Lệnh trừng phạt của phương Tây trở thành nhân tố nghiêm trọng khiến lạm phát tăng tốc trên thế giới

© Ảnh : PixabayKinh tế
Kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Những hạn chế đối với hàng hóa xuất khẩu của Nga không phải là nguyên nhân chính gây ra áp lực lạm phát lớn ở Mỹ và các nước EU, nhưng các biện pháp trừng phạt có thể trở thành yếu tố nghiêm trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng giá toàn cầu, chuyên gia Natalia Safina nói với Sputnik.
Vào ngày 8 tháng 3, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu, một số sản phẩm dầu mỏ, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá của Nga. Sau đó, Vương quốc Anh đã thông báo rằng vào cuối năm nay, nước này sẽ ngừng nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu từ Nga. Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Hungary Viktor Orban thông báo: EU quyết định không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga có ảnh hưởng đến lĩnh vực dầu khí.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga

Safina lưu ý rằng tình hình địa chính trị khó khăn hiện nay và áp lực trừng phạt gia tăng đối với Nga đã thực sự dẫn đến việc tăng giá đối với hầu hết các mặt hàng. Ví dụ, giá dầu Brent đang đạt mức kỷ lục của năm 2008 vào thời điểm hiện tại; nhôm đạt mức cao lịch sử, tăng 24% so với mức đỉnh năm 2008. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng lạm phát kỷ lục ở Mỹ trong 40 năm liên quan tới lệnh trừng phạt chống Nga.

“Tất nhiên, các biện pháp trừng phạt là một yếu tố rất nghiêm trọng trong việc đẩy nhanh lạm phát toàn cầu. Đặc biệt, vào cuối tuần đầu tiên của tháng 3, giá trung bình của một lít xăng ở Đức đã vượt quá 2 euro (1,7 euro vào đầu năm 2022). Tại Mỹ, theo số liệu của Hiệp hội ô tô Hoa Kỳ, giá trung bình đã là 4,3 USD/1 gallon (3,7 USD chỉ một tuần trước đây)", - chuyên gia nhấn mạnh.

Xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
EU sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực dầu khí của Nga

Vấn đề đã từng xảy ra

Nữ chuyên viên giải thích rằng vấn đề gia tăng lạm phát ở các nước phương Tây đã chín muồi trong năm qua và gây ra bởi thời gian kéo dài của chính sách tiền tệ quá lỏng lẻo, cùng với sự gia tăng thanh khoản lớn trên thị trường, cũng như các vấn đề liên tục trong dịch chuyển lao động, và sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều này được xác nhận bởi dữ liệu lạm phát mới nhất: vào tháng Hai, chỉ số giá tiêu dùng ở Hoa Kỳ đã tăng từ 7,5% lên 7,9% tính theo năm, cập nhật mức tối đa của năm 1982, ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu lạm phát tăng từ 5,1% lên 5,8%, tức là là mức cao lịch sử. Có nghĩa là, ngay cả khi bất kể chuyện trừng phạt với Nga, lạm phát ở các nước phương Tây lớn nhất vẫn tiếp tục tăng nhanh.

"Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng toàn bộ các yếu tố liên quan đến các hạn chế đối với xuất khẩu nguyên liệu thô của Nga sẽ chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, chứ không phải là nguồn chính và lý do duy nhất gây ra áp lực lạm phát khổng lồ mà các nền kinh tế châu Âu và Mỹ đang trải nghiệm", - chuyên gia nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала