Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay?

© Ảnh : Bùi Thị Xuân Anh- TTXVNCác đại biểu tham quan sản phẩm trưng bày bên lề tọa đàm.
Các đại biểu tham quan sản phẩm trưng bày bên lề tọa đàm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Đăng ký
Sự lan tỏa của đầu tư công, chương trình phục hồi, phát triển sản xuất và xuất khẩu được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong thời gian tới.
Tuy vậy, vẫn còn đó những khó khăn thách thức làm giảm bớt kỳ vọng của doanh nghiệp, bao gồm giá xăng dầu tăng cao, tình trạng thiếu hụt lao động, bối cảnh dịch bệnh phức tạp và vấn đề vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chuỗi cung ứng vẫn có thể đứt gãy bất cứ lúc nào

Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) đã tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề “Dự báo kinh tế Việt Nam - động lực phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022”. Tham dự chương trình có Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch HUBA Nguyễn Phước Hưng cho biết chương trình nhằm đưa ra dự báo về kinh tế, thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự tương tác từ thực tiễn của nhiều doanh nghiệp.
Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ được cập nhật kiến thức phân tích chuyên môn và những kinh nghiệm thực tiễn để ứng dụng cho mình. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể hiến kế, đề xuất với Nhà nước những điểm cần sửa đổi trong chính sách, quy định hiện hành giúp nền kinh tế phát triển.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Sun Tech - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Việt Nam không đóng cửa doanh nghiệp nữa
Theo ông Hưng, hiện các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại và đang dần phục hồi. Nguồn nguyên liệu, thị trường cũng đã được kết nối sau thời gian gián đoạn. Sự lan tỏa của đầu tư công, chương trình phục hồi, phát triển sản xuất và xuất khẩu được kỳ vọng sẽ là động lực của nền kinh tế.
Theo ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh, dịch Covid -19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, trong khi việc nhập khẩu nguyên liệu bị nghẽn logistics dẫn đến chi phí vận chuyển tăng và thời gian chờ đợi kéo dài.
Do đó, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm thêm các nguồn nguyên liệu thay thế, thiết lập các chuỗi cung ứng nội địa để cắt giảm chi phí và thời gian vận chuyển, đảm bảo nguyên liệu sản xuất liên tục.
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội gần 350.000 tỷ đồng (hơn 15 tỷ USD) trong 02 năm 2022 và 2023. Chính phủ cũng có chính sách cắt giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022 (Nghị định 15/2022/NĐ-CP). Đây là những xung lực mới cho phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất, logistic tiếp tục tăng. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động. Quy trình tuyển dụng lao động mới rất khó khăn, đào tạo lao động trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp gặp trở ngại. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa có giải pháp cho vấn đề vốn. Những điều này đã làm giảm bớt kỳ vọng của doanh nghiệp.
Khai mạc Hội nghị Chính phủ với các địa phương, tổng kết công tác 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2022
Đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp Nguyễn Tú Anh cho rằng, những diễn biến xung quanh căng thẳng Nga – Ukraina sẽ khiến chuỗi cung ứng có thể bị đứt gãy, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu.
“Trước mắt, giá xăng dầu và nhiều loại nguyên vật liệu đang tăng mạnh, giá lương thực thực phẩm cũng tăng theo; xa hơn là kinh tế các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ và châu Âu có nguy cơ suy thoái”, ông Tú Anh cảnh báo.

Động lực nào cho tăng trưởng?

Bất chấp những khó khăn kể trên, Việt Nam vẫn còn những yếu tố khả quan, bao gồm thâm hụt ngân sách không đáng kể, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng không nhiều, đồng tiền Việt Nam lên giá, dự trữ ngoại hối tăng mạnh.
Bên cạnh đó, lãi suất đang ở mức thấp, dư địa nợ công vẫn còn rất lớn, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động vẫn tăng qua các năm. Cho đến cuối năm 2021, cả nước có 854.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này đã cho thấy khả năng chống chịu và thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, các gói hỗ trợ mà Quốc hội, Chính phủ ban hành cần được phát huy tốt hơn nữa, qua đó giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp vẫn còn nguồn lực sẽ sớm tăng tốc và những doanh nghiệp “bên bờ vực” cũng được “cứu” kịp thời.
Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Nhìn từ Thủ Đức, ai được lợi khi các huyện của TP.HCM xin lên thẳng thành phố?
Bên cạnh đó, cần kiểm soát tăng giá đất, ngăn chặn đầu cơ tạo ra bong bóng bất động sản. Theo ông Lịch, việc tăng giá đất mất kiểm soát không chỉ cản trở giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư công mà còn khiến việc huy động vốn cho sản xuất khó khăn hơn.
Riêng về TP.HCM, chuyên gia khuyến nghị, đầu tư công cần tập trung vào các dự án vành đai 2, vành đai 3. Cùng với đó là làm tốt công tác giải tỏa được nhà tạm trên kênh rạch và phát triển quỹ nhà ở xã hội cho người dân. Các dự án bị vướng mắc cần được tháo gỡ thủ tục hành chính để tăng hấp thụ vốn.

“TP.HCM cần đánh giá lại việc triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù để có kiến nghị gia tăng tính tự chủ, đặc biệt là tự chủ về huy động nguồn lực cho phát triển”, ông Trần Du Lịch khuyến nghị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала