- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

"Chúng ta tiến đến thảm họa". Châu Âu và Trung Quốc có cần các lệnh trừng phạt Nga hay không?

© Sputnik / Iliya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhĐồng rúp Nga trên nền điện Kremlin
Đồng rúp Nga trên nền điện Kremlin - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Đăng ký
Ngày mới, lệnh trừng phạt mới: nước Nga đang phải đối mặt với thách thức trừng phạt chưa từng có. Và Washington đang kêu gọi áp đặt các biện pháp cứng rắn hơn nữa. Tuy nhiên, châu Âu chưa sẵn sàng cắt đứt hoàn toàn mọi quan hệ với Nga - điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế EU.
Về nguyên tắc, Trung Quốc cũng như Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định đồng hành cùng đội ngũ. Tuy nhiên, Bắc Kinh lo ngại các biện pháp đáp trả của phương Tây và đang tương tác với Nga rất thận trọng.

Đa số nước công bố các biện pháp trừng phạt

Họ đã áp đặt 5.500 nghìn lệnh trừng phạt. Nga đã trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, vượt qua cả Iran, Syria và Triều Tiên. Một nửa lệnh trừng phạt đã được áp đặt sau khi Nga công nhận DNR và LNR. Và quốc gia hoạt động tích cực nhất là Thụy Sĩ, nước này gạt qua sự trung lập truyền thống.
Washington yêu cầu hoạt động như một mặt trận thống nhất - ngay cả những nước không thuộc NATO.
© AFP 2023 / Vano ShlamovVictoria Nuland
Victoria Nuland - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Victoria Nuland
Ngày 8/3, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết: "Chúng tôi đang gây áp lực lên mỗi quốc gia mà chúng tôi nói chuyện, không chỉ ở cấp tổng thống, ngoại trưởng và cơ quan ngoại giao. Chúng tôi đang làm việc ngay cả với các quốc gia cho đến nay không ủng hộ các biện pháp trừng phạt".
đường ống dẫn khí - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Biden cấm nhập khẩu dầu khí Nga, giá xăng ở Mỹ tăng vọt
Tuy nhiên, ngay cả châu Âu cũng không tìm cách tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga. Các công ty và tổ chức tài chính của EU đã dành nhiều thập kỷ để khai thác thị trường Nga. Việc rời khỏi Nga đồng nghĩa với khoản thua lỗ lớn.
Nhiều tập đoàn của Mỹ, EU, Canada và Nhật Bản nói rằng: chúng tôi không rời khỏi Nga mà chỉ tạm ngừng hoạt động. Ví dụ, IKEA và McDonald’s có hàng chục nghìn nhân viên ở Nga, họ đã thông báo tạm thời đóng các cửa hàng và sẽ tiếp tục trả lương cho nhân viên.
Tuy nhiên, không phải tất cả công ty đều rời Nga. Uniqlo, thuộc sở hữu của Fast Retailing, vẫn có kế hoạch mở cửa hàng ở Nga. Nhà sáng lập Tadashi Yanai, nói với một tờ báo Nhật Bản rằng, quần áo là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. "Người dân Nga có quyền sống như chúng ta", - ông nói. Tuy nhiên, đây là một ngoại lệ hiếm hoi trong tình huống này.
© Sputnik / Sputnik / Chuyển đến kho ảnhIKEA đình chỉ các hoạt động ở Nga
IKEA đình chỉ các hoạt động ở Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
IKEA đình chỉ các hoạt động ở Nga

“Châu Âu sẽ phải đối mặt với khó khăn cực lớn”

Nguyên liệu thô đang trở nên đắt đỏ hơn và các đối tác của Washington đang cố gắng tránh những hành vi quá mức. Nhà Trắng và các quan chức Brussels đang kêu gọi từ bỏ hoàn toàn năng lượng Nga, nhưng EU không vội làm như vậy.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận xét: “Pháp không quá phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, nếu Matxcơva dừng cung cấp thì vào mùa đông tới châu Âu sẽ gặp khó khăn lớn”.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh, châu Âu có ý định miễn trừ trừng phạt đối với các nguồn cung năng lượng của Matxcơva.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cảnh báo: "Đừng kích động những rủi ro không thể kiểm soát nổi ở châu Âu, ngoài châu Âu và ở Ukraina. Chúng ta nên tiếp tục làm việc với năng lượng của Nga". Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock chỉ ra rằng: “Một phần ba lượng dầu nhập khẩu của chúng ta đến từ Nga. Nếu chúng ta ngay lập tức chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ của Nga, tất cả các phương tiện giao thông sẽ dừng lại vào ngày mai”.

Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Lệnh trừng phạt Nga khiến khủng hoảng lương thực và năng lượng thế giới thêm trầm trọng
Hungary, quốc gia vốn đi chệch khỏi đường lối chung của Brussels, cũng chưa sẵn sàng áp đặt lệnh cấm vận.
"Việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng là mối đe dọa lớn nhất đối với đồng forint và người dân Hungary. Bất cứ ai yêu cầu điều này đều muốn bắt chúng tôi phải trả giá cho cuộc chiến này. Chính phủ Hungary sẽ không ủng hộ một bước đi như vậy trong bất kỳ diễn đàn quốc tế nào", - Bộ trưởng Tài chính Hungary Mihaly Varga tuyên bố.
Serbia là một ứng cử viên được xem xét gia nhập EU. Nhưng, Tổng thống Aleksandar Vučić không tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga, mặc dù, như ông thừa nhận, phương Tây đang gây ra "áp lực chưa từng có".
Nghị sĩ Thierry Mariani của Nghị viện châu Âu (MEP) nhận xét rằng, châu Âu quá xúc động khi đưa ra quyết định, và các biện pháp trừng phạt là câu chuyện về việc cắn vào người đã bị cắn.
Ông cảnh báo: “Nga sẽ gặp khó khăn nhưng sẽ phục hồi và thậm chí trở nên mạnh hơn trong một số ngành".
Ông nhắc nhở: nguyên liệu thô được thanh toán bằng đô la, và đồng euro đã giảm giá so với USD.
Nhân tiện, vào ngày 9 tháng 3, giá dầu thô Brent đạt 125,18 USD/thùng, tăng gần 15 điểm trong một ngày.

Tác động khủng khiếp

Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định áp đặt những biện pháp trừng phạt nào. Hơn nữa, Recep Tayyip Erdogan đề xuất đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina. Theo Milliyet, ông gọi mình là người khởi xướng cuộc họp ba bên giữa các Ngoại trưởng Nga, Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10 tháng 3 tại Diễn đàn Antalya.
Người Thổ Nhĩ Kỳ đang mua dầu hướng dương đã tăng giá mạnh: các nhà cung cấp chính ở đây là Nga và Ukraina.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thổ Nhĩ Kỳ Alparslan Bayraktar nhấn mạnh, rất khó thay thế dầu mỏ của Nga trên thị trường thế giới. Theo ý kiến ​​của ông, quyết định của phương Tây cấm nhập khẩu dầu từ Nga sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, Ankara đã được hưởng lợi từ việc Nga và châu Âu cấm không phận với nhau. Istanbul đã trở thành trung tâm hàng không chính, và Turkish Airlines trở thành một trong những hãng hàng không được hưởng lợi chính từ việc hạn chế các chuyến bay.
Đại diện cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
EU đã đạt đến giới hạn trong các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga

Những người bạn của Nga

Trung Quốc lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun bày tỏ quan ngại về chính sách của phương Tây: "Chính sách này sẽ để lại những hậu quả hết sức thảm khốc và gây thiệt hại cho các quốc gia khác".
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, quan hệ với Matxcơva là "một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất". Mặt khác, Bắc Kinh e ngại về những phản ứng từ Mỹ. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo đã đe dọa leo thang áp thuế.
Trung Quốc chiếm gần 20% kim ngạch ngoại thương của Nga. Tuy nhiên, có cả những tín hiệu khó chịu đầu tiên. Ví dụ, hãng ứng dụng gọi xe Didi ra thông báo ngừng hoạt động tại Nga, nhưng, sau đó hãng này đã phải đảo ngược quyết định của mình. Hai nhà băng trong nhóm lớn nhất Trung Quốc ICBC và Bank of China được cho là đã ngừng cho vay với hoạt động mua hàng hóa Nga, do lo ngại vi phạm lệnh trừng phạt, Bloomberg viết.
Bắc Kinh đã có kinh nghiệm tiêu cực về việc lách các hạn chế của Hoa Kỳ. Vì Bắc Kinh vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Iran, Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei Technologies Co và ZTE. Và Giám đốc tài chính Huawei - bà Mạnh Vãn Chu đã bị quản thúc tại gia ở Vancouver trong ba năm.

Các nhà phân tích Yanmei Xie và Dan Wang tại công ty phân tích Gavekal Dragonomics nói với tờ South China Morning Post: "Trung Quốc chia sẻ sự chán ghét của Nga đối với hệ thống quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Nhưng, các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Bắc Kinh có rất ít lựa chọn nếu muốn trợ giúp Matxcơva".

Nhà phân tích chính trị Konstantin Kalachev giải thích rằng, Hoa Kỳ và Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
"Bắc Kinh sẽ cố gắng hạn chế những rủi ro, họ sẽ tìm kiếm khả năng "kiếm tiền". Tập Cận Bình nói rằng, ông muốn đặt cược không phải vào thị trường nước ngoài, mà vào tiêu dùng nội địa. Nhưng cho đến nay điều này chưa xảy ra, vì vậy Trung Quốc đang hành động rất thận trọng", - chuyên gia nhận xét. Bắc Kinh chắc chắn sẽ không vội cứu giúp Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một cuộc họp với các thành viên của chính phủ Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Putin: Mỹ đang lừa dối dân bằng cách gắn việc tăng giá xăng với lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga
Đồng thời, Erdogan muốn có những ưu đãi nhất định ở vùng Caucasus và Biển Đen, ít nhất là để củng cố phạm vi ảnh hưởng.
“Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ là đồng minh của Nga”, - chuyên gia Kalachev nhắc nhở, - “Ankara muốn để khách du lịch Nga chi tiêu nhiều tiền ở Thổ Nhĩ Kỳ, để người dân Nga mua bất động sản, để Nga cung cấp dầu khí.
Và họ không thích lắm những người Mỹ: Erdogan tin rằng Washington đứng đằng sau âm mưu đảo chính năm 2016”.
“Những tuyên bố của các công ty châu Âu và Mỹ về việc ngừng hoạt động hoặc rời khỏi Nga chỉ là những cử chỉ thể hiện lòng trung thành với đường lối của Mỹ và EU. Trên thực tế, không ai muốn bị giảm thu nhập", - chuyên gia kinh tế Leonid Khazanov lưu ý.
© Sputnik / Ilya Naimushin / Chuyển đến kho ảnhMcDonald's tạm thời đóng cửa ở Nga
McDonald's tạm thời đóng cửa ở Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
McDonald's tạm thời đóng cửa ở Nga
Và ông đưa ra các số liệu: ví dụ, doanh thu của McDonald’s vào năm 2020 là 19,2 tỷ USD, trong đó gần một phần hai là ở Nga. McDonald’s cũng như các tập đoàn khác không muốn bị mất khoản thu nhập lớn như vậy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала