Thị trường khí biến động mạnh, điện khí LNG khó triển khai

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhПорт при регазификационном терминале , расположенном в польском городе Свиноуйсьце
Порт при регазификационном терминале , расположенном в польском городе Свиноуйсьце - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2022
Đăng ký
Theo của Viện Kinh tế năng lượng và Phân tích tài chính (IEEFA), giá LNG đã tăng từ 8,21 USD/MMBTU (“metric million British thermal unit” hay 1 triệu BTU) vào tháng 1/2021 lên 24,71 USD/MMBTU vào tháng 1/2022.
Thời gian qua, cuộc xung đột Nga - Ukraina tiếp tục khiến giá LNG trên thế giới biến động mạnh, vượt khỏi các dự đoán được đưa ra trước đó.
Theo chuyên gia phân tích của IEEFA Purva Jain, giá LNG giao ngay được sẽ ở mức trên 50 USD/MMBTU từ nay đến tháng 9/2022 và 40 USD/MMBTU trong quý IV/2022.
Trước đó, các nhà quan sát cũng cho rằng, các hợp đồng LNG sẽ đạt bước ngoặt năm 2022 trên cơ sở chỉ số dầu mỏ có xu hướng gia tăng. Việc giá LNG đặt ra lo ngại rằng công tác triển khai các dự án LNG tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Báo cáo của Bộ Công thương ghi nhận, đã có hơn 50 địa phương đề nghị bổ sung tất cả 550.000 MW điện các loại vào Dự thảo Quy hoạch điện VIII, trong số đó có 140 MW điện từ khí LNG nhập khẩu.
Trong báo cáo ngày 21/2/2022 về Đề án Quy hoạch Điện VIII (giai đoạn 2022-2030) gửi Chính phủ, Bộ Công thương cho biết, qua rà soát, đến năm 2030 có tổng cộng 38.830 MW điện khí LNG, bao gồm 23.900 MW điện khí LNG được đầu tư mới và 14.930 MW được chuyển đổi sang LNG do nguồn khí nội không cung cấp kịp tiến độ.
Đến năm 2045, có tổng cộng 56.830 MW điện khí LNG, bao gồm 41.900 MW nguồn điện mới dùng khí LNG và 14.930 MW điện khí LNG được chuyển đổi từ các dự án khí trong nước.
Tuy số nhà máy và công suất đã giảm mạnh, nhưng việc giá LNG thế giới tăng cao và diễn biến khó lường khiến việc triển khai dự án gặp trở ngại. Nguyên nhân là bởi đầu vào của các dự án điện khí LNG phụ thuộc hoàn toàn vào khí LNG nhập khẩu.
Dự án Kho chứa 1 triệu tấn LNG tại Thị Vải tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
PV GAS sắp nhập khẩu và kinh doanh khí hoá lỏng LNG tại Việt Nam

Khó bán điện do giá cao

Theo giới chuyên gia, nếu nhà máy điện khí LNG muốn bán điện ở mức 8 - 9 UScent/kWh, thì giá LNG đầu vào phải vào khoảng 12 USD/MMBTU.

“Năm 2019-2020, khi lập báo cáo về dự án điện khí LNG nhập khẩu, chúng tôi tính toán giá khí đầu vào khoảng 10 USD/MMBTU”, - đại diện một doanh nghiệp làm trong mảng điện khí LNG cho biết.

Thời điểm giá dầu xuống thấp kỷ lục năm ngoái, giá khí LNG cũng hạ xuống theo, khiến các nhà đầu tư khấp khởi vui mừng vì khả năng thắng lớn. Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Bình, nguồn khí cấp cho dự án phải đảm bảo 20-25 năm và phải tính hết các biến động, chứ không thể chỉ nhìn vào giá dầu thế giới xuống mức 30-35 USD/thùng mà tự tin cho cả dự án.
Ông Bình cho rằng, mọi dự báo đều rất khó chính xác, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, xung đột. Do đó, các doanh nghiệp làm điện khí LNG và mua điện phải cân nhắc, suy xét kỹ lưỡng để đàm phán và tính toán.
Tất nhiên, nếu mức giá LNG chạm ngưỡng 40-50 USD/MMBTU, thì giá bán điện không thể dưới 20 UScent/kWh. Đây lại là mức khó có thể bán được.
Tại các dự án như Bạc Liêu hay Nhơn Trạch 3-4, vấn đề nan giải nhất là sản lượng điện bán ra hàng năm để tính dòng tiền thu về, từ đó mới thuyết phục được các bên cho vay vốn.
Các nhà máy điện khí LNG hiện được chấp thuận chủ trương đầu tư dưới hình thức nhà máy điện độc lập (IPP). Theo đó, các nhà máy đều phải tham gia thị trường điện. Vì thế, không có quy định bên mua điện phải bao tiêu sản lượng điện, trừ các nhà máy có ràng buộc về bao tiêu nhiên liệu và có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cho phép chuyển ngang các quy định bao tiêu nhiên liệu của nhà máy trong hợp đồng cung cấp nhiêu liệu sang hợp đồng mua bán điện (PPA).
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chủ đầu tư các nhà máy điện IPP có công suất lớn hơn 30 MW đều đàm phán, ký kết PPA với EVN về tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng hoặc sản lượng hợp đồng, cũng như tham gia thị trường điện theo quy định hiện hành.
Các nhà máy IPP này đều không có điều kiện bao tiêu, ngoại trừ các nhà máy điện tua-bin khí dùng khí mỏ Nam Côn Sơn và khí PM3 theo các thỏa thuận trước đó.
Khi bổ sung nhiều dự án điện khí LNG mới vào quy hoạch điện, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng không yêu cầu cam kết, bảo lãnh bất cứ nghĩa vụ gì của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, việc ký PPA là thỏa thuận thương mại giữa 2 doanh nghiệp liên quan.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG 4,5GW ở Việt Nam

Hợp đồng EPC dự án điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam

Ngày 14/3, Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) và Liên danh nhà thầu Samsung C&T Corporation, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã đồng tổ chức lễ ký kết hợp đồng EPC dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, cũng như các thỏa thuận liên quan khác.
Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 là dự án quan trọng quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII. Dự án này đã được Chính phủ giao cho PV Power làm chủ đầu tư. Hai nhà máy đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với quy mô công suất 1.500MW, có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.
Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên ở Việt Nam. Dự án này sẽ góp phần thực hiện “Cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050” mà Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Mạnh Hùng đánh giá cao việc PV Power đã tổ chức đánh giá, lựa chọn nhà thầu EPC theo đúng các quy định của pháp luật, cũng như sự cố gắng của tổ đàm phán hai bên để đạt được kết quả chung.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, Petrovietnam đã tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để PV Power triển khai dự án.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, đây là một dự án lớn và quan trọng để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước. Do đó, PV Power cần tập trung triển khai các phần việc khác nhằm đảm bảo dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ, cũng như đảm bảo chất lượng, kịp thời đồng bộ với các dự án khác nằm trong chuỗi dự án LNG đang triển khai của Tập đoàn và các đơn vị khác.
Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Cam kết COP26: Việt Nam nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала