Lộ mặt những mắt xích ở Học viện Quân Y, ai đã chống lưng cho Việt Á?

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Đăng ký
Mới đây, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với thượng tá Hồ Anh Sơn (phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự) và đại tá Nguyễn Văn Hiệu (trưởng phòng trang bị, vật tư thuộc Học viện Quân y) để điều tra một số sai phạm liên quan đến vụ kit xét nghiệm Việt Á.
Xoay quanh vụ việc này, có nhiều ý kiến cho rằng ở đây còn một số vấn đề cần phải được làm sáng tỏ và trả lời cho người dân được rõ.

Làm niềm tin của người dân

Ông Vũ Quốc Hùng (nguyên phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra trung ương) cho rằng, thời gian qua, trong ngành y có nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra và bị phanh phui, xử lý. Và mới đây, tiêu cực lại xảy ra tại một đơn vị nghiên cứu y dược hàng đầu của quân đội.
“Lợi lộc, tiêu cực lại làm mất đi phẩm chất của người đảng viên, lãnh đạo của ngành y, mà lại là ngành y trong quân đội. Những sai phạm này dù chỉ của một vài cá nhân nhưng đã gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân, của xã hội”, ông Vũ Quốc Hùng nhận định với Tuổi trẻ.
Theo ông, đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn, mất mát cho người dân cả nước. Trong bối cảnh đó, thay vì phải "lá lành đùm lá rách" thì một số quan chức, cán bộ, sĩ quan trong vụ Việt Á lại lợi dụng tình hình dịch bệnh để vụ lợi cho bản thân.
Người dân Quảng Bình được tiêm vaccine mũi bổ sung phòng chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Vụ Việt Á: Hai sếp quân đội bị bắt từng “quên ăn, quên ngủ” vì nghiên cứu kit test
Do vậy, nếu trong thời điểm bình thường mà sai phạm đã là nghiêm trọng, thì trong lúc hoạn nạn mà cán bộ lại đánh mất liêm sỉ, lợi dụng để trục lợi, kiếm lợi lộc thì càng không thể chấp nhận được. Hành vi này cần lên án mạnh mẽ và phải xử lý thật nghiêm để răn đe.

Có hay không sự chống lưng?

Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ (nguyên ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - an ninh Quốc hội khóa XIV, nguyên phó chánh án Tòa án Quân sự trung ương) thì cho rằng, với bản chất là một cơ sở khoa học, vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, chữa bệnh nên việc Học viện Quân y được đặt hàng nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu là chuyện bình thường. Việc khởi tố, bắt giữ 2 cán bộ của học viện vừa qua đã cho thấy việc nghiên cứu, chuyển giao có nội dung không đúng.
Bên cạnh đó, trong vụ Việt Á này, không chỉ có cán bộ của đơn vị đặt hàng nghiên cứu khoa học là Bộ Khoa học & Công nghệ mà còn có các cán bộ của Bộ Y tế cũng đã bị khởi tố, bắt giam. Do đó, cần làm rõ liệu ở đây có phải đã có một kịch bản được chuẩn bị, sắp đặt trước rất bài bản nhằm lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi và có hay không yếu tố phạm tội có tổ chức.
Trung tướng Đỗ Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Vụ Học viện Quân y và Việt Á: Hai tướng Đỗ Quyết, Nguyễn Viết Lượng liên quan gì?
Về phần mình, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) phân tích, thời điểm Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam bị can Phan Quốc Việt (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Việt Á) cùng một số cán bộ, lãnh đạo các vụ, cục của Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Y tế, CDC các địa phương đã có cảnh báo về sự liên quan.
Mới đây, việc Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận vụ việc có sai phạm của hai trung tướng, một thiếu tướng và Cơ quan điều tra quân đội khởi tố, bắt giam 2 sĩ quan cấp tá đã cho thấy có sai phạm rõ ràng.
“Tôi cho rằng không chỉ làm rõ trách nhiệm hình sự của hai cán bộ mà cần làm rõ trách nhiệm của cấp cao hơn ở đây. Theo tôi, hai sĩ quan này cũng chỉ là thừa hành thực hiện nhiệm vụ, còn việc hợp tác với Việt Á phải do lãnh đạo học viện”, ông Hòa nhận định.
Theo ông, Việt Á là đơn vị nhỏ, thành lập chưa lâu nhưng lại được ưu ái phối hợp với Học viện Quân y nghiên cứu, sản xuất bộ kit xét nghiệm Covid-19 và giới thiệu đi các tỉnh thành trên cả nước để bán thì dư luận có quyền nghĩ rằng, đằng sau doanh nghiệp này phải có sự "chống lưng".
“Như tinh thần Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh cần phải xử lý không có vùng cấm, dù người đó là ai và giữ chức vụ gì. Vì thế người dân mong sớm làm rõ, xem những ai đã nhận hoa hồng trong số tiền hàng trăm tỉ đồng mà Việt Á đã chi”, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Nhiều cán bộ quân đội có liên quan

Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Ủy ban Kiểm tra trung ương cho rằng, Ban thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của cấp ủy; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.
Việc này đã tạo kẽ hở khiến cho một số cán bộ, lãnh đạo học viện vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng trong quá trình đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 phục vụ công tác phòng chống dịch và việc mua sắm vật tư, kit xét nghiệm từ Công ty Việt Á.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an trả lời các câu hỏi - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Tướng Tô Ân Xô thông tin kết quả điều tra vụ Việt Á
Các cán bộ của học viện bao gồm trung tướng Nguyễn Viết Lượng - bí thư Đảng ủy, chính ủy; trung tướng Đỗ Quyết - phó bí thư Đảng ủy, giám đốc học viện; thiếu tướng Hoàng Văn Lương - ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, phó giám đốc học viện kiêm giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự; thượng tá Hồ Anh Sơn, đại tá Nguyễn Văn Hiệu và lãnh đạo, cán bộ một số đơn vị thuộc học viện "cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y.
Các đồng chí trên cũng chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thượng tá Hồ Anh Sơn là chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia "nghiên cứu, chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019". Công ty Việt Á là đơn vị sản xuất và kinh doanh, đã được cấp 18,98 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để làm kinh phí nghiên cứu.

Tiền nhà nước vào túi ai?

Ngày 29/10/2021, trong báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước nêu rõ, tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng. Thời gian thực hiện theo hợp đồng là từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2021. Thời gian thực hiện thực tế là từ tháng 2/2020 đến tháng 10/2021 (đã được gia hạn thêm đến tháng 10/2021).
Học viện Quân y là đơn vị chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu, do ông Hồ Anh Sơn đứng đầu. Nhóm nghiên cứu còn có 19 thành viên khác, trong đó có 4 thành viên thuộc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Kit xét nghiệm Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Đức Minh không muốn bị so sánh với scandal của Việt Á vụ nhập khẩu kit test Covid-19
Ông Phan Quốc Việt, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, là thành viên nghiên cứu chính tham gia nhiệm vụ này.
Báo cáo ghi rõ sản phẩm khoa học đã được ứng dụng là kit xét nghiệm RT-PCR phát hiện chủng 2019-nCoV đã được ứng dụng từ tháng 3/2020 đến nay, với cơ quan ứng dụng là Học viện Quân y và các đơn vị xét nghiệm SARS-CoV-2 trên toàn quốc, nhưng không có tên Công ty Việt Á.
Tương tự, ở phần danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng - chuyển giao (nếu có) là bộ sinh phẩm RT-PCR sàng lọc chủng 2019-nCoV, với thời gian dự kiến ứng dụng từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022 cũng chỉ ghi tên đơn vị dự kiến ứng dụng là Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y.
Trên thực tế, sản phẩm này đã được bán cho các bệnh viện và CDC các tỉnh thành từ tháng 3/2020. Tất cả đều do Việt Á triển khai công tác bán hàng.
Cho đến nay, những câu hỏi như vì sao đề tài do ngân sách nhà nước cấp kinh phí nghiên cứu 100% nhưng khi bán hàng thì sản phẩm lại thành của tư nhân, hay vì sao Việt Á không có tên trong danh sách đơn vị ứng dụng dự kiến, lại sớm được quyền bán sản phẩm... vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Sau khi ông Phan Quốc Việt bị khởi tố, thượng tá Hồ Anh Sơn đã khẳng định với báo chí rằng, sai phạm của Công ty Việt Á không liên quan đến việc nghiên cứu kit xét nghiệm.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Tướng Tô Ân Xô ám chỉ không thế lực nào can thiệp nổi vụ điều tra Việt Á?
Ông Sơn cho biết, giai đoạn 1 các nhà khoa học đảm nhiệm chế tạo sản xuất quy mô phòng thí nghiệm, giai đoạn 2 do doanh nghiệp (tức Công ty Việt Á) chủ trì. Việc vì sao nghiên cứu do Nhà nước cấp kinh phí mà Việt Á lại được quyền chuyển giao giai đoạn 2 vẫn đang được tìm hiểu.
Trong thông tư 02/2020 của Bộ Khoa học và công nghệ, toàn bộ số tiền Nhà nước thu được từ việc phân chia lợi nhuận cho đại diện chủ sở hữu nhà nước (phần kinh phí ngân sách đầu tư) trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Trong khi đó, bộ sinh phẩm kit test này đã được Việt Á bán khắp các tỉnh thành suốt 2 năm 2020-2021. Theo cơ quan điều tra, tính đến cuối 2021, Việt Á đã thu về khoảng 4.000 tỉ đồng tiền bán sản phẩm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала