Tình hình ở Ukraina hay ‘cái búng tay’ của Fed không đe doạ Việt Nam

© Depositphotos.com / VadimVaseninĐồng đô la
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Đăng ký
Trong khi thế giới đặc biệt lo lắng trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, hay tình hình xung đột giữa Nga – Ukraina ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều hành chính sách tiền tệ của các nước, Việt Nam hầu như không bị đe doạ.
Theo thông cáo chính thức của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), đánh giá cao chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam.

Đại diện WB làm việc với NHNN

Như đã thấy, năm 2022, cùng với xung đột Nga – Ukraina, khủng hoảng giá dầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, dịch bệnh kéo dài, kinh tế thế giới còn nhiều biến động.
Nỗ lực cố gắng duy trì ổn định các yếu tố như tỷ giá, lãi suất và lạm phát sẽ là ưu tiên của các nhà điều hành để đối phó với rủi ro từ bên ngoài. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có cuộc làm việc với chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Nội dung cuộc gặp cho thấy rõ xu hướng ứng phó với những thách thức bất ngờ trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay.
Công ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thực hiện linh hoạt giải pháp vừa sản xuất, vừa chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
WB lo rủi ro từ quan hệ Nga – Ukraina, chuyên gia nói kinh tế Việt Nam “đủ nguồn lực mạnh”
Ngày 16/3/2022, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã có buổi làm việc với Bà Carolyn Turk – Giám đốc Quốc gia Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và các chuyên gia cao cấp của WB tại Việt Nam.
Theo thông báo chính thức từ SBV, đại diện tham dự cuộc họp về phía Ngân hàng Thế giới có cả bà Steffi Stallmeister – Giám đốc phụ trách danh mục và một số chuyên gia cấp cao tại Văn phòng World Bank.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, ngoài Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà còn có lãnh đạo các đơn vị Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và Viện Chiến lược Ngân hàng.
Hai bên đã trao đổi các nội dung về quan hệ hợp tác chung giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thế giới trong thời gian qua, hỗ trợ của World Bank để phát triển khu vực tài chính Việt Nam, nguồn lực hỗ trợ của WB nhằm hỗ trợ Chính phủ thực hiện các cam kết tại COP26 và các dự án đang hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước.

World Bank khen chính sách tiền tệ của Việt Nam

Tại cuộc làm việc, đại diện WB đánh giá cao chính sách điều hành tiền tệ chủ động, linh hoạt, quản lý, điều hành tỷ giá ổn định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Điều này góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, nhóm chuyên gia của WB nhấn mạnh.
Bày tỏ quan điểm liên quan đến những diễn biến phức tạp trong thời gian qua ở Việt Nam như giá năng lượng (giá xăng, dầu) tăng cao, xung đột Nga - Ukraina, rủi ro lạm phát tăng và những nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian tới (bất ổn chính trị, biến động khó lường của thị trường tài chính toàn cầu…), bà Carolyn Turk cho biết việc củng cố hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia nhằm tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những tác động, ảnh hưởng trên là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, ngành tài chính và ngân hàng.
Công ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã hoạt động 100% công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
WB, HSBC: Đừng nghi ngờ khả năng của Việt Nam, nhất là nền kinh tế
Bà Turk khẳng định, WB sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ các nguồn lực cần thiết như vốn, tư vấn chính sách, kinh nghiệm quốc tế cho Chính phủ, Ngân hàng NHà nước trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực thi chính sách phù hợp, linh hoạt.
Bên cạnh đó, bà Carolyn cũng trao đổi thêm một số vấn đề WB quan tâm như: vai trò thị trường vốn, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành để phát triển thị trường vốn, tăng trưởng xanh (ngân hàng xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh) bổ sung nguồn lực vốn cho các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang triển khai.
Đại diện WB nhất trí với phía Việt Nam về đề xuất tổ chức diễn đàn hàng năm về thị trường vốn, cơ chế họp định kỳ giữa lãnh đạo cấp cao của hai cơ quan, sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước vào mạng lưới xanh hoá toàn cầu.

Chính sách tiền tệ ‘lỏng mà chặt’ của Việt Nam

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới nói chung và của cá nhân bà Carolyn Turk nói riêng đối với những kết quả, thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng như trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong giai đoạn vừa qua.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, NHNN ghi nhận những hỗ trợ quý báu của WB dành cho NHNN thông qua xây dựng và hỗ trợ triển khai Chiến lược Quốc gia về Tài chính toàn diện, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường phát triển và lành mạnh khu vực ngân hàng tại Việt Nam, chia sẻ các Báo cáo đánh giá, phân tích chuyên sâu về tình hình tài chính, tiền tệ…
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
IMF nghĩ khác về kinh tế Việt Nam so với WB
Về điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng để điều tiết thanh khoản phù hợp, đảm bảo thị trường tiền tệ, hỗ trợ Chính phủ kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách nhằm tập trung nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.
© Depositphotos.com / TKKurikawaNgân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, nhờ những nỗ lực chung trên mà lạm phát năm 2021 được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4%, lạm phát cơ bản cũng ở mức thấp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Về nhiệm vụ trong tâm của ngành trong thời gian tới, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, Việt Nam sẽ tập trung vào hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý (rà soát, nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật Phòng, chống rửa tiền, Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2026…).
Cùng với đó, Việt Nam cũng triển khai Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, chuyển đổi số ngành ngân hàng, tăng trưởng xanh (tín dụng xanh, ngân hàng xanh) và hỗ trợ Chính phủ thực hiện cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu tại Thỏa thuận Paris, Hội nghị COP26…
“Việt Nam rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của WB trong những nhiệm vụ triển khai của Ngân hàng Nhà nước”, lãnh đạo SBV khẳng định.
Tại cuộc làm việc, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã ghi nhận những đánh giá, nhận xét và khuyến nghị, đề xuất của Ngân hàng Thế giới.
Phó Thống đốc cam kết sẽ giao Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan trong Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WB nghiên cứu và báo cáo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam các giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay.

Chuyên gia: ‘Cái búng tay’ của Fed không đáng ngại với Việt Nam

Như Sputnik thông tin, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất quỹ liên bang thêm 0,25% lên phạm vi 0,25-0,5%.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Fed tăng lãi suất cũng sẽ có tác động đến Việt Nam nhưng không nhiều vì đã cân nhắc, dự báo, lường trước và “lên sẵn kịch bản”.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế - tài chính nhận định, việc Fed tăng lãi suất có một số tác động nhất định. Đầu tiên, việc này sẽ khiến cho chi phí vay và trả nợ nước ngoài bằng đồng USD bị tăng lên. Tiếp đó, việc này sẽ tác động một phần đối với tỷ giá vì USD đã đang và sẽ còn tăng giá và tỷ giá sẽ tăng nhẹ. Vấn đề thứ ba, theo ông Lực, việc Fed tăng lãi suất có thể bắt đầu thêm sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư.
Năm 2021, xuất, nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Fitch Solutions: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 'vượt xu hướng' trong năm 2022
“Tức là khi Fed tăng lãi suất thì dòng vốn sẽ quay trở về Mỹ vì lãi suất ở đó cao hơn và một quần quay trở lại châu Âu vì mức độ rủi ro ở đó được đánh giá thấp”, chuyên gia phân tích.
Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, khả năng dịch chuyển vốn không nhiều vì Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài Chính) cho biết, với tình hình tiêu dùng yếu và lạm phát thấp hiện nay, không thấy có lý do gì để Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ trong năm 2022.
“Với mặt bằng lãi suất tiết kiệm tiền đồng hiện nay so với lạm phát thì người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất thực dương, song nhiều khả năng lãi suất tiền gửi VND sẽ nhích lên trong 2022 và lãi suất trên thị trường có thể sẽ tăng nhẹ, khi nhu cầu tín dụng phục hồi nhanh”, TS. Độ chia sẻ quan điểm.
TS. Cấn Văn Lực nêu dự báo, tỷ giá USD/VND có thể sẽ chỉ tăng nhẹ do kinh tế Việt Nam đang phục hồi. Nếu tăng thì cũng chỉ do ảnh hưởng cung - cầu ngoại tệ trong ngắn hạn hơn là tác động dài hạn của việc nâng lãi suất của Fed đối với tỷ giá USD/VND.
Các chuyên gia đánh giá, tỷ giá năm nay sẽ gặp nhiều áp lực hơn năm ngoái, song vẫn sẽ ở trạng thái tương đối ổn định.
Hiện tại, lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn được ngành ngân hàng khống chế ở mức 0% và dần chuyển dịch từ quan hệ vay - mượn ngoại tệ sang mua bán.
Ngoài ra, điểm quan trọng là dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng tương đối lớn, cán cân thanh toán được hỗ trợ bởi thặng dư thương mại được duy trì và kiều hối liên tục gia tăng.
Dây chuyền sản xuất camera của Công ty TNHH Sunny Opotech Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2021
FDI đổ vào Việt Nam khởi sắc, người Việt tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài
Như Sputnik đề cập, dù 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập siêu, song dự báo xuất khẩu sẽ hồi phục mạnh và cuối năm nay có thể quay về trạng thái xuất siêu.
Trong khi đó, nguồn kiều hối ổn định và ước tính có tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm ở mức 4,4%/năm và đạt 18,9 tỷ USD vào năm 2022…
Các chuyên gia cũng cho biết, dự kiến, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5% - 1% trong 2 năm.
Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện không nguy hiểm. Nợ nước ngoài đang ở mức 38,8% GDP đã điều chỉnh, giảm so với mức 42% GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2019. GDP Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng ổn định 6,5-7%, do đó, mọi triển vọng vẫn là rất lạc quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала