Vượt Vingroup, Hòa Phát là ‘vua tiền mặt’ sàn chứng khoán Việt và cuộc đua BĐS công nghiệp

© Ảnh : Hoa Phat Corp.Tỷ phú thép Trần Đình Long.
Tỷ phú thép Trần Đình Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Đăng ký
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của “vua thép” Trần Đình Long đã vượt Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trở thành ‘vua tiền mặt’ sàn chứng khoán Việt và cuộc đua bất động sản công nghiệp đặc biệt “nóng” ở Việt Nam hiện nay.
Trong đó, Vingroup, Hòa Phát, ông lớn FDI đổ tiền vào bất động sản công nghiệp, coi đây là mảnh đất vàng cho các ông lớn Việt Nam cũng như doanh nghiệp FDI thế giới đua nhau rót tiền.

Mảnh đất vàng cho các ông lớn Việt Nam

Tin tức thị trường hôm nay có nhiều điểm nhấn đáng chú ý.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng và đa dạng hoá thị trường để tránh bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam trở thành một ứng viên sáng giá nhờ sự ổn định chính trị, với nhiều cơ hội đầu tư, các thuận lợi về mặt pháp lý và hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Những năm qua, bất động sản công nghiệp đã trở thành một mảng kinh doanh được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp lớn chú ý, bên cạnh các sản phẩm khác như nhà ở, khu đô thị, bất động sản du lịch,…
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên báo lỗ, vì sao?
Lấy ví dụ, Vingroup đang lấn sân sang mảng kinh doanh bất động sản công nghiệp sau những thành công đã đạt được tại bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng và bán lẻ.
Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang vận hành khu công nghiệp 335 ha tại Hải Phòng, và đã được phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng tại Hà Tĩnh với quy mô hơn 1.230 ha.
Năm 2021, Hoà Phát cũng có động thái tăng vốn điều lệ Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Hòa Phát lên mức 6.000 tỷ đồng, nhằm tập trung vào lĩnh vực bất động sản đô thị và bất động sản công nghiệp.
Hiện tập đoàn này đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 khu công nghiệp, bao gồm: KCN Phố Nối A (diện tích 596,44 ha) và KCN Yên Mỹ II (giai đoạn 1 là 97,5 ha) tại Hưng Yên; KCN Hòa Mạc (diện tích 131 ha) tại Hà Nam.
Trong đó, KCN Phố Nối A đang triển khai thủ tục đầu tư mở rộng thêm 92,5 ha về phía Đông, KCN Yên Mỹ II cũng sẽ mở rộng giai đoạn 2 thêm hơn 200 ha. Các KCN đang được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để đón thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thuê đất trong thời gian tới.
Ngoài các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang dành sự quan tâm lớn đến lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Vì sao Vingroup, Hoà Phát hay các doanh nghiệp FDI đua nhau đổ tiền?

Giám đốc Savills Hà Nội Matthew Powell phân tích, so với các nước láng giềng trong khu vực, Việt Nam đang ở một vị thế khá thuận lợi.
Thứ nhất, giá bất động sản vẫn tương đối phải chăng nếu đặt lên bàn cân với các nước khác như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, hay Ấn Độ.
“Mặc dù giá đang trên đà tăng, chúng tôi nhận thấy nhiều dự án mới đang được bổ sung vào nguồn cung tương lai. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đất đai”, Giám đốc Savills Hà Nội Matthew Powell cho biết.
Theo Cafebiz dẫn lời ông Powell, với các doanh nghiệp sản xuất, vấn đề chủ yếu nằm ở lực lượng lao động, bao gồm chất lượng tay nghề, môi trường làm việc và phúc lợi xã hội.
Trần Đình Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2018
Ông Long Hoà Phát bị loại khỏi danh sách tỷ phú Forbes
“Với nhiều cơ hội việc làm và phát triển, giá nhân công tại Việt Nam ở mức trung bình so với các nước cùng khu vực. Bên cạnh đó, khung pháp lý tương đối đơn giản giúp các doanh nghiệp cảm thấy thoải mái khi đầu tư vào và làm việc tại Việt Nam”, ông Powell lưu ý.
Chuyên gia của Savills cũng cho rằng, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam thu hút FDI còn có lý do là đất công nghiệp hiện có mức giá tương đối hợp lý, có nhiều nhà phát triển bất động sản uy tín cùng chính sách phù hợp.
Thêm nữa, các yếu tố khác như dân cư, dân số lao động, chi phí nhân công, mạng lưới giao thông thuận tiện, cũng như khả năng tiếp cận các cảng và sân bay quốc tế đã tạo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu thành phẩm và sản phẩm.
Theo ông Powell, hoạch địch chính sách một cách đúng đắn từ cấp trung ương đến địa phương đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn của Việt Nam.
“Có thể thấy, rất nhiều công ty mới đang gia nhập thị trường do những ưu đãi về thuế tại các khu vực kinh tế trọng điểm”, đại diện Savills nhấn mạnh.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng và đa dạng hoá thị trường để tránh bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam trở thành một ứng viên sáng giá nhờ sự ổn định chính trị, với nhiều cơ hội đầu tư, các thuận lợi về mặt pháp lý và hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
“Tuy thủ tục hành chính vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng cũng đã có nhiều cải thiện. Nhìn chung, có rất nhiều nhân tố thu hút các nhà đầu tư về với thị trường Việt Nam, thay cho những địa điểm khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan”, ông Powell nhận định.
Lĩnh vực bất động sản công nghiệp hiện đang xuất hiện nhiều dự án trung tâm dữ liệu và kho vận với nguồn đầu tư chất lượng cao, góp phần làm gia tăng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đồng thời, như Sputnik đã thông tin, mới đây, quyết định mở cửa đường bay từ ngày 15/3 sẽ giúp các doanh nghiệp FDI dễ dàng tiếp cận dự án khu công nghiệp tại Việt Nam. Điều này cũng được kỳ vọng sẽ giúp đẩy mạnh đà tăng trưởng của phân khúc này trong năm nay.

Hòa Phát vượt Vingroup về lượng tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt Nam

Trong một diễn biến liên quan đến hai doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam, đã có cuộc “đổi ngôi” thú vị.
Thống kê ngày 31/12/2021 ghi nhận, có 20 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền trên 10.000 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2019
Ông Phạm Nhật Vượng cán mốc lịch sử và người vợ bí ẩn của tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Trong đó, Hòa Phát đã vươn từ vị trí thứ 3 năm trước lên vị trí số 1 năm 2021, với hơn 40.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, vị trí số 1 năm 2020 là Vingroup đã tụt xuống vị trí thứ 4, với khoảng 26.400 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp khác có lượng tiền mặt lớn hơn 1 tỷ USD bao gồm ACV, GAS, FPT và Vinamilk. Như vậy, từ con số 3 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền hơn 1 tỷ USD năm 2020, đã có 6 doanh nghiệp góp mặt vào danh sách này năm 2021.
Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp có lượng tiền mặt tăng mạnh nhất năm vừa qua, với mức tăng gần 19.000 tỷ đồng. Kế tiếp đó là Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang với lượng tiền tăng 14.400 tỷ đồng, đạt gần 1 tỷ USD.
Cụ thể, có 3 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền tăng hơn 9.000 tỷ năm 2021 là Masan Consumer Holdings, FPT và Gelex.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2019
Hãng hàng không của nữ tỷ phú giàu nhất Việt Nam muốn bán đủ thứ
Nhìn chung, các doanh nghiệp hầu như chỉ để một lượng nhỏ tiền mặt trong tài khoản, còn lại đem gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn (1-3 tháng) hoặc kỳ hạn trung bình (3-12 tháng).
Trong số 6 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền trên 1 tỷ USD, tiền mặt chỉ có 23,2 nghìn tỷ đồng nhưng tổng tiền đầu tư tài chính ngắn hạn lại cao gấp 6 lần, lên đến 124 nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp duy nhất có lượng “tiền mặt” nhiều hơn so với “các khoản tương đương tiền” và “đầu tư tài chính ngắn hạn” vẫn là Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Có đến 98% tiền của ACV được phân bổ cho đầu tư tài chính ngắn hạn.

Bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam

Về bảng xếp hạng người giàu Việt Nam, cập nhật hôm nay lúc 15h ngày 15/3, Việt Nam vẫn có 6 đại diện trong danh sách tỷ phú USD của Forbes.
Trong đó, Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 6,1 tỷ USD (giảm 55 triệu USD) và đứng thứ 408 trong danh sách toàn cầu.
Theo sau ông Vượng là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, bà chủ Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo với 3,2 tỷ USD, tăng 5,73% đứng thứ 907 người giàu nhất hành tinh.
Ông Phạm Nhật Vượng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2021
Bảng xếp hạng người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam biến động mạnh
Đứng sau bà Thảo là tỷ phú Trần Đình Long – Chủ tịch Hòa Phát với 3,1 tỷ USD, đứng 944 toàn thế giới, tài sản của “vua thép” Việt Nam bất ngờ sụt giảm 101 triệu USD.
Tài sản của hai tỷ phú kế tiếp không biến đổi nhiều. Trong đó, Chủ tịch HĐQT Techcombank đang nắm giữ vị trí thứ tư với 2,3 tỷ USD, đứng thứ 1288 toàn cầu.
Ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT Masan) đứng thứ 5 với 1,9 tỷ USD, đứng thứ 1552.
Trong khi đó, ông Trần Bá Dương (Chủ tịch HĐQT Thaco) và gia đình đứng thứ sáu, với 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1779 toàn cầu. Tổng tài sản của các tỷ phú Việt Nam hiện là 18,2 tỷ USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала