Phạm Thị Đoan Trang và ‘lằn ranh đỏ’ của Việt Nam

© Ảnh : Facebook / Pham Doan TrangBlogger Phạm Đoan Trang
Blogger Phạm Đoan Trang - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2022
Đăng ký
Với vụ việc Phạm Thị Đoan Trang, Việt Nam có ‘lằn ranh đỏ’ của mình. Đối với Hà Nội, chuyện các nước phương Tây như Mỹ hay Canada trao giải cho một kẻ phản động, chống phá Nhà nước, chính quyền là không thể nào chấp nhận được.
Rõ ràng, việc trao các giải thưởng Phụ nữ dũng cảm, hay tự do báo chí, dân chủ, hoạt động nhân quyền cho Phạm Thị Đoan Trang hay những đối tượng phần tử như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Chí Dũng… là hành vi khiêu khích của phương Tây và can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải dũng cảm cho Phạm Thị Đoan Trang

Mỹ đã trao giải “Phụ nữ Quốc tế dũng cảm” – IWOC cho Phạm Thị Đoan Trang.
Tuy nhiên, với Việt Nam, Phạm Thị Đoan Trang là một người vi phạm pháp luật. Hà Nội kiên quyết bác bỏ các chỉ trích về nhân quyền liên quan đến bà Phạm Thị Đoan Trang.
Trên Twitter của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 18/3 có ‘vinh danh’ Phạm Thị Đoan Trang.
Mỹ nói Phạm Đoan Trang (Việt Nam) là một tác giả, blogger, nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền được quốc tế công nhận.
“Phạm Thị Đoan Trang được vinh danh phụ nữ dũng cảm (Women of Courage) vì đã can cảm phản ánh về các vấn đề xã hội mà truyền thông Việt Nam chưa từng dám động chạm trước đó”, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải Phụ nữ dũng cảm năm nay được trao cho Phạm Thị Đoan Trang và 11 người khác trên thế giới.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải thưởng quốc tế cho Phụ nữ dũng cảm - International Women of Courage (IWOC) Awards năm nay được trao cho 12 phụ nữ, ở 12 quốc gia khác nhau.
Theo giới chức Mỹ, bà Phạm Đoan Trang được tặng giải thưởng này nhờ hoạt động báo chí tự do cho nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2021
Nhà báo Mỹ bị kết tội khủng bố được thả ở Myanmar
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn manh:

“Bà Phạm Thị Đoan Trang bị bắt ngày 6/10/2020 và bị xử 9 năm tù giam vào ngày 14/12/2021 vì những bài viết thể hiện quan điểm của mình một cách hòa bình”.

Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ trao giải cho Phạm Thị Đoan Trang

Ngày 17/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, khi được yêu cầu nêu phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ trao giải “Phụ nữ can đảm quốc tế cho Phạm Thị Đoan Trang” vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định đây là sự thiếu khách quan.
Đối với Việt Nam, việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho Phạm Thị Đoan Trang là hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân, trong đó có quyền của phụ nữ.
“Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền con người trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”, người phát ngôn tuyên bố.
Chiều 11/2/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận Quốc thư của Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Quan hệ Việt - Mỹ còn tiến xa
Đặc biệt, theo bà Lê Thị Thu Hằng, hành động trao giải cho Phạm Thị Đoan Trang của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không đem lại bất cứ lợi ích nào cho quan hệ Việt – Mỹ.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Việt Nam cho rằng, việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho Phạm Thị Đoan Trang - một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam, đã bị đưa ra xét xử và đang thi hành án phạt tù là hành động thiếu khách quan, không phù hợp, không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước”.

Lằn ranh đỏ

Ngày 19/3, báo An ninh Thủ đô, cơ quan ngôn luận của Công an TP. Hà Nội, chuyên trang của Báo CAND đã nêu quan điểm cho rằng, việc trao giải cho Phạm Thị Đoan Trang chính là hành vi can thiệp nội bộ của Việt Nam.
Theo đó, việc trao cái gọi là “giải thưởng” dưới “chiêu bài” như “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” hay “đấu tranh cho tự do báo chí”… cho các đối tượng ở Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng, đã bị truy tố, xét xử và kết án “là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của một Nhà nước pháp quyền nhằm những mưu đồ và dụng ý xấu xa”.
Rõ ràng, Phạm Thị Đoan Trang là một đối tượng vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Bà Trang đã bị truy tố, xét xử và kết án 9 năm tù giam trong bản án mà Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12/2021.
Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang lĩnh án 9 năm tù về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Việt Nam tuyên phạt blogger Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù về tội gì?
Thế nhưng, một đối tượng vi phạm pháp luật, đã bị truy tố, xét xử, kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật như Phạm Thị Đoan Trang lại liên tục nhận được những cái gọi là “giải thưởng” của các tổ chức nước ngoài là điều khó chấp nhận.
Dẫn chứng ở đây có thể thấy vụ Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14/3 đã trao giải thưởng gọi là “Phụ nữ can đảm quốc tế” (IWOC) cho đối tượng Phạm Thị Đoan Trang. Việt Nam không chấp nhận giải thưởng ấy.
Như Sputnik từng đề cập, hồi tháng 2/2022, đối tượng Phạm Thị Đoan Trang dù đang chấp hành bản án tù có hiệu lực pháp luật đã được Bộ Ngoại giao hai nước Anh và Canada “vinh danh” giải thưởng “Tự do báo chí” (Media Freedom 2022). Phạm Thị Đoan Trang cũng được nêu danh trong buổi trao giải thưởng nhân quyền Martin Ennals diễn ra ngày 19/1/2022 tại Geneve, Thụy Sĩ trước đó.
Có thể nói, việc các cơ quan, tổ chức nước ngoài trao giải thưởng cho một đối tượng vi phạm pháp luật của một quốc gia độc lập có chủ quyền như Việt Nam khiến người ta phải đặt câu hỏi phải chăng phương Tây và người Mỹ không biết Phạm Thị Đoan Trang là một đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam và đã bị tòa án Hà Nội xét xử và tuyên án hay sao?
Người Mỹ và các “nước dân chủ” đã cố tình không thấy. Toàn bộ quá trình tố tụng, từ điều tra, truy tố tới xét xử và kết án, đều được các cơ quan thông tin đại chúng Việt Nam phản ánh, cập nhật, thông tin đầy đủ, kịp thời, cho thấy sự vi phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Tình hình ở Ukraina hay ‘cái búng tay’ của Fed không đe doạ Việt Nam
Hồ sơ về quá trình phạm tội của Phạm Thị Đoan Trang cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, đối tượng Phạm Thị Đoan Trang đã có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước.
Bằng chứng phạm tội là các bài viết, nhiều cuốn sách của Phạm Đoan Trang như: “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”... mà tất cả đều xuất bản chui, hay nói cách khác là vi phạm luật pháp của Nhà nước Việt Nam.
Mang danh blogger dân chủ, Phạm Đoan Trang đã xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền, kích động những người nhẹ dạ cả tin tham gia biểu tình, chống phá chính quyền, Nhà nước, làm mất an ninh trật tự, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định chính trị ở ngay đất nước mà mình sinh sống.
Phạm Đoan Trang thậm chí còn công khai hợp tác với Tổ chức Việt Tân - một tổ chức đã được Bộ Công an Việt Nam xếp vào tổ chức khủng bố - để xuyên tạc, kích động và chống đối.
Trước những hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng, đầu tháng 10/2020, Phạm Đoan Trang bị khởi tố, tạm giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2021
Tổng thống Putin trao tặng Bộ trưởng Công an Việt Nam Huân chương Hữu nghị
Sau đó, VKSND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang và các bước tố tụng tiếp theo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
TAND thành phố Hà Nội ngày 14/12/2021 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Cáo trạng khẳng định, Phạm Thị Đoan Trang phải chịu trách nhiệm hình sự vì nhiều lần thực hiện hành vi làm, tàng trữ, lưu hành và tán phát các tài liệu, vật phẩm có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù.

Khiêu khích và can thiệp nội bộ

Như đã biết, ngoài Phạm Thị Đoan Trang, còn có những đối tượng vi phạm pháp luật khác tại Việt Nam cũng được “ngợi ca”, “tung hô” theo cách thức tương tự ở phương Tây.
Điển hình như Tạ Phong Tần và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng từng được trao giải thưởng “Phụ nữ dũng cảm quốc tế”.
Hay các đối tượng vi phạm pháp luật bị kết án tù như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu cũng đã được trao những giải thưởng “đa chủng loại” về dân chủ, tự do báo chí hay nhân quyền.
Đoàn Nguyên Đức  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Doanh nhân Việt cầm tinh con Hổ nổi tiếng: Họ là ai?
Các hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu rất rõ ràng, những đối tượng này đã bị xét xử, tuyên án theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
Vậy nên, bản chất giải thưởng “Phụ nữ can đảm quốc tế” mà Mỹ trao cho Phạm Thị Đoan Trang mới đây hay trước đó là các giải thưởng hay sự vinh danh khác dành cho các đối tượng vi phạm pháp luật ở Việt Nam chính là một chiêu trò “núp bóng” những danh xưng mỹ miều để tán tụng, ngợi ca những phần tử chống phá, chống đối ở Việt Nam.
Từ đó cổ súy, kích động các đối tượng khác tiếp tục “theo đóm ăn tàn”, “đi vào vết xe đổ” duy trì các hành vi chống phá Nhà nước, gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị, phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân.
Đây có thể coi là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một quốc gia độc lập có chủ quyền của mình. Và đây cũng là điều không thể chấp nhận.
Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn con đường phát triển riêng của mình do đó, việc lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để đòi hỏi, gây sức ép với quốc gia khác là xâm phạm vào công việc nội bộ của quốc gia ấy.
Chính trị gia Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Quân đội Việt Nam và Campuchia không can thiệp công việc nội bộ nước khác
Thực tế này là không thể chấp nhận trong nền chính trị quốc tế hiện đại, không thể chấp nhận đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền như Việt Nam.
Trên cơ sở ấy, việc ủng hộ, dung túng, cổ súy cho hành vi chống đối của những đối tượng vi phạm pháp luật, bị xét xử và kết án tại một quốc gia có độc lập có chủ quyền là một điều cần phải bị bác bỏ, lên án và chấm dứt các hành vi tương tự - lợi dụng chiêu bài dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала