian vừa qua, sự bùng nổ của điện mặt trời, điện gió đã bổ sung lượng điện lớn điện tái tạo vào quy hoạch, vượt xa công suất điện mặt trời, điện gió tại quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh hàng chục lần. Từ đó xảy ra tình trạng quá tải lưới điện, khiến nhiều dự án lâm cảnh sản xuất ra không bán được điện, bị giảm phát điện.
Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến xây dựng khung giá phát điện và xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện đối với các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала