- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Thủ tướng Việt Nam lần đầu tiên nêu suy nghĩ về xung đột Nga – Ukraina

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hoà
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hoà - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Đăng ký
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính lần đầu tiên nêu quan điểm, suy nghĩ, lập trường về tình hình xung đột giữa Nga và Ukraina.
Trong khi đó, như đã tuyên bố trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trao đổi với Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam chân thành mong Nga – Ukraina giảm căng thẳng.

Việt Nam chân thành mong Nga – Ukraina giảm căng thẳng

Là quốc gia bỏ phiếu trắng trước Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhằm vào Nga hôm 2/3, Việt Nam luôn theo sát tình hình xung đột Nga – Ukraina và giữ quan điểm trung lập, mong Moskva – Kiev sớm tìm được tiếng nói chung.
Trong các tuyên bố chính thức được đưa ra, Hà Nội mong hai bên sớm kết thúc xung đột, nhấn mạnh quan điểm rằng, mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Việt Nam bày tỏ mong muốn này với trải nghiệm lịch sử của chính dân tộc của mình.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Nga điện đàm về tình hình Ukraina
Tại cuộc điện đàm tối 16/3, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cùng Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba đã trao đổi về tình hình xung đột tại quốc gia Đông Âu này.
“Việt Nam chân thành mong muốn các bên kiềm chế, giảm căng thẳng và tiếp tục nỗ lực đối thoại nhằm tìm giải pháp lâu dài trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và tính đến lợi ích chính đáng của các bên”, thông cáo của Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Xuyên suốt cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam, trong việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng quốc tế bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Việt Nam là bạn bè truyền thống của cả Nga và Ukraina

Cùng với đó, Bộ trưởng Sơn cũng khẳng định Việt Nam là bạn bè truyền thống gần gũi với cả Nga và Ukraina.
Bày tỏ với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ về những mất mát, thiệt hại của người dân ở Ukraina.
Người tị nạn Ukraina tại trạm kiểm soát Sighetu-Marmatiei ở Romania - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tình hình bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraina hiện giờ ra sao?
Ông Sơn cũng nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ các nỗ lực quốc tế về cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân ở Ukraina.
“Việt Nam sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế đóng góp cho quá trình giải quyết tranh chấp giữa Nga và Ukraina”, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho hay.
Cũng tại cuộc điện đàm, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị hai nước tiếp tục tổ chức các hành lang nhân đạo và có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường, trong đó có công dân Việt Nam ở Ukraina, sơ tán ra khỏi các vùng chiến sự.
Hai Bộ trưởng đã nhất trí rằng, Việt Nam cùng với Ukraina nối lại các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa hai nước sau khi hòa bình, ổn định được khôi phục ở Ukraina.

Đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam

Như Sputnik đã thông tin, ngày 15/3 vừa qua, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov.
“Trong không khí hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, hai Bộ trưởng Ngoại giao đã trao đổi chân thành, thẳng thắn và xây dựng về tình hình xung đột tại Ukraina”, thông cáo của Bộ Ngoại giao nêu rõ.
Cùng với việc kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đề nghị phía Nga tiếp tục tổ chức các hành lang nhân đạo và có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường, trong đó có người Việt Nam ở Ukraina, sơ tán ra khỏi các vùng xảy ra xung đột.
 Bộ Ngoại giao Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Ngoại giao: Chưa có thiệt hại liên quan người Việt Nam ở Ukraina
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, cả hai Ngoại trưởng Nga và Ukraina đều khẳng định mong muốn tiếp tục duy trì và tăng cường hợp tác với Việt Nam. Cả hai bên sẽ cố gắng hết sức hỗ trợ sơ tán an toàn công dân Việt Nam.
Ngoại trưởng Nga Lavrov đánh giá cao vai trò và đóng góp của Việt Nam cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới, chia sẻ những diễn biến gần đây về tình hình xung đột tại Ukraina. Hai bên tiếp tục trao đổi về quan hệ song phương Việt – Nga, trong đó, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề nghị phía Nga tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nga ổn định cuộc sống, sản xuất, kinh doanh ở nước sở tại.

Thủ tướng Việt Nam lần đầu nói về xung đột Nga – Ukraina

Trong cuộc tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson, lần đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tiếng về quan điểm, những điều ông suy nghĩ liên quan đến tình hình Nga – Ukraina.
Cụ thể, theo cổng thông tin Điện tử Chính phủ trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có tình hình ở Ukraina mà Đại sứ New Zealand đề cập, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là đất nước từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chịu nhiều hậu quả nặng nề và đến giờ vẫn đang phải giải quyết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Căng thẳng Ukraina: Không có công dân Việt Nam nào bị bỏ lại phía sau
“Vì vậy, Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, luôn đóng góp tích cực và hành động vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới”, ông Phạm Minh Chính nói.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
“Việt Nam luôn theo dõi sát và hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang tại Ukraina, kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, tránh gây thương vong, tổn thất cho dân thường”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố.
Theo lãnh đạo Chính phủ, Việt Nam mong các bên sớm tìm giải pháp hòa bình cho các bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế và tính đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, bảo đảm an ninh, an toàn và nhu cầu thiết yếu dành cho người dân, đồng thời thúc đẩy cứu trợ nhân đạo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала