‘Phá đảo giá’: Vàng bán ra cán mốc 71 triệu đồng/lượng

© Depositphotos.com / BalonciciVàng
Vàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vượt qua cả dự đoán sáng ngày 7/3, giá vàng trong nước bán ra đã kịp “phi thẳng” lên ngưỡng 71 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng đã phá đỉnh lịch sử của mặt hàng này.

Nếu bán vàng lúc này, sẽ có lãi cao?

Như Sputnik đã đưa tin, rạng sáng ngày 7/3, ghi nhận chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là 14,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chỉ đến 9h30 cùng ngày, giá mua bán vàng tại các cơ sở kinh doanh kim loại quý trên cả nước đã “tăng vọt” lên mức 71 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) mở cửa ngày 7/3 niêm yết giá vàng miếng ở 68 - 69 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không thay đổi giá mua nhưng giảm 300.000 đồng giá bán so với cuối tuần trước.
© Ảnh : Trần Việt - TTXVNGiá vàng tiếp tục tăng kỷ lục, tiến sát 70 triệu đồng/lượng
Giá vàng tiếp tục tăng kỷ lục, tiến sát 70 triệu đồng/lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Giá vàng tiếp tục tăng kỷ lục, tiến sát 70 triệu đồng/lượng
Tuy nhiên, đến 9h30, giá mua vào vàng miếng tại đây đã tăng vọt lên mức 69,6 triệu/lượng, trong khi giá bán chạm mốc 71 triệu đồng. So với cuối tuần trước, giá vàng miếng tại đây đã tăng tới 1,6 triệu chiều mua và 1,7 triệu chiều bán.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng gần đây, giá kim quý trong nước đã liên tục phá đỉnh, tăng một mạch hơn 8,5 triệu đồng. Việc tăng chạm mốc 71 triệu/lượng của vàng miếng SJC sáng nay cũng một lần nữa phá đỉnh lịch sử của mặt hàng này.
Giới chuyên gia nhận định, diễn biến này cũng giúp toàn bộ người mua vàng từ trước đến nay giờ bán ra đều có lãi.
Giá vàng tiếp tục tăng kỷ lục, tiến sát 70 triệu đồng/lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Giá vàng trong nước khả năng cao tiệm cận mức 70 triệu đồng/lượng

Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới bị nới rộng kỷ lục

Như Sputnik đã đưa tin, nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước tăng vọt đầu tuần là giá vàng thế giới đang tiến sát mốc 2.000 USD/ounce.
Chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới một lần nữa bị nới rộng kỷ lục. Trong đó, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện chỉ vào khoảng 55,2 triệu/lượng, thấp hơn tới 15,8 triệu đồng so với giá vàng miếng, tương đương mức chênh lệch lên tới gần 29%.
Dạo quanh thị trường vàng ngày 7/3 ghi nhận, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng niêm yết giá bán vàng miếng xấp xỉ vùng 71 triệu đồng.
GrabBike - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Không chịu nổi ‘nhiệt’ xăng dầu, Grab tăng giá cước tất cả các dịch vụ
Cụ thể, PNJ mở cửa giá vàng miếng ở mức 67,5 triệu/lượng (mua) và 69,5 triệu/lượng (bán), tăng 200.000 đồng so với phiên trước. Tuy vậy, giá mua vào hiện đã được doanh nghiệp này nâng lên mức 69,2 triệu/lượng, tăng 1,9 triệu và bán ra ở 70,9 triệu đồng, tăng tương ứng 1,6 triệu so với cuối tuần vừa qua.
So với cuối tuần trước, giá vàng nhẫn tại đây đã tăng 550.000 đồng/lượng, còn nếu so với 1 tháng trước, mức tăng đã là 2,35 triệu đồng. Giá vàng nhẫn do PNJ chế tác sáng 7/3 cũng ghi nhận đỉnh lịch sử mới khi được điều chỉnh tăng lên mức 55,85 - 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Nhân dân tệ trên bản đồ Đông Nam Á và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Đồng nhân dân tệ tăng giá có khiến Việt Nam lo lắng?
Trong khi đó, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện chấp nhận mua vào vàng miếng với giá 69,3 triệu/lượng, cao hơn 1,2 triệu đồng so với đầu giờ sáng và 1,5 triệu so với cuối tuần trước. Tương tự, giá bán ra hiện cố định ở 70,8 triệu đồng, cũng tăng 1,2 triệu so với giá mở cửa sáng nay.
Hiện tại, giá vàng miếng bán ra tại hầu hết doanh nghiệp trong nước như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng… đều đã xấp xỉ mức 71 triệu/lượng, trong khi giá mua vào phổ biến ở vùng 69,4 triệu đồng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала