Tỷ giá VND/USD có thể tăng 2% so với cuối năm 2021

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamĐồng Việt Nam.
Đồng Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tỷ giá VND/USD biến động khá thất thường liên quan đến tình hình căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraina. Tuy nhiên, các chuyên cho rằng không nên quá lo lắng.
Trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức cao nhất lịch sử, thì áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại hối trong năm 2022 là có nhưng không lớn.

Căng thẳng Nga - Ukraina có tác động gì đến tỷ giá VND/USD?

Theo phân tích của giới chuyên gia, nếu so với cuối tháng 1, giá USD đã tăng 200-300 đồng/USD tùy thị trường. Hiện giá bán USD tại các ngân hàng dao động quanh mức 22.700-23.950 đồng/USD. Còn trên thị trường tự do, giá bán USD dao động quanh mức 23.460-23.550 đồng/USD.
Do thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng bởi căng thẳng chính trị Nga - Ukraina cùng với thông điệp tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đồng VND cũng không tránh khỏi áp lực.
Đồng USD có xu hướng mạnh lên ở thị trường quốc tế, nguồn cung ngoại tệ chưa hồi phục bởi cán cân thương mại nhập siêu hai tháng đầu năm ước tính 0,9 tỷ USD và giai đoạn cao điểm nguồn kiều hối đã qua là những nguyên nhân chính dẫn đến áp lực cho đồng VND.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Việt Nam: Kiều hối đổ vào chứng khoán, bất động sản tăng cao kỷ lục
Thực tế cũng ghi nhận, khi USD tăng giá sẽ khiến hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đắt hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh đối với các thị trường khác ngoài Mỹ. Ngoài ra, khi đồng USD tăng giá sẽ có lợi cho Trung Quốc khi xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Đó là chưa kể giá dầu liên tục leo thang sẽ kéo theo giá thành sản xuất và giá bán hàng hóa cao hơn, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu cũng như làm tăng giá thành sản phẩm nhập khẩu.
Công ty chứng khoán SSI nhận đinh, cán cân thương mại sẽ nhanh chóng được cải thiện khi xuất khẩu hồi phục và giúp đồng VND duy trì được sức mạnh của mình. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định việc FED tăng lãi suất USD ảnh hưởng không quá lớn tới Việt Nam.
Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Ngân hàng nào tăng lãi suất tiết kiệm 'khủng' 11,6%/năm?
Chuyên gia tài chính Phan Hữu Ý phân tích:

“Sự biến động của tỷ giá trong năm nay khó có thể tác động tiêu cực lên thị trường vốn nói chung của Việt Nam nhờ chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước. Hơn nữa, hiện nay lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt mốc khoảng 110 tỷ USD và đây cũng là mức dự trữ ngoại hối cao kỷ lục của Việt Nam”.

Vị chuyên gia trên cũng nhấn mạnh thêm rằng, sự lớn mạnh của quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia là một trong các giải pháp then chốt để cơ quan chức năng sẵn sàng bán ngoại tệ khi tâm lý thị trường diễn biến bất lợi, mua ngoại tệ khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào.
“Vì vậy tôi dự báo tỷ giá sẽ tăng khoảng 2% so với cuối năm vừa qua”, - ông Ý nói.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Phó Thủ tướng Nga: Nga từ chối cung cấp, giá dầu sẽ tăng vọt lên 300 USD/thùng

Điểm tên các yếu tố chính tác động tỷ giá 2022

Ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB, cho rằng mức độ giảm giá của tiền Việt Nam nhìn từ góc độ so sánh lạm phát giữa hai nước là không nhiều.

“Có hai yếu tố chính tác động đến tỉ giá năm 2022. Thứ nhất hãy xét về mức chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Việt Nam. Nhìn vào yếu tố này thì hiện lạm phát tại Mỹ đang ở mức rất cao, tức là USD tại Mỹ cũng đang mất giá, trong khi đó tỉ lệ lạm phát tại Việt Nam tương đối thấp”, - Ông Tuấn chỉ ra.

Chuyên gia này nhân định, cho dù Fed tuyên bố tăng lãi suất khoảng ba lần trong năm nay nhưng chỉ số USD-Index đo sức mạnh của đồng USD trên thị trường quốc tế có mức tăng không quá nhiều so với các đồng tiền tệ mạnh khác.
Giá vàng tại DOJI rơi vào khoảng 64,60-65,60 triệu đồng/lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Sáng 8/3: Giá vàng vượt lên 74 triệu đồng/lượng, dự báo sẽ tiếp tục ‘phá đỉnh’
Nếu xét về yếu tố mang tính cung - cầu, tức giá USD tại một thời điểm tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung, cũng có thể khiến cho đồng Việt Nam mất giá và tỷ giá sẽ có diễn biến bất lợi cho VND.
Nhưng trong năm 2021, Việt Nam ghi nhận thặng dư về cán cân thanh toán, tức dòng tiền USD vẫn chảy ròng ở Việt Nam. Hơn nữa, thặng dư từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối vẫn tăng mạnh.
“Như vậy yếu tố cung - cầu cũng không phải là điều đáng quan ngại trong năm 2022 khi mà cơ quan điều hành đã có sẵn nguồn lực để can thiệp thị trường khi cần”, - Ông Tuấn kết luận.
Нефтедобывающие вышки - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Chuyên gia: dầu có thể tăng lên $150, sẽ không còn mức giá thấp như trước
Hơn nữa, việc mạnh lên của đồng USD có thể khiến tỷ giá USD/VND tăng nhẹ nhưng chỉ ở mức khoảng 0,5% -1% trong năm 2022. Mức tăng này không lớn nhờ nguồn cung ngoại tệ duy trì ổn định.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng đồng USD sẽ có những diễn biến khó lường do bối cảnh địa chính trị phức tạp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lựa chọn thời điểm hợp lý để sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa hiệu quả rủi ro tỷ giá.
Nếu mua ngoại tệ kỳ hạn, doanh nghiệp nên mua sớm. Riêng với nhà xuất khẩu, nếu tỷ giá USD/VND càng tăng thì càng có lợi nên không phải quá quan ngại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала