Việt Nam lãng phí năng lượng

© AP Photo / Martin MeissnerNhà máy điện than Uniper và Nhà máy lọc dầu BP ở Đức
Nhà máy điện than Uniper và Nhà máy lọc dầu BP ở Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2022
Đăng ký
Chiến dịch đặc biệt của quân đội Nga nhằm phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraina cũng như phản ứng đối với chiến dịch này ở các quốc gia khác nhau vẫn thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông phương Tây. Vào tuần này chúng tôi thấy ít bài báo và phóng sự về Việt Nam trên báo chí nước ngoài.
Phần lớn các bài báo viết về những vấn đề kinh tế, về ngành y tế và du lịch. Trong tuần này, Việt Nam là khách quen trên các ấn phẩm Nga, vì nước này đưa tin tốt: mở cửa du lịch quốc tế từ 15/3 và mời du khách nước ngoài đến Việt Nam. Sputnik dành bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” cho các nội dung này.

COVID-19 không còn đáng sợ nữa

Việt Nam đang tìm cách loại bỏ COVID-19 khỏi danh sách các bệnh đặc biệt nguy hiểm và chuyển sang chỉ chống các trường hợp nghiêm trọng và gây tử vong, Tân Hoa xã viết. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 chưa ổn định, nhưng, nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine cao nên số ca tử vong ở Việt Nam đã giảm dần trong những tháng gần đây.
Và tờ African đưa tin rằng, tại Nam Sudan đã diễn ra lễ trao Huy chương vì sự nghiệp Gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tặng các thành viên của Bệnh viện dã chiến của Việt Nam. Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao của LHQ đối với những thành tựu và đóng góp trong một năm thực hiện thành công nhiệm vụ tại Phái bộ GGHB LHQ ở Nam Sudan.
Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Điểm sáng của Việt Nam trong đối ngoại quốc phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2021
Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Điểm sáng của Việt Nam trong đối ngoại quốc phòng

Làm thế nào để từ bỏ điện than?

Các nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu than do đại dịch làm gián đoạn công việc của các thợ mỏ địa phương và chi phí nhiên liệu nhập khẩu cao, tờ Bangkok Post viết. Gần một thập kỷ trước, Việt Nam đã từ một nước xuất khẩu than biến thành một nước nhập khẩu, cùng với Indonesia, Australia và Nga là các nhà cung cấp chính. Trong hai tháng đầu năm 2022, nhập khẩu than của cả nước giảm 17,9% so với năm trước, trong khi sản xuất than trong nước tăng 5,3%.
Ấn phẩm Mongabay dành một bài viết dài về lịch sử phát triển ngành năng lượng Việt Nam. Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu trở thành “nước phát triển, thu nhập cao” vào năm 2015 nếu nước này không thoát khỏi sự phụ thuộc vào điện than để phát điện. Năm 2021, trên toàn thế giới chỉ có 8 quốc gia đốt nhiều than hơn Việt Nam. Sự phụ thuộc của Việt Nam vào than đá đã tăng lên sau khi nước này từ chối sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nhưng, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vào tháng 11 năm ngoái, Việt Nam cùng 40 quốc gia khác đã cam kết dừng sử dụng than vào năm 2040. Đối với Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc ngừng vận hành khoảng 30 nhà máy nhiệt điện đốt than. Các chuyên gia tin chắc rằng, Việt Nam có đủ khả năng giảm cường độ năng lượng trong tăng trưởng kinh tế, mà theo BP, trong thập kỷ qua, cường độ tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam là cao nhất trên thế giới, và tăng đáng kể việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Tấm năng lượng mặt trời và tuabin gió sản xuất ra điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Thêm một dự án điện gió tại Trà Vinh, Việt Nam tiệm cận đến ‘năng lượng xanh’
Nikkei Asia đưa tin, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, liên danh nhà thầu Samsung C&T Corporation và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã ký hợp đồng về thiết kế và xây dựng nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. Giá trị hợp đồng hơn 940 triệu USD. Đây là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên ở Việt Nam. Tờ Bangkok Post viết, sản xuất công nghiệp của Việt Nam chủ yếu dựa vào vật liệu và thiết bị của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc thắt chặt các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19 và Hà Nội có kế hoạch đa dạng hóa các nguồn cung cấp nguyên liệu cho lĩnh vực sản xuất.

Việt Nam – nước dễ tiếp cận nhất đối với khách du lịch

Vào ngày 15/3, ngành du lịch Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch sau gần hai năm gián đoạn, Vietnam Briefing vui mừng đưa tin. Khách quốc tế vào Việt Nam chỉ cần làm xét nghiệm COVID-19 âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh 24 giờ trước khi nhập cảnh, khai báo sức khỏe trước khi nhập cảnh và tải ứng dụng PC-COVID. Đồng thời, về mặt lý thuyết, khách du lịch có thể đến Việt Nam ngay cả nếu không có giấy chứng nhận tiêm chủng. Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nga giải thích: một người từ nước ngoài vào Việt Nam có thể làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay sau khi nhập cảnh hoặc làm test PCR trong vòng 24 giờ đầu tại Việt Nam. Nếu kết quả âm tính, du khách có đi đến bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam mà không cần kiểm dịch. Du khách Nga cũng giống như công dân của 12 quốc gia khác có thể lưu trú tại Việt Nam mà không cần thị thực trong 15 ngày. Travel off Path lưu ý rằng, Việt Nam hiện được coi là quốc gia dễ tiếp cận nhất trong khu vực Đông Nam Á vì không yêu cầu giấy chứng nhận tiêm chủng.
Cô gái tỉnh Lào Cai, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Đại dịch COVID-19
Mở cửa du lịch, Việt Nam cần làm gì để tăng sức cạnh tranh?
Còn CNN thì giới thiệu dự án “thành phố xanh trong lòng thành phố” do một trong những công ty kiến ​​trúc lớn nhất của Anh là Foster + Partners thiết kế cho Thành phố Hồ Chí Minh. Khu phức hợp mới bao gồm các tòa nhà cao tầng và thấp tầng, trường học, trung tâm mua sắm và các cơ sở y tế. Được bao quanh bởi hai tuyến đường thủy, khu phức hợp này sẽ bao gồm năm khối nhà được kết nối bởi công viên và đại lộ ở trung tâm, cũng như các cầu đi bộ.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала