Nắm bắt xu hướng để đưa nông sản Việt Nam tiến vào châu Âu

© Ảnh : Hồng Thái - TTXVN Vườn xoài của Hợp tác xã Xoài Cát Hồng Vĩnh Trung (Vị Thủy, Hậu Giang)
 Vườn xoài của Hợp tác xã Xoài Cát Hồng Vĩnh Trung (Vị Thủy, Hậu Giang) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Đăng ký
Với lợi thế về khí hậu nông nghiệp, Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, đang cung cấp lượng lớn rau quả trái vụ với nhiều chủng loại khác nhau cho người dân các nước châu Âu.
Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này có thể kể đến như trái vải, hạt điều, dừa và các sản phẩm từ dừa. Tuy nhiên, những quy định khắt khe về an toàn thực phẩm là trở ngại mà các nước như Việt Nam cần vượt qua nếu muốn tiến sâu hơn nữa vào khu vực châu Âu.

Lượng tiêu thụ ngày một tăng

Dù dân số chỉ có hơn 500 triệu nhưng mỗi năm, châu Âu nhập khẩu hơn 60 tỉ euro rau quả tươi, chiếm đến 44% trị giá thương mại toàn cầu của thị trường này. Các quốc gia châu Âu cũng chiếm 5 trong số 10 nước nhập khẩu nhiều rau quả tươi nhất thế giới.
Một ưu điểm của thị trường châu Âu, đặc biệt là những nước thuộc EU, là mọi thủ tục đều rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, thị trường này cũng nổi tiếng khó tính với những quy định rất khắt khe về an toàn thực phẩm.
Ngoài những tiêu chuẩn chung trong khối, một số nước như Anh, Đức, Hà Lan, Áo, Đan Mạch còn ban hành những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn những quy định chung, ví dụ như giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL) của thuốc bảo vệ thực vật.
Người dân châu Âu nhìn chung rất xem trọng chế độ dinh dưỡng và vận động thể chất. Họ chuộng các loại thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, tăng dường rau củ trong các bữa ăn ngày. Do vậy lượng tiêu thụ rau quả của khu vực này ngày một tăng cao.
Trồng dưa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Quảng Trị: Tan giấc mơ các dự án nông nghiệp công nghệ cao của FLC
Trong năm 2020, lượng trái cây tươi nhập khẩu vào châu Âu vẫn tiếp tục tăng mặc cho đại dịch Covid-19. Đặc biệt, những loại rau quả trái cây giàu vitamin như cam, quýt, trái bơ và việt quất rất được ưa chuộng.
Với lợi thế về khí hậu nông nghiệp, các nước đang phát triển ngoài khu vực châu Âu có thể cung cấp rau quả trái vụ và đa dạng về chủng loại cho người dân khu vực này.
Theo cơ quan thống kê của EU là Eurostat, có đến 70 nước đang phát triển xuất khẩu rau quả sang châu Âu.
Theo Tổ chức Phát triển hàng hóa nhập khẩu của Hà Lan (CBI), tổng giá trị rau quả nhập từ những nước đang phát triển vào châu Âu đã tăng 38% trong vòng 5 năm, từ năm 2016 đến 2020.
Hà Lan, Đức, Anh và Pháp là những nước nhập nhiều rau quả nhiệt đới nhất. Riêng Hà Lan sau đó tái xuất 80% lượng rau quả này sang các nước khác.
Trong năm 2020, Đức đã nhập khẩu lượng trái cây tươi và rau quả có trị giá lên đến 12,4 tỉ euro, chiếm hơn 20% tổng giá trị của cả châu Âu. Trong số 3,5 tỉ euro rau quả mà Đức nhập từ ngoài châu Âu, có đến 2,9 tỉ euro là từ các nước đang phát triển.
Trong khi đó, tác động của biến đổi khí hậu tại châu Âu, cũng như đợt sương giá mùa xuân 2021 đã ảnh hưởng lớn đến vụ mùa nho tại Pháp, đào và mơ tại Nam Âu, từ đó khiến cho nhu cầu nhập khẩu rau quả từ các nước ngoài khu vực tăng cao.
Dự án Kho chứa 1 triệu tấn LNG tại Thị Vải tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
PV GAS sắp nhập khẩu và kinh doanh khí hoá lỏng LNG tại Việt Nam

Xu hướng tiêu thụ trái cây tại thị trường châu Âu

Các quốc gia như Đức, Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch là những thị trường lớn cho rau quả có giá trị dinh dưỡng cao và rau quả hữu cơ. Đặc biệt, Đức chiếm tới 29% tổng doanh số rau quả hữu cơ trong khối EU.
Là vườn rau của châu Âu, các nước Nam Âu tiêu thụ lượng trái cây nhiều hơn mức trung bình của khu vực này. Người dân nơi đây cũng có xu hướng ưa thích hương vị của trái cây nhập khẩu.
Tại những quốc gia Trung và Đông Âu có thu nhập bình quân thấp hơn, người tiêu dùng ưu tiên cho các loại nông sản có giá cạnh tranh hoặc các loại sản phẩm địa phương. Vì vậy, sức mua rau quả nhập khẩu tại khu vực này còn chưa cao.
Trong những năm qua, khu vực Bắc và Tây Âu có sức tiêu thụ trái cây nhiệt đới và bán nhiệt đới tăng nhanh. Hầu hết người dân, bao gồm người nước ngoài, người gốc nhập cư và người bản xứ đều thích những loại trái cây ngoại nhập.
Bên cạnh những loại trái cây quen thuộc như chuối (nhập khẩu gần 1 triệu tấn/năm), quả bơ, xoài, thơm, đu đủ, lựu, chà là, nhiều siêu thị, cửa hàng còn nhập về những loại quả hiếm, lạ hơn như trái vải, dừa, hồng, chôm chôm, thanh long, khế, chanh dây, sapôchê, trái lồng đèn,…
quả vải  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Vải đỏ Việt Nam lên kệ siêu thị Pháp: mở ra hướng phát triển mới cho trái cây Việt tại EU
Đặc biệt, trong những dịp lễ lạt như Giáng sinh, Tết dương lịch, lễ Phục sinh,… người dân thường chuộng mua những loại quả có hình dạng đẹp mắt như thanh long, khế, lựu, trái lồng đèn.
Một số nhà hàng cũng chuộng dùng trái cây để trang trí món ăn. Một số loại như lựu, khế, chanh dây, vải, quất còn được xem là rất tốt cho sức khỏe nên càng được yêu thích.
Trước đó, năm 2019, lượng trái vải, chanh dây, khế và thanh long nhập vào châu Âu lên tới 142 triệu euro, tăng 40% so với 2016.
Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Tunisia, Peru, Colombia, Nam Phi, Guatemala và Thái Lan hiện là những nước cung cấp nhiều trái cây nhiệt đới nhất cho thị trường châu Âu.
Đặc biệt, Trung Quốc là nhà cung cấp chính cho các loại rau củ như tỏi, hành củ, khoai lang và các loại đậu đóng hộp. Trong khi đó, Malaysia và Thái Lan là nước cung cấp chính các sản phẩm như thanh long, chanh dây và khế.
Cùng với Madagascar, Việt Nam là nước cung cấp trái vải ưa thích cho thị trường Pháp. Một sản phẩm khác là hạt điều Việt Nam cũng đang ngày một trở nên quen thuộc với người dân các nước khu vực này. Tại các siêu thị Bắc Âu nay đã xuất hiện nước dừa tươi, nước cốt dừa hữu cơ từ Bến Tre, cạnh tranh với sản phẩm từ Thái Lan, Sri Lanka và Ecuador.
Xe VinFast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Vì sao Việt Nam còn thua Thái Lan, Indonesia trong sản xuất ô tô?

Trung Quốc bổ sung quy định về nhập khẩu

Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vừa có thông báo về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc bổ sung trái cây cấp đông, bảo quản lạnh vào danh mục các sản phẩm phải đăng ký bởi cơ quan chức năng Việt Nam.
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý và đăng ký doanh nghiệp đối với mặt hàng này.
Theo Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp Quốc gia gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), đơn vị này đã gửi công văn đến Cục Bảo vệ thực vật đề nghị phối hợp, thông tin và hướng dẫn cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan.
Có 18 loại thực phẩm trong nhóm mặt hàng này, bao gồm: Thịt và các sản phẩm từ thịt; sản phẩm thủy sản; sản phẩm từ sữa, yến sào và sản phẩm từ tổ yến; ruột động vật (dùng làm vỏ xúc xích);
Sản phẩm từ ong; trứng và các sản phẩm trứng; dầu thực phẩm và nguyên liệu; bánh có nhân các loại; ngũ cốc dùng làm thực phẩm; sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha;
Các loại rau tươi, rau tách nước, đậu khô; gia vị nguồn gốc tự nhiên; quả hạch và các loại hạt; trái cây sấy khô; hạt cà phê và ca cao chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; thực phẩm chức năng.
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Tỷ phú Việt ‘ngược chiều gió’, Đặng Lê Nguyên Vũ mở bán nhà chữa lành
Cho tới ngày 7/3, đã có 1.853 mã số được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chính sách "Zero Covid" và các quy định siết chặt tiêu chuẩn hàng hóa nông sản nhập khẩu của Trung Quốc đã khiến kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào nước này gặp khó khăn.
Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng lưu ý, có 8/11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, bao gồm gạo, rau quả, hạt điều, gỗ và sản phẩm từ gỗ, chè, sắn và sản phẩm từ sắn, mây tre cói thảm và cà phê.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала