TP.HCM đặt lại lư hương tại tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo

© Ảnh : Thu Hương - TTXVNKhu vực quanh tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo rộng hơn 3.000m2 được thay thế gạch lát nền bằng đá granite tự nhiên
Khu vực quanh tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo rộng hơn 3.000m2 được thay thế gạch lát nền bằng đá granite tự nhiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Đăng ký
Lư hương Đức Thánh Trần Hưng Đạo được đặt về lại vị trí cũ ở công viên Mê Linh, quận 1, TP.HCM sau hơn 1.000 ngày di dời đến Đền thờ Trần Hưng Đạo.
Theo ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, công viên Bến Bạch Đằng hoàn thành với quy mô 1,6 ha, trong đó, 8.700 m2 là đường đi dạo, sân sinh hoạt bằng đá granit cùng 7.000 m2 mảng xanh.
Trong khi đó, công viên Mê Linh có quy mô chỉnh trang gần 0,6 ha, được sửa chữa, tôn tạo cảnh quan đồng bộ khu vực.

Đặt lại lư hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo

Thông tin thành phố Hồ Chí Minh tiến hành đặt lại lư hương tại tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo được đông đảo người dân Sài Gòn quan tâm và được thảo luận rộng rãi trên các trang mạng xã hội trong nước.
Theo đó, sáng 17/3, lư hương được cung thỉnh về dưới tượng Trần Hưng Đạo ở vị trí như cũ cách đây 3 năm sau khi dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và bến Bạch Đằng khánh thành.
Sở Xây dựng TP.HCM đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành dự án công viên Bến Bạch Đằng và công viên Mê Linh, phường Bến Nghé, Quận 1.
Tham dự lễ khánh thành hôm nay có Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu, cùng lãnh đạo nhiều sở, ban ngành thành phố.
Dời lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo: 'Đưa việc thờ phụng về đúng vị trí' - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2019
Dời lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo: 'Đưa việc thờ phụng về đúng vị trí'
Như đã thông tin, công viên bến Bạch Đằng và công viên Mê Linh và bến Bạch Đằng tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, là không gia cảnh quan, văn hóa quan trọng tại khu vực trung tâm thành phố, địa điểm sinh hoạt công cộng, tâm linh quan trọng của người dân trong nhiều năm qua.
Thời gian qua, việc trùng tu tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo được coi là một nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện dự án chỉnh trang công viên Mê Linh. Phải làm sao để đảm bảo tính nguyên bản, đồng thời, được thiết kế tăng cường hệ thống chiếu sáng nghệ thuật, sửa chữa những điểm bị hư hại.
Từ tối 16/3, lư hương được cung thỉnh về công viên Mê Linh sau hơn ba năm được an vị ở Đền thờ Trần Hưng Đạo.
Sáng 17/3, tại lễ khánh thành dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và bến Bạch Đằng, Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TP HCM) Vũ Văn Điệp cho biết, 2 công trình này là không gian văn hóa quan trọng và là địa điểm sinh hoạt công cộng của người dân thành phố nhiều năm qua.
“Công trình đã mở cửa cho người dân tham quan trước Tết Nguyên đán. Sau thời gian hoạt động đơn vị quản lý nhận nhiều sự ủng hộ, góp ý và tiếp thu, điều chỉnh để hoàn thiện hơn”, ông Vũ Văn Điệp cho hay.

“Nhạy cảm”: Vì sao TP.HCM phải di dời lư hương Đức Thánh Trần?

Năm 2018, Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM có văn bản báo cáo lãnh đạo UBND TP.HCM về thực trạng tượng đài Trần Hưng Đạo và tượng đài Thánh Gióng tại Quận 1 và xin ý kiến chỉ đạo tu sửa, tôn tạo.
Sở đề xuất, tượng đài Trần Hưng Đạo tại Công trường Mê Linh có lịch sử hình thành gắn với người dân TP.HCM và đã xuống cấp, cần tu sửa nhằm đảm bảo an toàn và phù hợp cảnh quan khu vực trung tâm thành phố.
Đến tháng 1/ 2019, UBND TP.HCM có ý kiến đồng ý giao UBND Quận 1 tiến hành sửa chữa, tôn tạo công trình tượng đài Trần Hưng Đạo và tượng đài Thánh Gióng.
Trong đó nêu rõ, chính quyền địa phương quản lý, khảo sát, kiểm định và tu sửa, tôn tạo công trình theo đúng quy định. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm phối hợp các đơn vị để hỗ trợ, hướng dẫn chuyên môn.
Đến tháng 2/2019, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã cho chỉnh trang lại khu vực tượng đài Hưng Đạo Vương, đồng thời tiến hành dời lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần về đền thờ ở đường Võ Thị Sáu.
© Ảnh : Thu Hương - TTXVNCông viên Mê Linh được sửa chữa, nâng cấp nhằm tôn tạo đồng bộ cảnh quan cho khu vực, kết nối với cảnh quan bến Bạch Đằng đến Cột cờ Thủ Ngữ
Công viên Mê Linh được sửa chữa, nâng cấp nhằm tôn tạo đồng bộ cảnh quan cho khu vực, kết nối với cảnh quan bến Bạch Đằng đến Cột cờ Thủ Ngữ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Công viên Mê Linh được sửa chữa, nâng cấp nhằm tôn tạo đồng bộ cảnh quan cho khu vực, kết nối với cảnh quan bến Bạch Đằng đến Cột cờ Thủ Ngữ
Tuy nhiên, nhiều người dân đã phản ứng với quyết định này vì cho rằng đây là nơi người dân Sài Gòn thờ phụng Đức Thánh Trần trong suốt thời gian dài.
Báo chí, dư luận xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận liên quan tới việc di dời một hạng mục gắn liền với công trình tượng đài Trần Hưng Đạo từ khi hoàn thiện năm 1967. Cũng từ thời điểm ấy, thắc mắc của người dân, tranh biện của giới nghiên cứu cùng lời giải thích từ phía chính quyền TP.HCM nhưng vẫn chưa tìm được lý giải rõ ràng.
Khi đó, lý giải về động thái này, Bí thư Quận ủy Quận 1 Trần Kim Yến cho rằng, có thể một số người cho đây là vấn đề nhạy cảm, tuy nhiên, công viên là nơi công cộng nên việc đặt lư hương để thờ thì "không phù hợp lắm".
Đồng thời theo bà Yến, việc dời lư hương về đền thờ nhằm là đúng chỗ và trang nghiêm hơn.
Tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh được xây dựng từ trước năm 1975, làm bằng bêtông cốt thép. Tượng có chiều cao 4 m, đặt trên bệ ba cạnh cao 12 m, ốp đá màu nâu. Trên 3 mặt đế tượng có trang trí 6 mảng phù điêu diễn tả các trận đánh chống giặc ngoại xâm.
Theo thời gian, tượng bị xuống cấp nên thành phố quyết định tôn tạo, đồng thời nâng cấp Công viên Mê Linh gần đó với tổng kinh phí hơn 32 tỷ đồng.
Việc tu sửa tượng Đức Thánh Trần đã được đề xuất từ tháng 6/2021 nhưng do tình hình dịch bệnh nên phải hoãn lại đến tháng 9. Thành phố cũng mời người dân góp ý về màu sắc, thiết kế, chiếu sáng, phù điêu và lư hương phục vụ công tác tôn tạo, tu bổ tượng đài vị anh hùng dân tộc.
Quy mô chỉnh trang Công viên Mê Linh đạt gần 0,6 ha. Dự án nhằm tôn tạo đồng bộ cảnh quan khu vực, kết nối cảnh quan công viên bến Bạch Đằng đến cột cờ Thủ Ngữ. Lối đi được cải tạo bằng đá granit, bố trí thêm ghế ngồi tại các khu vực tiểu cảnh, lắp hệ thống chiếu sáng, mảng xanh...
Trong khi đó, công viên bến Bạch Đằng có quy mô chỉnh trang gần 1,6 ha. Trong đó, đường dạo có diện tích 8.700 m2, sân sinh hoạt làm bằng đá granit núi lửa cùng với 7.000 m2 mảng xanh, cây kiểng, cỏ.
Tất cả tạo nên không gian kiến trúc chuỗi hoa sen xuyên suốt công viên, mở ra không gian và tầm nhìn thông thoáng về phía sông Sài Gòn.

Trả lại nguyên bản công trình và ý nghĩa tâm linh

Trong quá trình xin ý kiến các chuyên gia, lãnh đạo bộ, ban, ngành về việc trùng tu, tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo và công viên Mê Linh, nhiều kiến trúc sư, nhà nghiên cứu văn hóa đã đề nghị cần trả lại nguyên bản công trình cũng như ý nghĩa tâm linh.
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội KTS TP.HCM nêu ý kiến, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là một trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới mọi thời đại, nên trong lòng người dân, tướng Trần Hưng Đạo đã trở thành "vị thánh".
Vì vậy, tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh rất đáng được tôn tạo cho đẹp hơn và giữ bền lâu hơn với thời gian.
© Ảnh : TTXVN phátToàn cảnh công trường Mê Linh nhìn từ trên cao, là nơi kết nối 6 ngã đường chính tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
Toàn cảnh công trường Mê Linh nhìn từ trên cao, là nơi kết nối 6 ngã đường chính tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Toàn cảnh công trường Mê Linh nhìn từ trên cao, là nơi kết nối 6 ngã đường chính tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, tượng Đức thánh Trần ghi lại tích Trần Hưng Đạo trước khi xuất quân đánh quân Nguyên Mông đã chỉ tay xuống sông và thề rằng:
"Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa!".
Do đó, hiện tại công viên đối diện có một công trình khiến tầm nhìn từ tượng ra sông bị cản trở nên theo ông, nên bỏ tòa nhà này đi để trả lại nguyên bản công trình và ý nghĩa về tâm linh, văn hóa của quần thể này trọn vẹn hơn, không gian công viên Mê Linh nối liền một dải đi thẳng ra bờ sông.
KTS Nam Sơn nhấn mạnh, cần quy hoạch và chỉnh trang nguyên khu vực chứ không riêng công viên Mê Linh và tượng Trần Hưng Đạo, tạo thành một không gian công cộng thân thiện hơn với người đi bộ.
“Khu vực này là một điểm nhấn đô thị quan trọng của khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nên cần có quy hoạch không gian và các công trình xung quanh công viên, khoảng lùi để bảo đảm độ thoáng cho không gian công viên và tượng đài”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.
Hôm nay, đã có rất đông người dân dự lễ, tham quan đến thắp hương dưới Tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo khi lư hương được cung thỉnh về vị trí cũ
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала