Nhà kinh tế học mô tả hậu quả của việc Mỹ từ chối cung cấp đô la tiền mặt vào Nga

© REUTERS / Dado RuvicBiểu đồ giảm giá đô la
Biểu đồ giảm giá đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Việc Hoa Kỳ từ chối cung cấp đô la tiền mặt sẽ ít ảnh hưởng đến các thanh toán quốc tế trong tình hình hiện nay, nhưng sẽ ảnh hưởng đến người dân trong nước. Andrey Kolganov, Tiến sĩ Kinh tế, Nghiên cứu viên chính tại Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nêu quan điểm.

“Tình hình khá mâu thuẫn, vì chúng ta đang bị chặn thanh toán bằng tài khoản thông qua hệ thống SWIFT với các đối tác nước ngoài, lệnh cấm này có thể được né một phần nhờ dùng đô la tiền mặt, nhưng khối lượng ngoại thương lớn đế mức chỉ dùng đô la tiền mặt thì không thể xử lý nổi”, - ông giải thích.

Theo Kolganov, trong tương lai, tình trạng này có thể dẫn đến việc đồng USD dần dần không còn là đồng tiền chính trong thanh toán quốc tế.
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga

“Tôi nghĩ rằng về lâu dài, việc sử dụng đồng đô la trong các thanh toán quốc tế sẽ giảm dần và Nga, cũng như một số quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, sẽ tìm cách sử dụng các biện pháp thanh toán ngoại hối song phương bằng đồng tiền quốc gia”, - chuyên gia giải thích.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh cấm bán hoặc cung cấp USD cho Nga từ Mỹ. Đồng thời, người Mỹ ở Liên bang Nga được phép sử dụng đô la tiền mặt, kể cả mang vào Nga hay mang ra khỏi Nga.
Hạn chế này được đưa ra vào ngày 11 tháng 3 và là lệnh mới nhất trong danh sách một loạt các trừng phạt quy mô của phương Tây đối với Nga liên quan đến chiến dịch đặc biệt của nước này ở Ukraina.
Cờ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Tại Hoa Kỳ tiết lộ sự thật về việc "lệnh trừng phạt giúp Nga"
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала