Từ PVN đến Hà Văn Thắm rồi vào tay đại gia Lê Thanh Thản, cổ phiếu PDC tăng sốc

© Depositphotos.com / SolarsevenCổ phiếu
Cổ phiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2022
Đăng ký
Cổ phiếu PDC của Công ty CP Du lịch Dầu khí Phương Đông trải từ PVN, qua tay Hà Văn Thắm đến thời vào tay ông chủ Mường Thanh – “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản đã tăng sốc 3 lần giá trị chỉ trong hơn nửa tháng.
Biến động chính trị thế giới tác động ra sao đến tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam?

Cổ phiếu của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản tăng sốc

Cổ phiếu PDC của Công ty CP du lịch dầu khí Phương Đông đã tăng 10 phiên liên tiếp, với mức tăng gấp đôi kể từ phiên đầu tiên hôm 17/2. Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch là 450.000 cổ phiếu. Đến cuối phiên ngày 2/3, cổ phiếu PDC đang ở mức 16.600 đồng/cổ phiếu.
Xuất phát từ mức giá 6.700 đồng/cổ phiếu thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/2, đến nay, thị giá của PDC đã là 20.000 đồng, tương ứng tăng 3 lần (tăng gần 200%). Cần lưu ý rằng, trước đó, cổ phiếu PDC suốt một thời gian dài chỉ loanh quanh ở vùng giá 7.000 đồng, thanh khoản rất thấp.
Ông Lê Thanh Thản - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2019
Mường Thanh của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản lừa dân hàng loạt dự án?
Thời gian trước khi tăng “sốc”, cổ phiếu PDC của ông Lê Thanh Thản được giao dịch với khối lượng chỉ hơn 1.000 đến vài nghìn đơn vị, giá trị giao dịch có khi chưa đến 10 triệu đồng/phiên. Thế nhưng, từ phiên tăng trần đầu tiên vào ngày 17/2 thì thanh khoản của PDC đã cải thiện rõ nét.
Trong đó, phiên ngày 17/2, cổ phiếu này tăng gấp 7 lần thanh khoản so với phiên 16/2, khối lượng giao dịch được nâng lên hơn 28.000 đơn vị. Khối lượng khớp lệnh liên tục được nâng lên, đến tháng 3 thì khớp lệnh mỗi phiên đã đạt quanh 50.000 đơn vị.
Tuy nhiên, đánh giá khái quát, so với thị trường, quy mô giao dịch của PDC vẫn vô cùng nhỏ, giá trị giao dịch mỗi phiên chưa đến 1 tỷ đồng.
Sáng ngày 4/3, cổ phiếu PDC bất ngờ được khớp lệnh rất mạnh. Chỉ hơn một giờ đồng hồ đã có gần 140.000 cổ phiếu PDC được sang tay với giá trị hơn 2,7 tỷ đồng. Đây là diễn biến bất ngờ.

PDC từ PVN, qua tay Hà Văn Thắm đến thời ông Lê Thanh Thản

Năm 2021, Công ty CP PDC của ông Lê Thanh Thản thu 21 tỷ đồng doanh thu, giảm một nửa so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế âm 11 tỷ đồng, so với âm 8 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý IV/2021, doanh thu của PDC là hơn 6 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế âm 2,4 tỷ đồng, so với dương 2 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.
Tổng kết năm 2021, tài sản ngắn hạn của PDC duy trì ở mức 98 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với đầu năm. Tổng tài sản dài hạn 183,5 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm, nợ ngắn hạn phải trả 151,9 tỷ đồng.
Công ty Công ty CP PDC thành lập ngày 26/12/1994. Tiền thân của công ty là Khách sạn Phượng Hoàng, một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Hai năm sau, doanh nghiệp này đổi tên thành Công ty Khách sạn Du lịch Phương Đông.
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
‘Đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản bị đề nghị truy tố: Ai bảo kê cho ‘đế chế’ Mường Thanh?
Năm 2007, công ty trở thành đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), lấy tên là Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông. Doanh nghiệp này sau đó chuyển sang công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông. Ngày 29/9/2009, công ty chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã cổ phiếu là PDC.
Ban đầu, 4 cổ đông lớn của PDC bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nắm giữ 60,4% cổ phần; Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sabeco nắm giữ 9,8% cổ phần; CTCP Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí nắm giữ 6,06% cổ phần; và cuối cùng là Chứng khoán Dầu khí nắm giữ 5,16% cổ phần.
Sau khi lên sàn, PDC bị thua lỗ 60 tỷ đồng. Sau đó vài tháng, PVN đã thực hiện chuyển nhượng cho Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí - PTSC (PVS) hơn 60% cổ phần PDC. Đến tháng 8/2011, PTSC tiếp tục nhượng số cổ phiếu này cho Ocean Hospitality và Ocean Bank của Hà Văn Thắm.
Đến năm 2015, PDC một lần nữa đổi chủ sau những biến cố xảy ra tại Ocean Group của Hà Văn Thắm. Cổ đông lớn của PDC lần này là gia đình "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản, ông chủ Tập đoàn Mường Thanh.
Hiện ông Lê Thanh Thản đang nắm giữ 3 triệu cổ phiếu PDC, tương ứng 20% vốn điều lệ.
Bà Lê Thị Hoàng Yến, con gái ông Lê Thanh Thản, sở hữu trên 1,4 triệu cổ phiếu PDC tương ứng chiếm 9,37% cổ phần.
Chồng bà Lê Thị Hoàng Yến (con rể ông Lê Thanh Thản) là cổ đông lớn thứ hai của doanh nghiệp, sở hữu 2,85 triệu cổ phiếu tương ứng nắm 19% cổ phần công ty.
Như vậy, với giá trị cổ phiếu tăng 3 lần chỉ trong hơn nửa tháng thì giá trị tài sản cổ phần của gia đình ông Lê Thanh Thản, bà Hoàng Yến tính riêng tại Du lịch Dầu khí Phương Đông cũng tăng đáng kể.

Cổ phiếu du lịch tăng trưởng

Trong bối cảnh hiện tại, thị trường chứng khoán cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngành du lịch đang cho thấy sự tăng trưởng so với mặt bằng chung của thị trường.
Trên sàn UpCom, cổ phiếu VTD của Công ty CP Du lịch Vietourist đã tăng mạnh kể từ sau Tết Nguyên đán, với mức tăng lên đến 60%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/3, giá cổ phiếu VTD đạt mức 22.800 đồng/cổ phiếu, trong đó ngày 17/2 tăng mạnh 14,8%.
Năm 2021, lợi nhuận kinh doanh của VTD tăng gấp 3 lần so với năm 2020, nhưng lợi nhuận thực tế chỉ vỏn vẹn 11 tỷ đồng. Năm 2022, VTD dự định tăng gấp 4 lần vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 245 tỷ đồng.
Sàn giao dịch chứng khoán. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai trên ‘bờ vực’ hủy niêm yết?
Trong khi đó, cổ phiếu CTC của CTCP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên trên sàn giao dịch Hà Nội cũng tăng gần 40% kể từ cuối tháng 1/2022.
Năm 2021, CTC đạt mức lợi nhuận sau thuế là 13,9 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2020 (1,2 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/3, giá cổ phiếu CTC lên mức 8.900 đồng/cổ phiếu. Mức tăng mạnh nhất cũng trong phiên ngày 17/2, tăng từ 8.500 đồng/ cổ phiếu lên 9.300 đồng/ cổ phiếu, tương đương mức tăng 9,41%.
Dù chỉ lãi sau thuế 3 tỷ đồng, nhưng cổ phiếu VNG của CTCP Du lịch Thành Công trên sàn HoSE vẫn ghi nhận đà tăng hơn 30%. Cuối phiên giao dịch ngày 2/3, giá cổ phiếu VNG đạt mức 16.800 đồng/ cổ phiếu.

Biến động chính trị thế giới có thể ảnh hưởng chứng khoán Việt

Tại cuộc thảo luận vừa qua mang chủ đề “Đầu tư gì giữa bối cảnh thế giới biến động” do VNDIRECT tổ chức, các chuyên gia kinh tế - tài chính hàng đầu của Việt Nam đã đưa ra những quan điểm về thị trường chứng khoán bối cảnh thế giới biến động như hiện nay.
Nhân tố được xem là tác động mạnh nhất đến thị trường chứng khoán, theo ông Đinh Quang Hinh, chuyên gia vĩ mô khối phân tích VNDIRECT cho rằng đó là rủi ro đến từ căng thẳng địa chính trị giữa Nga - Ukraina và bước đi tiếp theo của FED.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Hé lộ nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ hàng nghìn tỷ vào cổ phiếu Việt Nam
Theo VNDIRECT, xung đột Nga – Ukraina khiến đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, giao thương giữa các nước bị ảnh hưởng.
Chuyên gia Việt Nam đưa ra kịch bản, xung đột này sẽ diễn ra trong ngắn hạn vì ảnh hưởng rất nhiều đến các nền kinh tế, tuy nhiên cần lưu ý, các biện pháp trừng phạt một khi đã đưa ra, rất khó để rút lại. Do đó, ảnh hưởng sẽ còn tồn tại trong vài tháng đối với các nền kinh tế trên thế giới.
Mới đây, ông Petri Deryng, người đứng đầu quản lý Pyn Elite Fund (quỹ đầu tư đến từ Phần Lan) đã có những đánh giá về tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina lên nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo ông Deryng, tổng giá trị thương mại giữa Nga, Ukraina và Việt Nam chỉ bằng khoảng 1% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì thế, những sự kiện hiện tại không đem lại rủi ro đáng kể. Các quốc gia này cũng không đầu tư nhiều vào Việt Nam nên không gây làm cạn kiệt dòng vốn FDI.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhanh chóng có các biện pháp bảo hộ công dân về tình hình công dân Việt Nam ở Ukraina. Một số hãng hàng không Việt Nam gồm cả Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways cho biết đã sẵn sàng thực hiện chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam từ Ukraina về nước.
Là một nước có sản lượng nguyên liệu thô nhiều đủ đáp ứng tiêu thụ, việc giá dầu và khí đốt thế giới tăng không phải là yếu tố quan trọng đối với Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, vấn đề lớn nhất lại liên quan đến sự không chắc chắn về nhu cầu ở châu Âu và Hoa Kỳ. Việc siết chặt thị trường tiền tệ, đặc biệt là đối với tiêu dùng của Hoa Kỳ và tác động của xung đột đối với tăng trưởng kinh tế châu Âu đã đe dọa đến nhu cầu tiêu thụ.
Thị trường chứng khoán trung quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
Cổ phiếu FLC 'bốc hơi' hơn 2.000 tỷ, CEO Quyết có thể bị 'sờ gáy'
Với 95% giá trị giao dịch đến từ nhà đầu tư cá nhân trong nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đã đưa ra những phản ứng vừa phải với tình hình căng thẳng Nga - Ukraina.
Theo ông Deryng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những ngày tệ hơn trong những tuần tới nếu cuộc xung đột tiếp tục leo thang, dù triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn rất tốt trong năm nay.
“Nếu căng thẳng hạ nhiệt, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tăng điểm do kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khả quan. Hiển nhiên, những chính sách siết chặt tài chính của Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục gây ra bất ổn trong năm 2022”, “cá mập” Pyn Elite Fund lưu ý.
Các chuyên gia của VNDIRECT thì cho rằng, một yếu tố khác đáng lưu ý nữa chính là áp lực lạm phát.
Mặc dù vậy, với Việt Nam thì áp lực lạm phát tương đối thấp, do đó vẫn còn dư địa cho những chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Chuyên gia Cao Minh Hoàng, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ IPA đánh giá vấn đề lạm phát ở châu Á không phải vấn đề quá đáng lo ngại thời điểm này. Liên quan đến các tác động của việc xung đột địa chính trị, ông Hoàng cho rằng trong ngắn hạn giá hàng hoá có thể vẫn tiếp tục tăng. Song đà tăng của giá hàng hoá chững lại trong trung hạn dù khó giảm sâu như hồi đầu năm.
“Tôi cho rằng sự kiện bất ổn chính trị trên chỉ tác động trong khoảng 2 quý, bởi các nước đều nhận định được mặt thiệt và hại khi căng thẳng kéo dài”, ông Cao Minh Hoàng nói.
Do đó, vị chuyên gia cho rằng trong dài hạn từ 3-5 năm, môi trường đầu tư toàn cầu đang rất tốt và tiếp tục đón những dòng vốn mới khi các ngân hàng trung ương vẫn đang tăng quy mô bảng cân đối tài sản.
Ông Đinh Quang Hinh cho rằng, kinh tế của Việt Nam phục hồi sau nền kinh tế của các thế giới do đó thị trường chứng khoán cũng có độ trễ nhất định so với các thị trường khác. Do thị trường Việt Nam có độ trễ với lạm phát trên thế giới nên trong ngắn hạn chưa bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp có đầu vào nguyên vật liệu tăng giá thì biên lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng, doanh nghiệp nào có sản phẩm đầu ra được lợi về giá.
Sàn giao dịch chứng khoán New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Chứng khoán Bản Việt của bà Thanh Phượng: Ông Tô Hải mua thêm cổ phiếu VCI
Theo vị chuyên gia, mặc dù mặt bằng định giá của Việt Nam không còn rẻ như năm 2020, song cũng không phải đắt trong PE bình quân trong nhiều năm gần đây.
“Trong năm 2022, chúng ta nhận định tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở mức 23% nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của các lĩnh vực định hướng xuất khẩu và sự phục hồi trở lại của dầu khí và bất động sản”, ông Hinh lưu ý.
Đồng thời, định giá thị trường chứng khoán 2022 với P/E fwd xấp xỉ 14 lần (mức trung bình lịch sử 16 lần), PE fwd 2023 12 lần.
Do đó, các biến động chính trị chỉ tạm thời và ngắn hạn, nên theo chuyên gia của VNDIRECT, đây là cơ hội để mua vào cổ phiếu các doanh nghiệp cơ bản tốt với mức giá hấp dẫn và thị trường tầm nhìn trung và dài hạn vẫn rất hấp dẫn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала