Đánh giá khả năng "bẻ lái" của hàng hải Việt Nam vì xung đột Nga – Ukraina

© AFP 2023 / Nhac NguyenCảng Hải Phòng.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2022
Đăng ký
Xung đột Nga - Ukraina tác động như thế nào tới ngành hàng hải Việt Nam? Liệu các tàu hàng vận tải Việt Nam có “bẻ lái” vì tình hình giữa Moskva và Kiev cũng như lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào Nga?
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, dưới ảnh hưởng cuộc xung đột Nga-Ukraina, nhiều hãng tàu lớn đã đóng tuyến vận tải đến và đi từ Liên bang Nga, nhưng nhu cầu về xuất - nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Nga vẫn tồn tại. Đây có thể sẽ là cơ hội để các chủ tàu Việt Nam mở rộng thị phần vận tải trong tương lai.

Giá nhiên liệu tăng cao tác động thế nào?

Kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraina xảy ra vào giữa tháng 2/2022, giá nhiên liệu trên toàn thế giới tăng cao, đến 50% so với cùng kỳ năm 2021. Mức giá nhiên liệu đã đạt mốc cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Trong ngành vận tải biển, giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp, khoảng 35-45% trong cơ cấu giá thành. Vì vậy, khi giá nhiên liệu tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp vận tải sẽ bị ảnh hưởng.
Báo cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2022, giá nhiên liệu có hàm lượng sulfur thấp (VLSFO) và nhiên liệu có hàm lượng sulfur cao (IFO380) đã tăng tới 43-50% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này có nguyên nhân là do việc cắt giảm sản lượng dầu thô từ các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Cụ thể, chỉ trong vòng hơn 10 ngày kể từ 23/2/2022, giá nhiên liệu có hàm lượng sulfur thấp (VLSFO) trung bình trên thế giới đã tăng từ 133 USD lên 888,5 USD/tấn. Trong khi đó, giá nhiên liệu có hàm lượng sulfur cao (IFO380) cũng tăng từ 74 USD lên 653 USD/tấn.
Điều này sẽ làm tăng chi phí và tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải trong nước. Điều này càng trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh các doanh nghiệp này đang nỗ lực phục hồi sau dịch bệnh.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đảm nhận 100% tuyến vải biển nội địa. Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, giá cước tuyến nội địa hiện vẫn được duy trì ở mức thấp và ổn định, chưa có nhiều thay đổi lớn.
Ngược lại, cước vận tải quốc tế đã bắt đầu tăng giá từ cuối năm 2020 cho đến nay. Đến cuối tháng 3/2022, khi giá nhiên liệu tăng cao, phần lớn các hãng tàu vẫn chưa điều chỉnh tăng giá cước vận tải theo giá nhiên liệu. Chỉ có một số hãng tàu như Yangming, SITC có điều chỉnh tăng phụ thu giá nhiên liệu từ tháng 3/2022.
Cục Hàng hải Việt Nam cho biết hiện vẫn chưa nhận được phản ánh của doanh nghiệp về việc thay đổi giá cước. Giá cước vận tải các loại hàng hoá khác vẫn tính theo hợp đồng thoả thuận giữa chủ tàu và khách hàng theo quy định.
Trong thời gian tới, nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng hoặc không giảm, nhiều khả năng giá cước vận tải biển sẽ bị ảnh hưởng theo giá nhiên liệu.
Hình giàn khoan dầu trên nền cờ của Hoa Kỳ và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Các nhà kinh tế nêu hậu quả châu Âu từ chối nhiên liệu của Nga

Cơ hội cho các hãng tàu Việt Nam

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, kể từ khi xung đột Nga-Ukraina xảy ra, tất cả các cảng biển tại Ukraina đều đóng cửa, các hãng tàu cũng ngưng tiếp nhận hàng hoá đến và đi khỏi nước này.
Với tuyến đường thủy Việt Nam - Liên bang Nga, một số hãng tàu lớn trên thế giới, đặc biệt là các hãng tàu của Châu Âu, đã đóng các tuyến vận tải và ngừng tiếp nhận hàng hoá đến và rời Nga. Trong số đó, có thể kể đến các hãng như Maersk, CMA-CGM, Hapag Lloyd, MSC…
Một số hãng tàu khác đến từ Châu Á vẫn duy trì tuyến vận tải này. Tuy nhiên, khách hàng phải chấp nhận chịu mọi rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp bất khả kháng.
Ngoài ra, việc thanh toán quốc tế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu với Liên bang Nga cũng gặp trở ngại. Vì vậy, nhiều chủ hàng Việt Nam đã thay đổi kế hoạch kinh doanh, giảm sản lượng hàng hoá xuất và nhập từ Nga.
Theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, trong bối cảnh rất nhiều hãng tàu lớn đã đóng tuyến vận tải đến và đi từ Liên bang Nga, nhu cầu về xuất - nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Nga vẫn tồn tại. Đây có thể sẽ là cơ hội để các chủ tàu Việt Nam mở rộng thị phần vận tải trong tương lai.
than - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2022
Việt Nam: “Vàng đen” tăng giá, điện thì sao?

Hàng hóa nhập khẩu qua cảng biển có chiều hướng tăng

Theo thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2022, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam vào khoảng gần 180 triệu tấn. Trong đó, hàng container đạt khoảng hơn 6,2 triệu TEUs, tăng 6% so với cùng kỳ.
Chỉ trong tháng 3/2022, lượng hàng hóa qua cảng biển ước đạt hơn 67,3 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng hàng container ước đạt hơn 2,3 triệu TEUs, tăng 6%. Đáng chú ý, hàng container nhập khẩu có đà tăng mạnh lên đến 826.000 TEUs, tương đương tăng 12%. Ở chiều ngược lại, hàng xuất khẩu đạt 757.000 TEUs, tăng 7%.
Chia sẻ về tình hình hàng hóa tại các cảng biển trên cả nước, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Hoàng Hồng Giang cho hay, một số khu vực có khối lượng hàng hóa thông qua cao.
Trong đó, có thể kể đến khu vực Quảng Ninh (tăng 48%, từ 14,6 triệu tấn lên 21,7 triệu tấn), khu vực Quảng Trị (tăng 38%, từ 175 nghìn tấn lên 241 nghìn tấn), khu vực Nghệ An (tăng 14%, từ 1,67 triệu tấn lên 1,9 triệu tấn).
Dù vậy, vẫn có nhiều khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua giảm như: Khu vực Bình Thuận (giảm 38%), khu vực Cần Thơ (giảm 24%), khu vực Đồng Tháp (giảm 28%).
Các khu vực cảng biển lớn như TP.HCM và Vũng Tàu cũng chứng kiến mức giảm nhẹ lần lượt là 5% (giảm 1,2 triệu tấn) và 2% (giảm 396 nghìn tấn).
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Chuyên gia nói về nguy cơ lạm phát của Việt Nam từ xung đột Nga - Ukraina
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала