Dầu khí Việt Nam thăng hoa bất chấp khủng hoảng năng lượng và biến động chính trị thế giới

© Ảnh : GazpromCông tác thăm dò của PetroVietnam trên thềm lục địa Việt Nam
Công tác thăm dò của PetroVietnam trên thềm lục địa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Đăng ký
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam/PVN) cùng các công ty thành viên như Vietsovpetro, PVEP đều đạt doanh thu cao ấn tượng mà không lệ thuộc vào thu từ dầu thô.
Trước ảnh hưởng của biến động chính trị thế giới, khủng hoảng năng lượng, giá dầu thô toàn cầu tăng cao, tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina, PVN đang dồn lực ứng phó, theo sát diễn biến tình hình thị trường năng lượng, tránh đứt gãy nguồn cung và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị đảo lộn.

PVN đạt doanh thu khủng, không phụ thuộc vào nguồn thu dầu thô

Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam/PVN), ngày 7/3, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh thường kỳ tháng 3 năm 2022 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong tập đoàn về tình hình sản xuất kinh doanh tháng 2, kế hoạch tháng 3.
Đáng chú ý, PVN muốn cập nhật tình hình diễn biến xung đột chính trị thế giới, để có thể đưa ra giải pháp ứng phó kịp thời.
Theo đó, trong tháng 2, tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước đã có một số tín hiệu phục hồi sau đại dịch. Mặc dù vậy, vẫn còn đó nhiều khó khăn, rủi ro trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng cao.
Chủ sở hữu  công ty Novatek Leonid Mikhelson - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2021
NOVATEK và PetroVietnam Power ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực LNG và năng lượng
Đặc biệt, xung đột Nga – Ukraina và những yếu tố liên quan đã làm tăng áp lực lạm phát, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ đứt gãy.
Dù giá dầu tăng có lợi cho hoạt động dầu khí nhưng cũng dẫn đến rủi ro do thị trường biến động nhanh, khó lường. Chi phí sản xuất và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến tiêu thụ.
So với tháng trước, kỳ vọng về khả năng tiêu thụ điện, khí của các ngành kinh tế có phục hồi nhưng vẫn thấp hơn dự báo tăng trưởng.
Nhờ nắm bắt tốt xu hướng giá dầu của thị trường, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản lượng cao nhất có thể.
Báo cáo của PVN cho biết, do nắm bắt xu hướng giá dầu trên thị trường, Petrovietnam đã thúc đẩy các giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản lượng trong điều kiện cho phép, trong tháng 2, khai thác dầu đạt 0,84 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch. Lũy kế 2 tháng đạt 1,78 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch. Sản xuất xăng dầu, đạm và các sản phẩm khác cũng đều vượt kế hoạch đề ra. So với tháng trước, sản xuất điện, khí đều gia tăng.
GrabBike - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Không chịu nổi ‘nhiệt’ xăng dầu, Grab tăng giá cước tất cả các dịch vụ
Tổng doanh thu của Petrovietnam trong tháng 2/2022 ước tính vào khoảng 54.980 tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch tháng. Lũy kế 2 tháng đầu năm vào khoảng 118.730 tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch 2 tháng, tăng 46% so với cùng kỳ 2021.
Trong tháng 2, tập đoàn nộp ngân sách 9.100 tỷ đồng, vượt 51% kế hoạch tháng. Lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 18.050 tỷ đồng, vượt 52% kế hoạch 2 tháng và tăng 48% so với cùng kỳ ngoái.

“Đặc biệt, những thành quả trên được xem là không lệ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô mà trải đều trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Petrovietnam”, PVN nhấn mạnh.

Đây là điều rất đáng khích lệ. Trong tháng 2, lãnh đạo Petrovietnam đã ban hành Nghị quyết về thực hiện chuyển đổi số, tạo tiền đề cho công tác triển khai chuyển đổi số được thành công và đồng bộ trong toàn tập đoàn.
Đặc biệt, Tổng giám đốc Petrovietnam tiếp tục tổ chức các cuộc họp về công tác triển khai kế hoạch năm 2022 tại hầu hết các đơn vị, khẳng định mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là nhiệm vụ quan trọng và tất yếu để làm tiền đề cho phát triển bền vững.
Đại sứ Đặng Minh Khôi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Hợp tác giữa Petrovietnam và Zarubezhneft ở Nga vẫn rất bền chặt
Cùng với đó, PVN cũng đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả Covid-19 trong tình hình mới. Bên cạnh đó, công tác ngoại giao dầu khí với các nước (Rumani, Australia) của PVN cũng như hợp tác các tỉnh thành trong cả nước tiếp tục được triển khai tích cực.
Như Sputnik dã thông tin, ngày 23/2/2022, dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã đốt lửa lần đầu bằng dầu Tổ máy số 1. Đây là mốc tiến độ rất quan trọng tạo tiền đề tích cực cho việc tiếp tục hoàn thành các mốc tiến độ quan trọng còn lại của dự án gồm: phấn đấu hòa lưới điện bằng dầu Tổ máy số 1 vào ngày 30/4/2022 và đốt lửa bằng than vào 16/6/2022.
Trong khi đó, dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1, Ban quản lý dự án và người lao động trên công trường nỗ lực bám sát tiến độ vận hành thương mại vào ngày 15/3/2022 và tiến tới tổ chức khánh thành trong tháng 5/2022.

Vietsovpetro, PVEP đang theo dõi tình hình

Trước tình hình căng thẳng trong quan hệ giữa Nga - Ukraina, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã tổ chức cuộc họp để nhận định những ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrovietnam, đồng thời ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác dự báo, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với khủng hoảng chính trị và giá dầu.
Nhiệt điện Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
PVN “chạy nước rút” đảm bảo tiến độ Nhiệt điện Thái Bình 2
Tại cuộc họp giao ban ngày 7/3, lãnh đạo PVN, các đơn vị tiếp tục thảo luận, trao đổi về những tác động, ảnh hưởng cụ thể đã và có thể xảy ra, đồng thời đưa giải pháp ứng phó kịp thời.
Theo nhận định của PVN, ngành năng lượng Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thiết bị của Nga do đó sẽ gặp phải những khó khăn/rào cản trong tương lai.
“Nếu chưa kịp tìm được nguồn cung ứng thay thế, nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến một số hoạt động phát triển mỏ và khoan phát triển, những tác động khi các quan hệ kinh tế, đặc biệt là chuỗi cung ứng năng lượng có khả năng bị đảo lộn”, PVN đánh giá.
Bên cạnh đó, áp lực lạm phát, tốc độ chuyển dịch năng lượng, cũng như các rủi ro tiềm ẩn trước những biến động, thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Tại cuộc họp giao ban, Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) Trần Hồng Nam chia sẻ, ngoài thuận lợi trong ngắn hạn khi giá dầu tăng, rủi ro sắp tới là rất lớn, khó dự báo được về lạm phát, chi phí tăng, khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ giảm sút, ảnh hưởng đến các hợp tác trong lĩnh vực năng lượng trong nước.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG 4,5GW ở Việt Nam
Theo ông Nam, PVEP hiện đã có những kế hoạch sản xuất phù hợp, rà soát danh mục đầu tư, nhằm đáp ứng trước biến động của thị trường, dự phòng rủi ro, cũng như tận dụng những cơ hội có thể có.
Trao đổi tại cuộc làm việc, Tổng Giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm cũng cho biết, Vietsovpetro đang theo dõi sát sao tình hình.
“Vietsovpetro đang xem xét và đề ra các phương án ứng phó trước tác động của xung đột chính trị và tùy theo tình hình diễn biến có kịch bản ứng phó tương ứng”, ông Nguyễn Quỳnh Lâm nhấn mạnh.

PVN ứng phó với biến động chính trị và giá dầu thế giới tăng

Phát biểu chỉ đạo, ông Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn nhận định, cuộc xung đột Nga-Ukraina tác động làm giá nhiên liệu, dầu thô tăng cao, nhưng sự biến động giá có thể sẽ chỉ trong ngắn hạn vì xu thế chuyển dịch năng lượng vẫn là xu thế bao trùm chính yếu không thể đảo ngược và đang được thúc đẩy.
“Tuy nhiên, đây vẫn là cơ hội cần được tận dụng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc”, ông Hoàng Quốc Vượng nêu rõ.
Trong khi đó, theo Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng, thời gian tới cần tiếp tục cập nhật đánh giá tình hình khủng hoảng chính trị Nga - Ukraina để điều hành kịp thời với thực tiễn. Ngoài ra, phải thường xuyên cập nhật, dự báo tình hình thị trường: giá cả, cung – cầu, tồn kho,… với từng sản phẩm, lĩnh vực hoạt động để có giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả; ứng phó linh hoạt với dịch bệnh trong tình hình mới.
Tàu  016 Quang Trung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2022
Tàu chiến mạnh nhất Hải quân Việt Nam phô diễn sức mạnh trước Hải quân nước ngoài
Lãnh đạo PVN yêu cầu các đơn vị liên quan cần theo dõi, bám sát, nắm chắc tình hình, diễn biến thế giới và khu vực, rà soát các vấn đề liên quan về thách thức và cơ hội, để chủ động xử lý, ứng xử phù hợp, tận dụng cơ hội, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là rủi ro khi thị trường đảo chiều.
Tổng giám đốc Petrovietnam cũng giao các Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực theo dõi sát sao hoạt động của các đơn vị trong khối, giải quyết kịp thời kiến nghị của các đơn vị, phối hợp trong dự báo, điều chỉnh kế hoạch, quản trị danh mục đầu tư, phát triển chuỗi liên kết giá trị hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của các đơn vị.
PVN tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong toàn tập đoàn, hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số trong dịch chuyển mô hình kinh doanh, thay đổi, nâng cao hiệu quả quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
“PVN đón đầu xu hướng thông qua nghiên cứu khoa học dài hạn, nghiên cứu phát triển, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với nhu cầu thị trường”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết.
Hoạt động sản xuất phôi thép tại Công ty TNHH Khoảng sản Luyện kim Việt - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
Việt Nam có thể thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới thay thế Trung Quốc?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала