Việt Nam đang ‘đi ngược chiều gió’ của thế giới?

© Depositphotos.com / Tampatra@hotmail.comĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Đăng ký
Chuyên gia đánh giá khả năng lạm phát Việt Nam có là “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát toàn cầu hiện nay, đặc biệt là khi so sánh nhiều điểm tương đồng trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô ổn định với Trung Quốc.
Dự báo về tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2022, các chuyên gia cũng cho rằng, trong trường hợp giá dầu thế giới tăng cao, vượt mức 120 USD/thùng thì áp lực đối với lạm phát sẽ gia tăng và mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4% trở thành thách thức.

Thế giới quay cuồng trong cơn lạm phát toàn cầu

Trong bối cảnh hiện tại, xu hướng lạm phát trên toàn thế giới đang hiện hữu khi giá cả hàng hóa tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp lên giá cả tiêu dùng. Là một nước có nền kinh tế với độ mở cao, tình hình lạm phát của Việt Nam khó có thể thoát khỏi dòng chảy chung của toàn cầu.
Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn ý kiến của hai chuyên gia Lương Minh Hiển và Hoàng Nữ Ngọc Thủy, Hiệp hội Nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA), đánh giá về tình hình lạm phát chung theo xu hướng toàn cầu hiện nay cũng như các chỉ số quan trọng liên quan đến lạm phát của nền kinh tế Việt Nam.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2022
Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD năm 2040, VND mạnh lên
Kể từ khi đại dịch bùng phát năm 2020, tình trạng lạm phát đã liên tục diễn ra trên toàn cầu. Lạm phát diễn ra ở mức cao tại nhiều khu vực, gồm cả ở các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU hay các nền kinh tế mới nổi (EM).
Trong năm 2021, lạm phát toàn cầu vào khoảng 3,8%. Đây là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 tăng 4,7%, cao nhất trong gần 40 năm, trong khi lạm phát tăng đến 7% yoy vào cuối năm 2021 và tiếp tục tăng lên 7,9% đến tháng 2/2022.
Đánh giá về xu hướng lạm phát tăng cao trên thế giới, hai chuyên gia nêu 3 yếu tố chính dẫn đến cuộc bùng nổ lạm phát trong thời gian qua.
Thứ nhất, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, nguồn cung thiếu hụt do hoạt động vận chuyển, đi lại gặp khó khăn vì các đợt phong tỏa phòng dịch Covid-19. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt lao động và thiếu vốn đã khiến cho năng lực sản xuất tại nhiều lĩnh vực bị hạn chế.
Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ cuộc xung đột Nga-Ukraina. Căng thẳng nảy sinh giữa hai nước đã làm trầm trọng thêm những nguy cơ về nguồn cung và làm tăng áp lực lạm phát khi mà các nền kinh tế còn đang chật vật phục hồi sau đại dịch.
Cuộc xung đột cũng đã làm gián đoạn hoạt động vận tải đường biển và đường không, đồng thời ảnh hưởng xấu đến nguồn cung hàng hóa trên toàn cầu trong bối cảnh Nga là quốc gia hàng đầu thế giới trong xuất khẩu nhiều loại hàng hóa quan trọng như năng lượng, ngũ cốc và kim loại.
Thứ ba, nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục tích cực khi độ bao phủ vaccine Covid-19 tăng lên. Cùng với đó, các chính sách tiền tệ và tài khóa cũng được nới lỏng ở mức độ chưa từng có trong lịch sử. Trong năm 2021, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ước tính vào khoảng 5,9%. Đây là con số đang nể so với mức âm 3,1% trong năm trước đó.
Vận hành hệ thống cung cấp xăng dầu tại kho trung chuyển - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Xăng tăng lên 40.000đ/lít, kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?
Các chuyên gia khẳng định, nguy cơ lạm phát toàn cầu vẫn còn rất lớn. Tình hình căng thẳng Nga – Ukraina vẫn chưa ngã ngũ và có thể còn gây ra nhiều rủi ro đối với nguồn cung. Kể từ đầu năm 2022, giá dầu thế giới đã tăng khoảng 40% lên mức 110-130 USD/thùng. Một số tổ chức đã đưa ra dự báo giá dầu Brent sẽ vượt lên trên mức 100 USD/thùng trung bình năm nay.
Trường hợp xấu hơn nữa, nếu xung đột tiếp tục leo thang đến mức nguồn cung năng lượng từ Nga bị cắt đứt hoàn toàn, giá dầu có thể tăng đến 150 USD/thùng hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, nguồn cung nông sản và phân bón bị thắt chặt có thể dẫn đến tăng giá thực phẩm thế giới. So với cuối năm ngoái, giá lúa mỳ đã tăng gần 40%, trong khi giá ngô và đậu tương đã tăng khoảng 25%.
Thực tế như đã thấy, việc giá hàng hóa tăng mạnh gây tác động trực tiếp lên giá cả tiêu dùng, cũng như gián tiếp gây ra áp lực lạm phát do khiến chi phí sản xuất ngày càng gia tăng.
“Trong khi giá năng lượng được xem là yếu tố lạm phát có tính “nhất thời”, lạm phát đã có dấu hiệu tăng mạnh hơn ở các cấu phần cơ bản như nhà ở, dịch vụ, một dấu hiệu cho thấy tình trạng lạm phát cao sẽ dai dẳng hơn”, nhóm chuyên gia Việt Nam lưu ý.
Đây cũng là cơ sở để giới nghiên cứu nhận định lạm phát được dự báo tiếp tục neo cao lại Mỹ, châu Âu và phần lớn các nền kinh tế mới nổi trong năm 2022.
Trước đó, JP Morgan mới nhất dự báo lạm phát toàn cầu năm 2022 tiếp tục ở mức cao 5,4%, riêng tại Mỹ lạm phát được dự báo đạt mức kỷ lục 6,3%.

Đánh giá về lạm phát Việt Nam so với thế giới: Làn gió ngược

Như Sputnik đã đề cập, với mức lạm phát năm 2021 là 1,84%. Theo chuyên gia của Hiệp hội Nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA), đây là mức thấp nhất kể từ năm 2015.
“Việt Nam cũng đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát của thế giới tính đến thời điểm hiện tại”, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Theo 2 chuyên gia Hoàng Nữ Ngọc Thuỷ và Lương Minh Hiển, so với Trung Quốc, Việt Nam cũng có những đặc điểm tương đồng như giá thực phẩm tại Trung Quốc có xu hướng giảm, trái ngược với xu hướng toàn cầu, sức tiêu dùng (áp lực cầu kéo lạm phát ở mức thấp), chính sách tiền tệ thận trọng và khả năng kiểm soát giá cả của Nhà nước.
Dự báo tình hình lạm phát của Việt Nam có xu hướng ổn định nhờ các yếu tố tương tự. Theo đó, giá thực phẩm giảm 0,5% do nguồn cung trong nước dồi dào, đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu khoảng 30%.
Công ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thực hiện linh hoạt giải pháp vừa sản xuất, vừa chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
WB lo rủi ro từ quan hệ Nga – Ukraina, chuyên gia nói kinh tế Việt Nam “đủ nguồn lực mạnh”
Thứ hai, tổng cầu nội địa yếu do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội kéo dài. Thứ ba, tác động hỗ trợ từ giá dịch vụ Nhà nước quản lý, bao gồm giá điện (giảm 0,9%), giá dịch vụ y tế (giữ nguyên chưa tăng giá theo lộ trình), giá dịch vụ giáo dục (tăng thấp 1,9% do chính sách miễn giảm học phí năm học 2021/22 khiến giá giảm mạnh từ tháng 9). Thứ tư, điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, tăng trưởng cung tiền ổn định ở mức 10-12%, đồng thời tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm khoảng 1% so với năm trước, từ 23.200 xuống 22.900.
“Đối với năm 2022, chúng tôi đánh giá mặt bằng lạm phát tiếp tục được hỗ trợ ở ba yếu tố là giá thực phẩm, yếu tố quản lý giá cả của Nhà nước, và chính sách tiền tệ”, theo các chuyên gia của VIRA.
Theo các chuyên gia phân tích, yếu tố thứ nhất là giá lương thực, thực phẩm trong nước mặc dù chịu áp lực từ giá nông sản và phân bón trên thế giới tăng cao, tuy nhiên dự kiến vẫn có thể ổn định hơn nhiều so với giá thực phẩm thế giới.
Thực tế, giá nông sản thường có những diễn biến trái chiều giữa các từng loại hàng hóa khác nhau, hoặc giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong khi giá nông sản, thực phẩm trên thế giới có xu hướng tăng mạnh, giá như thịt lợn, gạo, rau củ trong nước lại đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây.
Theo quan điểm của nhóm chuyên gia VIRA, sự phân hóa này nhiều khả năng vẫn tiếp diễn trong thời gian tới.
“Chẳng hạn, mặt hàng lúa gạo không chịu ảnh hưởng trực tiếp về nguồn cung do sự kiện Nga – Ukraina, nên áp lực tăng giá đối với mặt hàng này sẽ ít hơn so với lúa mì”, nghiên cứu của VIRA khẳng định.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu nông sản của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chính sách kiểm soát dịch Covid-19 chặt chẽ, điều này cũng sẽ khiến cho nguồn cung trong nước dư thừa hơn và giúp ổn định giá cả nhóm hàng này.
Yếu tố tiếp theo là tác động hỗ trợ giá cả của Nhà nước. Cụ thể, giá điện và dịch vụ y tế nhiều khả năng cũng được giữ ổn định ít nhất đến hết năm 2022, trong khi giá dịch vụ giáo dục tiếp tục được hỗ trợ từ chính sách miễn giảm học phí năm học 2021/22. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách hỗ trợ về giá cả như (i) giảm thuế suất nhập khẩu của một số mặt hàng như thép, ngô, lúa mỳ; (ii) giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% kể từ tháng 2/2022; (iii) giảm đến 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu (ước tính khiến lạm phát giảm 0,3-0,4 điểm phần trăm).
Dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Dầu khí, kinh tế Việt Nam trong căng thẳng Nga - Ukraina
Kế tiếp, các chính sách tiền tệ của Việt Nam được kỳ vọng sẽ giúp giữ ổn định để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều khó khăn trước mắt, chưa hòa mình vào làn sóng thắt chặt đang diễn ra rầm rộ trên thế giới.
“Mặc dù vậy, nếu so với giai đoạn 2020-2021 thì chính sách tiền tệ nhiều khả năng sẽ có phần thận trọng hơn, một mặt cần để mắt đến áp lực lạm phát và mặt khác điều kiện khách quan để nới lỏng cũng kém thuận lợi hơn khi nguồn cung ngoại tệ không còn duy trì được trạng thái dồi dào như các năm trước”, chuyên gia lưu ý.

Dự báo về diễn biến tình hình lạm phát của Việt Nam

Bên cạnh đó, tăng trưởng cung tiền M2 sau khi tăng mạnh lên trên 14% trong năm 2020 đã có xu hướng chậm lại đáng kể trong năm 2021 khi giảm xuống còn khoảng 10,6% và dự kiến cũng chỉ duy trì quanh khoảng 11-12% trong năm 2022.
Đồng thời, chính sách điều hành tỷ giá cũng được định hình rõ nét theo hướng ổn định giá trị đồng tiền, qua đó giúp tỷ giá USD/VND giảm bớt được những cú sốc đáng ngại từ môi trường quốc tế, theo xu hướng đi ngang là chủ đạo trong năm nay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một yếu tố sẽ tạo ra sự thay đổi về xu hướng lạm phát trong thời gian tới là sự phục hồi của tiêu dùng trong nước. Sau khi hoàn tất cơ bản việc tiêm chủng trong nước tính đến nay, Việt Nam đã thay đổi chiến lược ứng phó với dịch Covid-19 từ việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt sang chiến lược thích ứng an toàn, chấp nhận các ca nhiễm trong cộng đồng như phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Năm 2021, xuất, nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Fitch Solutions: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 'vượt xu hướng' trong năm 2022
Bước đầu cho thấy trong quý 1/2022, Việt Nam đang kiểm soát tốt số ca bệnh nặng và tử vong, hoạt động tiêu dùng có xu hướng phục hồi tích cực và các hoạt động dịch vụ, du lịch đang dần được mở cửa trở lại. Qua đó, áp lực lạm phát đến từ phía cầu dự kiến sẽ trở nên rõ nét hơn trong năm 2022.
Đồng thời, lạm phát trong nước sẽ không tránh khỏi xu thế chung của toàn cầu là áp lực chi phí đẩy gia tăng, do căng thẳng chuỗi cung ứng kéo dài và giá hàng hóa quốc tế tăng cao.
Giá dầu thế giới tác động trực tiếp đến lạm phát trong nước thông qua các mặt hàng như xăng dầu, dầu hỏa, khí gas, chiếm tổng tỷ trọng gần 6% trong chỉ số giá tiêu dùng. Theo đó, khi giá dầu tăng 10% & giả định giá trong nước tăng tương ứng thì tác động làm CPI tăng 0,6%. Bên cạnh đó, tác động gián tiếp là chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh gia tăng, dẫn tới áp lực đối với giá các mặt hàng khác.
Thông qua việc phân tích và kết hợp sử dụng mô hình định lượng, hai chuyên gia Ngọc Thủy và Minh Hiển ước tính nếu như giá dầu thế giới tăng 10% thì tác động gián tiếp sẽ khiến lạm phát bình quân 12 tháng kế tiếp tăng thêm 0,14%.
Như vậy, có thể thấy diễn biến lạm phát Việt Nam trong năm 2022 vẫn đang có những yếu tố hỗ trợ nhất định khi so sánh với tương quan lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh áp lực nhập khẩu lạm phát quốc tế đang là rất lớn và áp lực cầu kéo trong nước cũng bắt đầu có sự phục hồi, nhiều khả năng lạm phát sẽ không còn có thể duy trì mặt bằng thấp như trong thời gian vừa qua.
Nhóm nghiên cứu dự báo, nếu như giá dầu thế giới neo ở mức bình quân 100 USD/thùng trong năm 2022, lạm phát có xu hướng tăng dần về cuối năm và bình quân cả năm dự kiến sẽ tăng quanh khoảng 3,5% so với năm 2021, tiếp tục nằm trong mục tiêu được Quốc hội và Chính phủ đề ra.
“Tuy nhiên, trong trường hợp giá dầu thế giới tăng cao hơn kỳ vọng, bình quân vượt mức 120 USD/thùng thì áp lực đối với lạm phát sẽ gia tăng và mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4% sẽ đối mặt với thách thức đáng kể”, chuyên gia của VIRA cho biết.

Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ

Bên cạnh đó, theo giới chuyên gia cũng đánh giá, Việt Nam và Mỹ đã ký kết thỏa thuận tiền tệ vào tháng 7 năm 2021, theo đó Việt Nam được cho là sẽ không để đồng nội tệ bị mất giá mạnh so với đô la Mỹ, khi mà trước đây phía Mỹ cho rằng tiền đồng đang bị định giá thấp hơn giá trị thực.
Do đó, cho dù USD đã tăng mạnh trên thị trường quốc tế thời gian qua, nhưng với lạm phát của Mỹ đang cao hơn nhiều so với Việt Nam, việc giữ tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng ở mức phù hợp là điều cần thiết hiện nay.
TS. Phạm Công Hiệp, Giảng viên cấp cao, Giám đốc chương trình Cử nhân Kinh doanh, Đại học RMIT đánh giá, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể hạn chế cung tiền cũng như giảm quy mô các gói kích cầu hiện tại để hạn chế phần nào lạm phát trong giai đoạn này.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Biến động nhân sự ở Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ của Việt Nam có thay đổi?
Ngoài ra, các nhà làm chính sách cũng cần phải gia tăng kiểm tra vốn đầu tư công, tránh lãng phí, giám sát các doanh nghiệp nhà nước chặt chẽ, nhất là các đơn vị trong ngành năng lượng, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ tích trữ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và an sinh xã hội.
“Nhà nước cũng cần thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, kiểm soát linh hoạt yếu tố gây biến động giá xăng dầu để giảm thiểu tác động xấu đối với tăng trưởng và lạm phát”, chuyên gia bày tỏ.
© Ảnh : Bùi Như Trường Giang - TTXVNLong An: Chưa xuất hiện tình trạng đổ xô đi mua xăng dầu tích trữ
Long An: Chưa xuất hiện tình trạng đổ xô đi mua xăng dầu tích trữ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Long An: Chưa xuất hiện tình trạng đổ xô đi mua xăng dầu tích trữ
Đồng thời, việc xuất khẩu dầu thô cũng sẽ gia tăng đáng kể cho ngân sách Chính phủ năm nay khi giá dầu đang tăng giá mạnh. Do đó, Nhà nước có thể dùng một phần tiền này để giảm phí thuế trên giá xăng dầu hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu trong nước để hạn chế lạm phát.
Ông Hiệp cũng lưu ý, việc giảm thuế, phí với xăng dầu cũng là một nỗ lực cần thiết từ Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, cũng cần có giải pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu từ sản xuất trong nước, tăng dự trữ xăng dầu nhập khẩu để điều tiết khi cần.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала