Doanh nghiệp vận tải TP. HCM: ‘Tăng cũng chết, không tăng thì lỗ nặng’

© Flickr / Prince RoyXe Taxi
Xe Taxi - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hàng chục doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa và logistic tại TP. HCM đồng loạt kê khai điều chỉnh tăng giá vé xe khách sau khi giá xăng dầu liên tục tăng cao.
Mặc dù đã tăng giá vé nhưng các chủ doanh nghiệp này vẫn “đứng ngồi không yên” do không biết đơn vị mình sẽ xoay sở tiếp như thế nào trong cơn “bão giá”.

Kêu trời vì giá xăng dầu ‘phi mã’

Tính đến thời điểm này, Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính đã điều chỉnh giá xăng dầu lên gần mức 30.000 đồng/lít khiến các doanh nghiệp vận tải “lao đao”.
Việc giá xăng dầu trong nước tăng mạnh trong kỳ điều hành ngày 11/3 đã được dự báo từ trước đó khi giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, có thời điểm lên tới trên 130 USD/thùng.
Xăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Giá xăng Việt Nam hôm nay tăng theo cơn sốt “vàng đen” thế giới
Ghi nhận tại các nhà xe trên địa bàn TP. HCM cho thấy, hầu hết các đơn vị này đều tăng giá vé do giá xăng dầu tăng cao chóng mặt. Đơn cử, đại diện nhà xe Thành Công chạy tuyến TPHCM - Bình Phước cho biết, đơn vị tăng giá vé 8% so với trước để bù vào chi phí nhiên liệu. Đại diện nhà xe này cho biết, xăng dầu tăng giá quá mạnh trong khi lượng khách giảm sút khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
“Hiện tại mỗi chuyến xe xuất bến có chưa đến 50% khách, trong khi xăng dầu tăng cao, nếu giữ giá vé như cũ, doanh nghiệp lỗ nặng” - Đại diện nhà xe chia sẻ với báo chí.
Long An: Chưa xuất hiện tình trạng đổ xô đi mua xăng dầu tích trữ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Người dân đổ xô đi mua xăng trước giờ điều chỉnh giá: Nguyên nhân và ẩn họa
Trong khi đó, ông Đỗ Phú Đạt, Phó giám đốc bến xe Miền Đông, quận Bình Thạnh, TP. HCM cho biết, đến nay đã có 20 nhà xe đề xuất tăng giá vé, tỉ lệ tăng trung bình 26%.

“Trong hoạt động vận tải hành khách thì giá xăng dầu chiếm khoảng 20-30% cơ cấu giá vé. Từ đầu năm 2022 đến nay, xăng dầu liên tục tăng khoảng 6%, trong khi đó, lượng hành khách giảm khoảng 40%-50% so với cùng thời điểm các năm trước dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nên buộc phải điều chỉnh giá vé” - Ông Đạt lý giải.

Rất nhiều nhà xe khác cũng đã gửi kê khai điều chỉnh tăng giá vé đến cơ quan chức năng. Bản kê khai này sau đó sẽ được gửi đến Sở Giao thông Vận tải các tỉnh thành. Khi được chấp nhận thì nhà xe mới được tăng giá và niêm yết công khai tại quầy vé.
GrabBike - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Không chịu nổi ‘nhiệt’ xăng dầu, Grab tăng giá cước tất cả các dịch vụ

Giá xăng dầu không chừa một ai

Đây là tình cảnh chung hiện nay của lĩnh vực tận tải logistics. Giống như “người anh em” vận tải hành khách, các doanh nghiệp logistics cũng phải đồng loạt tăng giá để bù vào chi phí xăng dầu.
Dựa trên thực tế, sau khi xăng dầu liên tiếp tăng giá thì cước vận tải đường biển trong nước cũng đã tăng khoảng 8%-10% tùy chặng.
“Tuy nhiên, khách hàng của chúng tôi kêu giữ lắm, vì hiện tại giá cước đã rất cao, nên cũng chỉ tăng được một mức độ nào đó chứ không thể bắt kịp với đà tăng của xăng dầu” - Ông Nguyễn Tấn Linh, Giám đốc Công ty Yang Kee Vietnam Logistics.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
Năm 2022 hứa hẹn sự bứt phá của vận tải đường biển
Với cước vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, thời gian gần đây có chiều hướng giữ nguyên, thậm chí giảm so với trước Tết Nguyên đán nhưng vẫn “neo” ở mức giá cao.
Nguyên nhân là trước Tết và trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa quốc tế đã tăng giá cước rất cao và có lợi nhuận “khủng”. Do đó, giai đoạn hiện nay không những không tăng giá cước mà còn giảm giá ở một số cung đường để giữ chân khách hàng.

Tăng cũng chết, không tăng cũng …chết

Biến động chính trị thế giới đẩy giá nhiên liệu tăng cao chưa từng thấy. Các doanh nghiệp vận tải trong nước cũng phải “toát mồ hôi” tìm cách xoay sở giữa tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vận tải đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” do nếu tăng giá cước sẽ mất khách, mà không tăng thì sẽ lỗ nặng.
Giàn khoan dầu của Petrovietnam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2022
Vấn nạn “đục nước béo cò” trong kinh doanh xăng dầu và vai trò quản lý của Nhà nước
Điều này rất đúng với các doanh nghiệp vận tải taxi. Hầu hết các doanh nghiệp taxi đều đang gồng mình để ứng phó, tuy nhiên nếu Chính phủ không điều chỉnh để kéo giảm giá xăng dầu trong thời gian tới thì buộc các doanh nghiệp taxi phải tăng giá cước. Khi đó, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất.
Có khá nhiều doanh nghiệp taxi tại TP. HCM đã không chịu nổi “cú shock giá” và đã phải bán xe để trả nợ và bù lỗ do giá xăng dầu tăng quá cao mà hành khách thì thưa thớt.
Mua bán xăng, dầu tại một cửa hàng trên phố Trần Khát Chân, Hà Nội (ảnh tư liệu) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Chính phủ chấp thuận đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2.000 đồng thuế môi trường với xăng dầu
Trong khi đó, ông Lê Thành Thảo, Trưởng phòng Tổ chức - Pháp chế, Công ty CP vận tải Quang Châu tại TP. HCM cho hay, đơn vị này có hơn 200 phương tiện vận tải và container với hơn 180 tài xế đang nằm neo bãi. Hoạt động vận tải hàng hóa hiện chỉ đang duy trì cầm chừng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước đây với đối tác vì chạy càng nhiều thì doanh nghiệp càng lỗ.
Theo phân tích của các chuyên gia, giá xăng tăng nhưng lộ trình điều chỉnh cước phí vận tải phải cân nhắc kỹ càng, đặc biệt trong giai đoạn này lượng hàng hóa rất ít. Việc điều chỉnh giá cước chỉ là vấn đề thời gian để giảm lỗ, tuy nhiên điều chỉnh như thế nào để giữ sự ổn định, duy trì được sự cạnh tranh là bài toán khó.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала