Nỗi kinh hoàng ‘thầm lặng’: Xăng có thể chạm mốc 30.000 đồng/lít

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNGiá xăng dầu tiếp tục tăng lần thứ 6 liên tiếp từ đầu năm 2022
Giá xăng dầu tiếp tục tăng lần thứ 6 liên tiếp từ đầu năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trước biến động của tình hình thế giới gây tác động không nhỏ đến nguồn cung xăng dầu toàn cầu, trong kỳ điều chỉnh giá theo chu kỳ ngày 11/3 tới đây, rất có thể giá xăng trong nước sẽ “cán mốc” 30.000 đồng/lít.
Nếu điều này xảy ra, người dân sẽ phải thắt chặt thêm chi tiêu. Các nhà kinh doanh sẽ phải đối mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: không tăng giá thì sẽ lỗ, tăng giá thì sẽ mất khách.

Khả năng cao giá xăng sẽ tăng lên 30.000 đồng/lít

Ngày 11/3, Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Trước tình hình giá xăng, dầu thế giới đã xác lập mức đỉnh lịch sử, các chuyên gia dự báo giá xăng dầu trong đợt điều chỉnh giá sắp tới cũng sẽ leo cao.
Lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội tính toán, theo giá cơ sở ngày 8/3, giá bán lẻ trong nước với xăng đang âm 3.800 đồng/lít và dầu diesel đang âm tới 4.800 đồng/lít. Vì vậy, trong kỳ điều chỉnh sắp tới (11/3), giá xăng dầu có thể tăng mạnh, ở mức từ 3.800-4.800 đồng/lít.
Cửa hàng xăng dầu thuộc Chi nhánh Công ty CP Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Quảng Ngãi nằm trên đường Hai Bà Trưng vẫn hoạt động thường xuyên để phục vụ khách hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
Giảm thuế: Giải pháp khả thi nhất để 'hạ nhiệt' giá xăng dầu trong nước?
Như Sputnik đã đưa tin, sau kỳ điều chỉnh giá ngày 1/3, các doanh nghiệp đã lỗ khoảng 2.000-4.000 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu thô thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh. Vì vậy, trong kỳ điều hành sắp tới, dù có can thiệp bằng Quỹ bình ổn giá thì giá xăng dầu trong nước vẫn tiếp tục tăng cao.
Nếu dự báo trên là chính xác, giá xăng trong nước vào đợt điều chỉnh ngày 11/3 sẽ vượt mốc 30.000 đồng/lít, trong trường hợp cơ quan quản lý không giảm thuế.
Một số chuyên gia đánh giá, thuế môi trường phải giảm ít nhất 2.000 đồng/lít, cùng với xả Quỹ bình ổn giá thì giá xăng dầu trong nước mới giữ được mặt bằng giá như hiện nay. Nếu không, giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục tăng cao.
GrabBike - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Không chịu nổi ‘nhiệt’ xăng dầu, Grab tăng giá cước tất cả các dịch vụ

Thuế bảo vệ môi trường giảm là chưa đủ

Rất nhiều lần, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cùng các cơ quan chức năng đã “hiến kế” nhằm “gỡ rối” giá xăng dầu leo thang nhanh chóng mặt và bình ổn nguồn cung.
Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính tính lại chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức đã áp dụng từ 2014, phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam cũng như các loại thuế trong giá cơ sở, nhất là thuế bảo vệ môi trường.
Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường ở mức 1.000 đồng/lít xăng, 500 đồng/lít với dầu, áp dụng từ ngày 1/4 đến hết năm 2022.
Giá xăng tiếp tục tăng cao kỷ lục trong đợt điều chỉnh giá ngày 21/2/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Bộ Công Thương ra tay ‘gỡ rối’ tình hình giá xăng dầu trong nước
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, mức giảm này là thấp trong bối cảnh giá mặt hàng này tăng quá mạnh như hiện nay. Mức giảm thuế bảo vệ môi trường cần "đủ liều", ít nhất là 50% so với mức thuế hiện nay, tức cần giảm ít nhất 2.000 đồng/lít.
Được biết, kỳ điều chỉnh giá ngày 1/3 là lần thứ 3 liên tiếp xăng dầu tăng giá trong năm mới Nhâm Dần. Tại kỳ điều hành này, liên Bộ chỉ trích lập Quỹ bình ổn giá với dầu mazut, còn các mặt hàng xăng dầu khác không trích lập. Đồng thời, liên Bộ chi Quỹ bình ổn giá với xăng E5 là 250 đồng/lít, xăng RON95 là 220 đồng/lít, dầu diesel là 300 đồng/lít.

Áp lực lên người dân và doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, giá xăng, dầu và nguyên vật liệu tăng cao trong thời gian gần đây khiến người dân và doanh nghiệp phải gồng mình trước mặt bằng giá mới.
Theo ghi nhận của báo chí, các tiểu thương và doanh nghiệp trên cả nước đều lo lắng theo dõi diễn biến giá cả. Bà Bùi Phương Mai, Tổng giám đốc Công ty Vifon, đánh giá hiện không riêng xăng dầu liên tục tăng sốc mà các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất như bao bì, bột mì… cũng tăng cao tác động lớn đến giá thành sản phẩm.
“Thu nhập của người dân giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh, nếu chúng tôi tăng giá hàng hóa sẽ gây thêm khó khăn cho người dân. Vì vậy, chúng tôi đang cân nhắc làm thế nào để vừa tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh vừa giữ giá hàng hóa không tăng cao” - bà Mai chia sẻ.
Hoạt động mua bán xăng dầu tại cửa hàng số 9, Công ty TNHH Thương mại Dầu khí Chính Giang (quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ) - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Khủng hoảng xăng dầu tại Việt Nam khi nào kết thúc?
Các doanh nghiệp đang cố gắng tìm cách xoay xở trong “bão giá”. Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, thừa nhận giá các loại nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao đến mức công ty dù cố gắng hết sức cũng không thể bù lại được.
“Trong tình hình đó, chúng tôi buộc phải tăng giá bán với toàn bộ sản phẩm và áp dụng từ ngày 1-3 với tỉ lệ tăng khác nhau tùy theo sản phẩm” - Ông Kajiwara Junichi nói.
Về phần mình, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, cho rằng giá xăng dầu tăng cao và liên tiếp thời gian gần đây gây áp lực rất lớn lên chi phí sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Hầu như tất cả nguyên liệu, kể cả nhập khẩu lẫn trong nước đều tăng 20%-30%.
“Trước tình hình trên, đối với những nhóm hàng hóa thiết yếu, các doanh nghiệp đang cố gắng giữ giá bán nhưng khó cầm cự lâu. Doanh nghiệp đã vất vả càng khó khăn hơn. Đây cũng là bước ngăn cản trong quá trình hồi phục ở thời điểm hiện nay” - Bà Chi nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp về các dự án xây dựng đường giao thông trọng điểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
Họp bàn 5 dự án giao thông trọng điểm, cao tốc Bắc-Nam trước 'bão giá' nguyên vật liệu
Trước khó khăn tứ bề, ngoài việc kỳ vọng vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như giảm thuế, phí… tự thân các doanh nghiệp chủ động tính đủ mọi đường để giảm thiểu mức thiệt hại. Chẳng hạn, nhiều công ty nỗ lực tái cấu trúc hoạt động, đầu tư mạnh mẽ vào số hóa để giảm các chi phí trong sản xuất. Đặc biệt, nhiều công ty bắt tay nhau trong vận chuyển hàng hóa để giảm chi phí xăng dầu.
“Đơn cử như trước đây hai đơn hàng cần phải có hai xe tải đến chở thì bây giờ các công ty kết hợp cho một xe lấy hàng rồi về chia hàng ra. Nhờ đó giúp giảm giá cước vận chuyển” - bà Chi dẫn chứng.
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân hai tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3% và giá gas tăng 18,64%, đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 1,68%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала