Nga-Ukraina và Trung Quốc: điều gì khiến giá thép Việt Nam tăng cao sát đỉnh lịch sử?

© Depositphotos.com / KhuangỐng thép.
Ống thép. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Đăng ký
Cũng như nhiều loại vật liệu xây dựng khác, giá thép ở Việt Nam hiện vượt trên 18 triệu đồng/tấn, tiến sát mốc lịch sử đã lập hồi năm 2021.
Nguồn cung xuất khẩu có khả năng bị thiếu hụt do các diễn biến liên quan đến Trung Quốc, căng thẳng quan hệ Nga – Ukraina, giá nhập khẩu nguyên liệu (than, quặng sắt, thép phế) toàn cầu tăng vọt có thể gây ra biến động cho thị trường giá thép ở Việt Nam.

Giá thép tăng cao

Tại thị trường Việt Nam, trước áp lực từ nhiều yếu tố, giá các loại thép xây dựng của nhiều doanh nghiệp kinh doanh thép hàng đầu đất nước đã được thông báo điều chỉnh tăng, vượt mốc 18 triệu đồng một tấn, tiệm cận đỉnh lịch sử hồi năm 2021.
Việc thời gian gần đây giá thép xây dựng trong nước liên tục được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng đã nằm trong tầm dự báo khi nhu cầu xây dựng sau Tết Nguyên đán tăng cao, cộng với đà tăng giá các vật liệu xây dựng phổ biến khác.
Từ ngày 7/3, giá thép xây dựng của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) bán tại nhà máy được niêm yết từ 18 triệu đồng một tấn trở lên, tuỳ loại.
Thép thanh vằn CB400, CB500 D10 (đường kính 10mm) là 18,2 triệu đồng một tấn (chưa gồm thuế VAT).
Thép vằn CB400, CB500 D12 là 18,05 triệu đồng mỗi tấn. Thép cuộn CB240, thép vằn CB300 D10 giá mới là 18,2 triệu đồng/ tấn.
Nhà máy chế biến than ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Trung Quốc sẽ tiếp tục mua khí đốt do hạn chế về than, giá thép có nguy cơ tăng
Cần lưu ý, những mức giá này chưa gồm thuế VAT và phụ thuộc vào giao hàng thanh toán ngay hay chậm. Nếu thanh toán chậm, mỗi tấn thép đắt thêm 950.000 đồng, tuỳ loại.
Như vậy, so với tháng trước, mỗi tấn thép xây dựng của TISCO đắt thêm 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, tuỳ loại là CB300, CB400 hay CB500.
Ngoài Gang thép Thái Nguyên, nhiều thương hiệu thép hàng đầu của Việt Nam như Hòa Phát, Việt Đức, Việt Ý, Pomina, Kyoei… cũng đồng loạt điều chỉnh giá bán thêm 700.000-800.000 đồng mỗi tấn từ 7/3.
Điển hình như các dòng thép của Hoà Phát đều tăng thêm khoảng 700.000 đồng mỗi tấn so với cuối tháng 2.
Cụ thể, thép thanh vằn CB300 D10 có giá mới là 17,83 triệu đồng mỗi tấn, CB240 là 17,73 triệu đồng...
Tại thị trường miền Nam, giá hai loại thép này của Hoà Phát cao trần hơn phía Bắc 100.000-150.000 đồng mỗi tấn.
Thép Kyoei tăng thêm 800.000 đồng/tấn với thép thanh vằn CB300 D10, lên 18,02 triệu đồng. Sản phẩm thép cuộn CB240 D10 của Kyoei cũng được điều chỉnh lên 18,2 triệu đồng, tăng 1,2 triệu đồng mỗi tấn so với tháng 1/2022.
Thép cuộn CB240 được thép Việt Đức báo giá 17,7 triệu đồng, tăng 700.000 đồng; thép vằn CB300 D10 cũng tăng lên ngưỡng giá mới 18,02 triệu đồng một tấn.
Thương hiệu thép Việt Ý nâng mỗi tấn thép vằn CB300 D10 và cuộn CB240 lên thêm 400.000 đồng một tấn, lần lượt là 17,8 và 17,7 triệu đồng.
Công ty TNHH CellMech International Vina, khu công nghiệp Khai Quang tỉnh Vĩnh Phúc là một trong số các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, chuyên may vỏ ghế ô tô xuất khẩu - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Giảm thuế VAT: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Vì sao giá thép tăng cao?

Nhiều đại lý kinh doanh bán lẻ thép cho biết, giá thép bắt đầu tăng từ sau Tết Nguyên đán như mọi năm sau khi nhu cầu xây dựng tăng lên.
Việt Nam đang đẩy mạnh phục hồi kinh tế, nhu cầu thép cho quá trình xây dựng lại càng lớn. Chưa kể, phải tính thêm các yếu tố khách quan trên thị trường thế giới.
Giá thép ngày 8/3 giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 8 nhân dân tệ lên mức 5.022 nhân dân tệ/tấn, tương đương 18,1 triệu đồng/tấn.
Nhìn kịch bản đà tăng này, có thể khẳng định, giá thép xây dựng của nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tiến sát mức đỉnh khoảng 18,3 triệu đồng/tấn hồi tháng 5/2021.
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, các doanh nghiệp, đà đi lên của giá thép Việt Nam phần lớn là do giá nhập khẩu nguyên liệu (than, quặng sắt, thép phế...) trên thị trường thế giới tăng vọt.
Ngoài ra, nguồn cung thép khan hiếm hơn kể từ thời điểm căng thẳng Nga - Ukraina nổ ra thời gian qua, do lo ngại nhiều yếu tố bất ổn.
Hiệp hội thép Việt Nam nêu trong báo cáo cập nhật ngày 23/2 cho thấy, giá phôi thép đang tăng cao, vượt mức 700 USD/tấn. Hiệp hội lưu ý, tại Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn, đưa sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh.
Từ giữa tháng 2/2022, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép của Việt Nam đã đồng loạt tăng giá thép xây dựng lên 250.000-610.000 đồng/tấn.
Nêu tại báo cáo cập nhật ngành thép quý I năm nay, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo, giá bán thép và giá thành sản xuất thép sẽ tăng do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao khi Nga cũng là nước xuất khẩu các mặt hàng năng lượng quan trọng trên thế giới.

Hiện giá của dầu, khí, than đang tăng rất nhanh và gần như quay lại mức đỉnh cũ lập ra trong năm 2021, điều này khiến cho giá thành sản xuất thép tăng mạnh trở lại”, - VCBS lưu ý.

Bên cạnh đó, từ đầu tháng 3 đến nay, giá than tương lai tại Newcastle (Australia) đã tăng hơn 33%, lên mức trên 400 USD một tấn. Đầu năm trở lại đây, tính chung giá than tăng tới 100%.
Công tác thăm dò của PetroVietnam trên thềm lục địa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Dầu khí Việt Nam thăng hoa bất chấp khủng hoảng năng lượng và biến động chính trị thế giới

Liên quan tình hình cung ứng của Nga – Ukraina và Trung Quốc

Ngoài nhu cầu than cho sản xuất, các nước châu Âu cũng đang tăng mua để thay thế khí đốt bằng than, giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Nguồn cung hạn hẹp trong khi cầu tăng, đẩy giá than lên cao tác động lớn đến thị trường thép.
Báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam cũng cho thấy, giá phôi thép chào tại thị trường Đông Nam Á đã vượt 700 USD một tấn, tăng 70-80 USD mỗi tấn so với đầu tháng 2.
Cũng như thép, giá giao dịch quặng sắt, thép phế liệu không ngừng tăng, đẩy giá sắt thép thành phẩm tại thị trường trong nước tăng theo.
Hiệp hội thép cũng lưu ý, cùng với các biến động ở thị trường Trung Quốc, thì xung đột Nga - Ukraina có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng thép trên thế giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép.
Nga hiện chiếm khoảng 10% nguồn cung thép cho thế giới, còn Ukraina khoảng 4%. Vì thế, các quốc gia nhập khẩu từ hai nước này đang đổ dồn sang tìm nguồn nhập thay thế từ Trung Quốc.
Xu hướng này khiến giá thép thanh vằn tương lai tại thị trường Trung Quốc đã tăng 7% từ thời điểm căng thẳng Nga - Ukraina diễn ra, lên mức gần 789 USD mỗi tấn.
Ngoài ra, giá thép không gỉ tăng nhanh chóng sau khi giá nikel tăng lên 90%, mức cao nhất mọi thời đại và tiếp tục kéo dài mức tăng. Nga cung cấp khoảng 6% lượng nhôm của thế giới, 7% lượng nikel toàn cầu và chiếm khoảng 3,5% nguồn cung cấp đồng, do đó, nếu xung đột Nga – Ukraina còn kéo dài, đà tăng giá thép, nhôm sẽ khó ngừng lại.
Quốc kỳ Việt Nam và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Bị Mỹ cấm vận, đối tác Nga muốn rút khỏi dự án nhiệt điện ở Việt Nam
Giá quặng sắt tại Trung Quốc phiên ngày 7/3 cũng tăng lên mức cao nhất 6 tháng, do giá dầu tăng và dự báo tăng trưởng kinh tế chậm lại làm gia tăng kỳ vọng về các gói kích thích kinh tế nhằm vào cơ sở hạ tầng ở nền
Cụ thể, trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 7,1% lên 870 CNY (137,69 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 31/8/2021. Giá than luyện cốc tăng 8,7% lên 3.136 CNY/tấn, trước đó trong phiên tăng mạnh 12,9%. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 5 USD lên 159 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 4,4% lên 5.094 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 2,8% lên 5.380 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 4/2022 tăng 10,1% lên 20.560 CNY/tấn, theo xu hướng giá nikel tăng và tăng mạnh nhất kể từ ngày 27/9/2019.
Còn ở Việt Nam, hàng loạt công trình xây dựng hạ tầng, dân dụng được khởi động lại sau thời gian gián đoạn vì dịch, Tết Nguyên đán, cũng khiến nhu cầu thép tăng cao, nhất là thép xây dựng.
Với nhu cầu tăng cao về xây dựng, đầu tư, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo, thị trường thép trong nước tăng trưởng 15-20% trong năm 2022.

Việt Nam tăng nhập khẩu sắt thép

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu sắt thép đạt 12,31 triệu tấn, tương đương 11,52 tỷ USD, giảm 7% về lượng, nhưng tăng 42,8% về kim ngạch so với 2020. Giá trung bình nhập khẩu sắt thép năm 2021 là 935,8 USD/tấn, tăng 53,8% so với năm 2020 bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh.
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ hầu hết các thị trường tăng mạnh so với năm 2020.
Cũng theo cơ quan thống kê, sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ thi trường Trung Quốc, chiếm 40,3% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 4,96 triệu tấn, trị giá 4,38 tỷ USD, giá trung bình 882,2 USD/tấn, tăng cả lượng, kim ngạch và giá so với năm 2020, với mức tăng tương ứng 32%, 79,9% và 36,3%.
Bộ Công Thương tổng kết hoạt động 2021 và triển khai nhiệm vụ 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Xuất nhập khẩu lập kỷ lục, Việt Nam vào top 20 nền kinh tế dẫn đầu về thương mại quốc tế
Đứng thứ 2 là Nhật Bản - đạt 1,89 triệu tấn, trị giá 1,73 tỷ USD, giá trung bình 913,6 USD/tấn, giảm 22,8% về lượng, nhưng tăng 23,8% về kim ngạch, tăng 60,3% về giá so với năm 2020.
Hàn Quốc đứng hạng ba đạt 1,48 triệu tấn, trị giá 1,59 tỷ USD, giá trung bình 1.074 USD/tấn, giảm 16,5% về lượng, tăng 24,4% kim ngạch, tăng 49% về giá so với năm 2020.
Trong 2 tháng đầu năm 2022 này, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam đã vượt 2,1 tỷ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước với sản lượng trên 2 triệu tấn (giảm 10,1%).
Nếu tính cả nhập khẩu sản phẩm từ thép 2 tháng đạt 835 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ, nhập khẩu thép và sản phẩm từ thép của Việt Nam đã xấp xỉ 3 tỷ USD.
Vừa qua, như Sputnik đã thông tin, theo báo cáo của Khối phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND), Việt Nam đang đứng trước thời cơ có thể trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới, thay thế vị thế dẫn đầu của Trung Quốc.
Theo VND, nguồn cung xuất khẩu có khả năng thiếu hụt do những diễn biến liên quan đến Trung Quốc, Nga - Ukraina và lợi thế chi phí nhân công giá rẻ sẽ tạo cơ hội rất tốt cho các nhà sản xuất thép Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.
Năm 2021, xuất, nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала