Phim 18+ Việt Nam quản lý như thế nào?

© Ảnh : Doãn Tấn – TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Đăng ký
Phim đen 18+, 16+, phim C (bị cấm), phim chiếu mạng internet có chứa đường lưỡi bò, Việt Nam dự định sẽ kiểm soát, tiền kiểm - hậu kiểm, quản lý như thế nào?
Các đại biểu lo ngại, phim có yếu tố quốc phòng, an ninh rất khó xác định trước khi phổ biến trên mạng, điển hình như đường lưỡi bò/đường chín đoạn. Ngoài ra, khi phim đã lan truyền trên internet 24h, rất khó để gỡ hết xuống những nội dung vi phạm.

Dự thảo Luật Điện ảnh

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam họp bàn về một chủ đề rất thú vị - Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), với nhiều vấn đề vô cùng nóng bỏng, thời sự, cần thiết.
Tại phiên họp, báo cáo giải trình, tiếp thu, chính lý trong dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, việc sửa đổi Luật Điện ảnh nhằm tạo hành lang pháp lý và chính sách đột phá, có tầm nhìn dài hạn để phát triển điện ảnh Việt Nam với tư cách vừa là một ngành văn hóa, nghệ thuật, vừa là một ngành kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Bộ phim Uncharted - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Báo Trung Quốc khó chịu khi Việt Nam cấm phim Uncharted vì đường lưỡi bò
Ông Vinh nêu rõ, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), bao gồm các chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, còn có phổ biến phim trên hệ thống truyền hình, phổ biến phim trên không gian mạng, phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn
Dự thảo còn bao gồm các chính sách cấp Giấy phép phân loại phim, phân loại phim, Liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam, phim tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam và nước ngoài, quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
Theo Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh, đối với chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, đã được xây dựng và chỉnh lý trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành và yêu cầu thực tế, nhằm khắc phục khó khăn, sự tụt hậu của ngành điện ảnh Việt Nam so với các nước trong khu vực. Do đó, bên cạnh việc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, rất cần có các chính sách khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội để phát triển công nghiệp điện ảnh.
Liên quan đến vấn đề sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước, theo quy định của dự thảo Luật, các hình thức sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Ông Vinh cũng nhấn mạnh, việc giao Chính phủ quy định tiêu chí cụ thể về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu là phù hợp với tính chất, nội dung từng đề tài sản xuất phim, đồng thời bảo đảm phù hợp với pháp luật về đấu thấu.

Tiền kiểm và hậu kiểm

Báo cáo với Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, đại đa số các đại biểu đồng ý phương án “hậu kiểm” với việc phổ biến phim trên không gian mạng.
“Tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, dự thảo Luật đã quy định thống nhất về thực hiện “hậu kiểm” đối với phim phổ biến trên không gian mạng”, ông Vinh cho biết.
Theo ông Vinh, phương án hậu kiểm đối với phim phổ biến trên Internet đã được Chính phủ cân nhắc, đánh giá tác động, phù hợp với thực tiễn. Phương án này khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021) đã được đa số đại biểu đồng tình.
“Tuy nhiên, phim có yếu tố quốc phòng, an ninh rất khó xác định trước khi phổ biến trên mạng”, vị lãnh đạo thừa nhận.
Để bảo đảm công tác quản lý nhà nước, dự thảo Luật bổ sung quy định cụ thể hơn trách nhiệm, biện pháp tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng internet.
Theo đó, tổ chức, cá nhân chỉ được phổ biến phim có giấy phép phân loại hoặc được biên tập, cấp quyết định phát sóng; cho hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo; dừng chiếu phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khách đeo khẩu trang ở rạp chiếu phim Bắc Kinh, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Các rạp chiếu phim tại Hà Nội chuẩn bị ‘bùng nổ’ ngày tái xuất
Ngoài ra, dự luật cũng quy định cá nhân, tổ chức chiếu phim trên không gian mạng phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cha, mẹ, hoặc người giám hộ tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phù hợp với độ tuổi.
Ngoài ra, cần cung cấp công cụ để người sử dụng phản ánh về nội dung phim vi phạm với cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức có liên quan. Đồng thời, tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên mạng phải thông báo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để kiểm soát.
Phát biểu tại phiên họp, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, xu hướng thế giới là hậu kiểm nhưng có những nội dung phải cân nhắc.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo
“Chẳng hạn như phim có nội dung chính trị phức tạp, nhạy cảm, như đưa đường lưỡi bò vào thì việc khắc phục hậu quả sẽ phức tạp”, ông Vũ Hồng Thanh nêu rõ và nhấn mạnh thêm rằng, “chỗ này hết sức cân nhắc vì tác động lan tỏa rất nhanh”.
Vậy nên ông Thanh đề nghị có tiêu chí cụ thể trường hợp nào hậu kiểm và trường hợp nào phải phê duyệt, cấp phép.
Thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi); Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với thế giới, nhất là trên không gian mạng đã khác so với trước đây, cho nên Luật cũng phải đáp ứng với những đổi mới của thế giới.
Ông Huệ đồng tình rằng, với xu thế hiện nay, “tiền kiểm” với phim phổ biến trên không gian mạng là bất khả thi, cần phải chuyển sang “hậu kiểm”.
Tuy nhiên, nếu như nhà sản xuất, phát hành có nội dung băn khoăn, muốn cơ quan quản lý Nhà nước có ý kiến trước khi phát hành thì cơ quan quản lý cần phải mở ra để làm việc này.

Sau 24 giờ phim đã lan truyền toàn xã hội còn gỡ cái gì?

Cụ thể, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dù hậu kiểm đi nữa thì vẫn phải có cơ chế để phát hiện, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm.
Thế nhưng, quy định trong dự thảo luật sau khi đã tiếp thu, chỉnh lý theo ông Huệ là “lằng nhằng”, rất khó để làm.
“Phải thông báo đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì thông báo thế nào, một cú phone gọi chuyên viên có được không? Có phải chờ Bộ Văn hóa trả lời không? Thời gian trả lời là bao lâu?, Chủ tịch Quốc hội nói thẳng.
Do đó, theo ông Vương Đình Huệ, phải quy định hình thức, thời gian thông báo cụ thể và nên xem kinh nghiệm quốc tế.
© Ảnh : Doãn Tấn – TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, dù dự thảo đã đưa ra mênh mông bể sở các rào cản, van, chốt, khóa nhưng “chưa chắc đã chặt chẽ”.
“Yêu cầu gỡ phim trong 24 giờ thì sau 24 giờ phim đã lan truyền toàn xã hội còn gỡ cái gì?”, ông Huệ nói luôn.
Do đó, ông Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra rà soát lại cũng như họp tư vấn với các Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an quản lý lĩnh vực không gian mạng để có quy định chặt chẽ, khả thi.

Phân loại kiểm soát phim 18+, phim tình cảm, phim kinh dị

Đối với vấn đề phân loại phim, dự thảo luật đưa ra các quy định tương đối ổn nhưng trong thực tế có nhiều thuật ngữ, đó là phim video, phim ngắn, phim hoạt hình, phim hành động, phim lâm lý xã hội, phim tình cảm, phim kinh dị...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần xem thế giới định nghĩa về phim như thế nào để Việt Nam có định hướng.
Сô gái - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2018
Phim '18+' có thật là có tác dụng xấu?
Theo đó, chính sách của Nhà nước về các loại phim này cũng phải khác nhau, ví dụ phim hoạt hình cho trẻ em có cần phải ưu tiên không, phim kinh dị hay phim bạo lực như thế nào. Nhiều ý kiến cho rằng luật quá chung chung.
“Có lẽ cũng cần rà soát lại cho bớt lại tình trạng luật khung, luật ống, nói thì rất hay nhưng làm không được”, ông Huệ nói.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, Điều 32 về phân loại phim có nêu: Phim được phân loại theo nội dung để phổ biến phù hợp với độ tuổi như sau: Loại P là Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; Loại T18 là Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; Loại T16 là Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; Loại T13 là Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; Loại K là Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; Loại C là Phim không được phép phổ biến. Tiêu chí phân loại phim do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
Ông cho rằng, việc phân loại này cũng “lằng nhằng” và cần phải học theo quốc tế.
“Ghi tên phim cần đơn giản, thế giới và ngay cả trên mạng internet họ ký hiệu là Phim 18+, 16+, 13+ (nghĩa là phim cho người trên 18 tuổi, trên 16 tuổi, trên 13 tuổi) trong khi trong Luật của mình lại viết là T18, T16, T13 là như thế nào?”, ông Huệ nêu câu hỏi.
Do đó, lãnh đạo Quốc hội cho rằng, trong Luật cần diễn đạt câu từ sao cho dễ hiểu.
Tiếp tục nêu ra những điều cần quy định cho rõ trong Luật, Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng: Khoản 1, Điều 21: “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân phổ biến phim Việt Nam trên không gian mạng”.
Theo ông Huệ, trong khi tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo Điều 18 luật này và các quy định a,b,c,d,đ,e,g,h,i; sau đó đến khoản 6 lại nói: “Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 2, khoản 4 Điều này”.
“Như vậy luật cứ tạo cho chính luật rào cản. Van chốt khóa như này, tôi nói rất khó”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

“Phim có 30 phút nhưng quảng cáo quá nhiều”

Một vấn đề khác được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề cập đó là quy định thời lượng quảng cáo khi chiếu phim.
“Phim chỉ 30 phút nhưng quảng cáo quá nhiều”, ông Thanh chỉ rõ.
Cột cờ Việt Nam, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Phẫn nộ trailer phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam
Theo đó, Điều 26 dự luật quy định việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, như vậy chưa đủ. Dự luật Điện ảnh sửa đổi cần quy định rõ ràng hơn.
“Chúng ta không để tình trạng quảng cáo quá nhiều, quá dày khi chiếu phim”, ông Thanh lưu ý.
Kết luận Phiên họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, Luật đã tiếp thu nghiêm túc nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, đạt được sự đồng thuận cao.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Tuy nhiên, để tránh tình trạng Luật nêu chung chung, Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề.
Thứ nhất về chính sách phát triển điện ảnh, khung điện ảnh phải cần rà soát lại. Thứ hai, quy định về điện ảnh với nước ngoài cần thực hiện theo điều ước quốc tế. Thứ ba, về quy định Quỹ phát triển điện ảnh tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thêm. Thứ tư, việc phổ biến phim trên không gian mạng, việc hậu kiểm là cơ sở tốt trong vấn đề kiểm soát, kiểm duyệt phim. Thứ năm, về quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, nhiều ý kiến cho rằng còn nhiều ý kiến khác nhau chưa đồng tình…
“Cho nên Ban soạn thảo luật và cơ quan thẩm tra cần xem lại”, ông Mẫn kết luận.
Theo chương trình, dự luật này sẽ được Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала